Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

Một phần của tài liệu Giáo án Vật lí 8 (NH 2012-2013) (Trang 58)

- Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng.

2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán.

3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, liên hệ với thực tế.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Hình ảnh minh hoạ.

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập về nhà.

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh:

1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 8C1: .../25; 8C2:.../29; 8C3:.../30.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’).

- Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Giải thích tại sao khi muối dưa, muối có thể thấm vào lá dưa và cọng dưa?

3. Bài mới:

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: (1'). Tổ chức tình huống học tập

- Gọi 1 HS đọc đoạn mở bài trong SGK. - Nhấn mạnh lại tình huống.

- 1HS đọc to đoạn mở đầu trước cả lớp. - Nghe Gv nhấn mạnh lại tình huống.

Hoạt động 2: (4'). Mô tả thí nghiệm Bơ - rao

- Cho HS đọc phần I trong SGK/71.

? Năm 1827, nhà bác học Bơ-rao đã phát hiện ra điều gì?

? Ông có giải thích được chuyển động kì lạ đó không? Vì sao?

? Em hãy dự đoán nguyên nhân làm cho hạt phấn hoa chuyển động không ngừng?

- GV đặt vấn đề chuyển sang phần II.

I. Thí nghiệm Bơ - rao

- 1HS đọc to phần I trước lớp.

- HS nêu điều nhà bác học Bơ-rao đã phát hiện ra năm 1827: Các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng.

- Trả lời.

- Một vài HS nêu dự đoán.

Hoạt động 3: (10'). Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Gọi 1HS đọc to phần yêu cầu trong SGK.

II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. không ngừng.

? Nêu yêu cầu cần giải quyết? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV nhắc lại yêu cầu và đưa ra các câu hỏi gợi ý:

? Khi hạt phấn hoa nằm trên mặt nước, hạt phấn hoa luôn tiếp xúc với hạt nào?

? C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm Bơ - rao?

? C2: Các em học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm Bơ - rao?

? C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?

- GV: Cho HS quan sát H20.2, 20.3 và thông báo: Năm 1905, nhà bác học Anbe Anh - Xtanh mới giải thích được đầy đủ và chính xác TN Bơ - rao. Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong TN Bơ - rao là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

? Vậy từ đó em rút ra kết luận gì về chuyển động của các nguyên tử, phân tử?

- GV chốt lại kết luận, cho HS ghi vở.

- Nêu vấn đề.

* HS thử giải thích dựa trên những gợi ý của GV và các gợi ý trong SGK (C1 - C3). - HS: Hạt phấn hoa luôn tiếp xúc với hạt phân tử nước

- C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa. - C2: Các HS tương tự với phân tử nước. - C3: Các phân tử nước chuyển động

không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Quan sát hình ảnh và nghe GV giới thiệu.

- Một vài HS nêu kết luận về chuyển động của các nguyên tử, phân tử.

- Ghi vở kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

Hoạt động 4: (10').

Tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ

- GV gọi HS đọc phần III trong SGK.

? Chuyển động của hạt phấn hoa như thế nào khi tăng nhiệt độ của nước?

? Điều đó chứng tỏ điều gì?

? Vậy chuyển động của các nguyên tử, phân tử phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ? - GV: Thông báo nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ: Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Vì chuyển động của các nguyên tử phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ, nên

Một phần của tài liệu Giáo án Vật lí 8 (NH 2012-2013) (Trang 58)