III. Đơn vị công suất
4. Hướng dẫn về nhà: (2') Trả lời các câu hỏi sau:
- Trả lời các câu hỏi sau:
1) Công suất là gì? Đơn vị của công suất?
2) Viết công thức tính công suất? Giải thích ý nghĩa các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị của chúng?
3) Trên một thiết bị điện có ghi 100W. Con số đó có ý nghĩa là? - Làm các bài tập15.1 →15.4 SBT.
Ngày soạn: 03/01/2013 Ngày giảng: 12/01/2013
Tiết 20: CƠ NĂNG: THẾ NĂNG VÀ ĐỘNG NĂNG I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khi nào vật có cơ năng?
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. - Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, suy luận để rút ra kết luận. Tìm được ví dụ minh hoạ
3. Thái độ: Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế, vận dụng các kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- 1 máng nghiêng, 1 hòn bi sắt, 1 miếng gỗ.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: Lò xo lá tròn, lò xo đã được nén bởi sợi dây dù, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 bao diêm.
2. Học sinh: Học bài, nghiên cứu trước bài mới.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 8C1: .../25; 8C2:.../29; 8C3:.../30.
2. Kiểm tra bài cũ: (5').
- Công suất là gì? Đơn vị của công suất?
- Viết công thức tính công suất? Giải thích ý nghĩa các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị của chúng?
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:( 3'). Tìm hiểu thế nào là cơ năng.
- Cho HS đọc phần thông báo của mục I, hỏi:
? Khi nào 1 vật có cơ năng?
? Cơ năng phụ thuộc như thế nào vào khả năng thực hiện công cơ học của vật? ? Đơn vị của cơ năng?
I. Cơ năng
* HS làm việc cá nhân: - Đọc SGK.
- HS trả lời câu hỏi của GV:
Một vật cơ năng khi vật có khả năng thực hiện công cơ học.
Đơn vị cơ năng là Jun.
Hoạt động 2:(15'). Thế năng
- GV HS quan sát hình 16.1avà tự đọc
II. Thế năng.