0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Hướng dẫn về nhà: (2')

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÍ 8 (NH 2012-2013) (Trang 65 -65 )

III. Nhiệt lượng

4. Hướng dẫn về nhà: (2')

- Học thuộc phần ghi nhớ. Trả lời các câu hỏi sau:

1) Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Là những cách nào?

2) Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu nhiệt lượng? Đơn vị của nhiệt lượng? - Làm bài tập 21.1-21.6 SBT.

Ngày soạn: 22/02/2013 Ngày giảng: 06/03/2013

Tiết 25: ÔN TẬP. I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống lại các kiến thức về công suất, cơ năng, cấu tạo chất và nhiệt năng.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ hệ thống kiến thức, kĩ năng giải các dạng bài tập cơ bản.

3. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Máy chiếu.

2. Học sinh: Ôn tập, máy tính bỏ túi.

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh:

1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 8C1: .../25; 8C2:.../29; 8C3:.../30.

2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong phần ôn tập.3. Bài mới: 3. Bài mới:

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: (10'). Ôn tập lí thuyết

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân hệ thống lại các kiến thức theo các câu hỏi sau: 1. Viết công thức tính công cơ học, giải thích ý nghĩa và nêu đơn vị của các đại lượng có trong công thức?

2. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất?

3. Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng tồn tại dưới những dạng nào?

4. Các chất được cấu tạo như thế nào? 5. Hiện tượng khuếch tán là gì?

6. Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?

7. Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu và đơn vị

I. Lý thuyết

* HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi và tham gia thảo luận chung trên lớp:

1. Công thức tính công cơ học:

A = F.s

2. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

- Công thức: P = A

t

3. Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng.

- Cơ năng tồn tại dưới 2 dạng: Thế năng và động năng.

4. Cấu tạo chất.

5. Khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động không ngừng của các phân tử, nguyên tử.

6. Nhiệt năng của một vật là tổng động năn của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật: Thực hiện công và truyền nhiệt.

7. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình

của nhiệt lượng?

- GV tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên và thảo luận chung trên lớp đối với từng câu hỏi để chốt lại kiến thức.

truyền nhiệt. - Kí hiệu: Q. - Đơn vị: jun (J).

Hoạt động 2: (10'). Giải bài tập trắc nghiệm. Bài 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo chất?

A. Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt nhỏ bé gọi là phân tử, nguyên tử. B. Các phân tử nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

C. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. D. Cả 3 trường hợp trên.

- Gọi HS đọc đề bài trên màn chiếu. ? Đề bài yêu cầu chọn phát biểu như thế nào?

- Gọi 1HS trung bình trả lời, cho các HS khác nhận xét.

- Nhận xét và lưu ý cho HS thường hay mắc sai sót khi phát biểu không đầy đủ kiến thức về cấu tạo chất.

- GV chốt lại kiến thức về cấu tạo chất.

- HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài. Đáp án: D.

- Trình bày kết quả. Tham gia thảo luận chung trên lớp.

- Nghe GV nêu lưu ý. - Ghi nhớ kiến thức.

Bài 2. Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào dưới đây?

A. 50cm3 B. 100cm3 C. Lớn hơn 100cm3 D. nhỏ hơn 100cm3. - Yêu cầu HS nêu đáp án và giải thích lí

do chọn đáp án.

- Tổ chức cho HS thảo luận chung. - GV chốt lại kiến thức.

- HS làm bài, giải thích. - HS khác nhận xét, bổ sung. Đáp án: D.

Bài 3. Trong các vật sau đây, vật nào cóthế năng đàn hồi?

A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Lò xo đang bị nén lại.

C. Viên bi đang chuyển động. D. Quả bóng đang bay trên cao. - Hướng dẫn HS làm bài 3 tương tự bài

2.

- HS làm bài 3. - Đáp án: B.

Bài 4. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

A. Khối lượng của vật. B. Vận tốc của vật.

C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. - Hướng dẫn HS làm bài 3 tương tự bài

3.

- HS làm bài 4. - Đáp án: D.

Bài 5. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn độn, không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?

A. Sự khuếch tán của đồng sunphat vào nước. C. Đường tan vào nước.

- Hướng dẫn HS làm bài 3 tương tự bài 3.

- HS làm bài 5. - Đáp án: D.

Hoạt động 3: (22'). Giải bài tập tự luận.

Bài 1. a) Tại sao săm xe đạp còn tốt dù bơm căng để lâu ngày vẫn bị xẹp dần? b) Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? ? Để trả lời các câu hỏi trong bài tập này

cần sử dụng những kiến thức nào?

? Tại sao săm xe đạp còn tốt dù bơm căng để lâu ngày vẫn bị xẹp dần?

- Gợi ý:

? Chất làm săm xe đạp có cấu tạo như thế nào?

? Các phân tử không khí bên trong săm xe có đặc điểm gì?

- Hướng dẫn HS trả lời phần b): ? Tại sao đường tan được vào nước? ? Hãy so sánh chuyển động của các phân tử, nguyên tử trong nước nóng và trong nước lạnh?

? Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

- GV chốt lại các câu trả lời.

- HS nêu lại kiến thức về cấu tạo chất.

- Một HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời:

Vì giữa các phân tử của chất làm săm xe đạp có khoảng cách nên các phân tử không khí ở trong săm xe có thể thoát qua đó ra ngoài.

- HS trả lời phần b) theo hướng dẫn của GV.

Khi nước nóng thì chuyển động của các phân tử, nguyên tử nhanh hơn đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh.

Bài 2. Tại sao khi mở lọ nước hoa trong lớp học thì sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa?

? Đề bài yêu cầu gì?

? Các phân tử nước hoa chuyển động như thế nào?

? Tại sao khi mở lọ nước hoa trong lớp học thì sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa?

- Tổ chức cho HS trả lời và thảo luận chung để thống nhất câu trả lời.

- GV chốt lại câu trả lời đúng.

- HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.

- Trả lời các câu hỏi. Tham gia thảo luận chung trên lớp.

Đáp án:

Vì các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên các phân tử nước hoa thoát ra khỏi lọ và khuếch tán vào không khí.

Bài 3. Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh.

a) Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Vì sao? b) Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

? Đề bài cho biết gì? Yêu cầu gì?

? Nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Vì sao? - Hướng dẫn:

? Nhiệt độ của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào?

- HS đọc và tóm tắt đề bài.

- Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên.

Đáp án:

Nung nóng miếng đồng thả vào cốc nước lạnh thì:

? Nhiệt độ của miếng đồng giảm thì nhiệt năng của miếng đồng tăng hay giảm?

- Gọi 1-2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét.

? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

- GV chốt lại câu trả lời.

? Trong bài tập này ta đã vận dụng những kiến thức nào?

a) Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước trong cốc tăng. Vì miếng đồng đã truyền nhiệt lượng cho nước trong cốc.

b) Đây là sự truyền nhiệt.

Bài 4. Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 100N và đi được 5km trong 1

2giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.

Bài 5. Một người kéo một vật từ dưới giếng sâu 10m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 200N. Tính công và công suất của người đó.

- Hướng dẫn HS làm bài 4:

? Đề bài cho biết gì? Yêu cầu gì? - Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài. - Hướng dẫn HS đổi đơn vị cho phù hợp. ? Tính công, công suất theo công thức nào?

- GV chốt lại các công thức, cách làm. - Gọi 2 HS đồng thời lên bảng trình bày lời giải: HS1 làm bài 4, HS2 làm bài 5. - Quan sát, giúp đỡ HS dưới lớp làm bài. - Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên chốt lại bài giải.

? Để giải 2 bài tập này ta đã vận dụng những công thức nào?

? Khi tóm tắt và giải ta cần lưu ý điều gì?

- GV nêu các lưu ý cần thiết.

- HS đọc và tóm tắt đề bài. - Đổi đơn vị cho phù hợp.

- Nêu các công thức tính công, công suất. - Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu của GV.

Bài 4:

Công của ngựa thực hiện được là:

A = F .s = 100.5000 = 500 000 (J) Công suất của ngựa là:

P = A

t = 500000 277,8

1800 (W)

Bài 5:

Công của người đó thực hiện được là:

A = F.s = 200. 10 = 2000 (J) Công suất của người đó là:

P = 2000 100 20

A

t = = (W)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÍ 8 (NH 2012-2013) (Trang 65 -65 )

×