cách.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin, kĩ năng tìm ví dụ minh hoạ.
3. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm 2 chiếc thìa nhôm, 1 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, 1 miếng đồng (hoặc sắt).
2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 phích nước nóng.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 8C1: .../25; 8C2:.../29; 8C3:.../30.
2. Kiểm tra 15 phút. (Có đề và đáp án kèm theo).3. Bài mới: 3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (1'). Tổ chức tính huống học tập
- GV giới thiệu tình huống như trong SGK.
? Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành một dạng năng lượng khác? -> Đặt vấn đề.
- Nghe GV giới thiệu. - HS nêu các dự đoán.
Hoạt động 2: (5'). Tìm hiểu khái niệm nhiệt năng.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin mục I. ? Nhiệt năng là gì?
? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?
? Tại sao nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn?
? Vậy đơn vị của nhiệt năng là gì? Vì sao?
- Chốt lại kiến thức đúng và yêu cầu HS ghi vở.
I. Nhiệt năng
- HS đọc thông tin mục I. - HS nêu khái niệm nhiệt năng.
- Nêu mói quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. Giải thích mối quan hệ đó.
- HS: Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Ghi vở:
+ Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
+ Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Hoạt động 2: (10'). Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3’ tìm cách thay đổi nhiệt năng của của một miếng đồng.
- Gọi 2-3 nhóm nêu phương án.
- GV chốt lại 2 phương án: Thực hiện công và Truyền nhiệt.
- Gọi đại diện HS nêu phương án làm tăng nhiệt năng của miếng đồng bằng cách thực hiện công.
- Cho HS tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- Gọi đại diện HS các nhóm nêu kết quả của việc làm TN.
? Tại sao em biết nhiệt năng của miếng đồng tăng? Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng?
- GV chốt lại cách làm thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công.
? Nêu phương án làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa nhôm bằng cách không thực hiện công?
? Hãy so sánh nhiệt độ 2 chiếc thìa khi đã để lâu trong phòng?
- GV: Thả 1 chiếc thìa vào nước nóng, 1 chiếc thìa giữ lại để đối chứng, dự đoán kết quả.
- GV cung cấp nước nóng cho mỗi nhóm để HS làm TN.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả TN. ? Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng?