1. Trắc nghiệm Bài 1: (Câu 6/T64).
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS đọc câu 6. ? Đề bài yêu cầu gì?
? Những trường hợp nào có công cơ học? Tại sao?
- Tổ chức cho HS thảo luận các câu trả lời.
- GV chốt lại câu trả lời. ? Đọc câu 4 phần bài tập?
? Đề bài cho biết gì? Yêu cầu gì?
? Để thực hiện yêu cầu của đề bài em phải tự cho những dữ liệu nào?
- Ghi các dữ liệu lên bảng. - Gợi ý cho HS nếu cần:
? Em nặng bao nhiêu kg? Trọng lượng là bao nhiêu N?
? Chiều cao của tầng 2 so với mặt đất là bao nhiêu?
? Sử dụng công thức nào để tính công của em?
- Gọi 1HS lên bảng làm bài. HS còn lại làm tại chỗ.
? Đọc và tóm tắt bài toán?
- Yêu cầu HS đổi đơn vị về đơn vị chuẩn.
? Áp dụng công thức nào để tính công suất?
? Trước hết cần phải tính những đại lượng nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. ? Trình bày lời giải
? Nhận xét
2. Trả lời câu hỏi
C6.
- HS đọc và phân tích đề bài. - Trả lời, thảo luận trên lớp.
Các trường hợp có công cơ học: a) Cậu bé trèo cây.
b) Nước chảy từ đạp chắn nước xuống.
3. Bài tập
- HS: Đọc câu C4, tóm tắt đề bài.
- Cho các dữ liệu theo yêu cầu của đề bài. - 1HS lên bảng làm bài. Tóm tắt Fn = Pn = 450N h = 4m A = ? Giải:
Công của người đi từ tầng 1 lên tầng 2 là:
A = P.h = 450.4 = 1800 (J) - Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
C5:
- 1 HS đọc và tóm tắt đề bài. - Đổi đơn vị từ cm ra m.
- Trình bày công thức, các bước tính công suất. - Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng làm. Tóm tắt m = 125kg h =70cm = 0,7m t = 0,3s P = ? Giải:
Trọng lượng của người đó là: P = 10m = 10.125 = 1250 (N) Công của người đó là:
A = P.h = 1250.0,7= 775(J) Công suất của người đó là:
P = A 775 2916,7(W)
t = 0,3 =
Hoạt động 4: (15'). Trò chơi ô chữ.
- GV giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẵn.
Thể lệ chơi:
+ Chia làm 2 đội: Mỗi đội 4 người. + Gắp thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương ứng với thứ tự hàng dọc của ô chữ, trong 30 giây kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống, nếu quá thời gian không được tính điểm.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. + Đội nào có số điểm cao hơn đội đó thắng.
+ Đội nào phát hiện được nội dung ô chữ hàng dọc được gấp đôi điểm (2 điểm).
- GV kẻ bảng ghi điểm cho mỗi đội. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. - GV xếp loại sau cuộc chơi.
- Tham gia trò chơi theo sự tổ chức của GV.
Đáp án: Hàng ngang: 1) Cung. 2) Không đổi. 3) Bảo toàn. 4) Công suất. 5) Acsimét. 6) Tương đối. 7) Bằng nhau. 8) Dao động. 9) Lực cân bằng. Từ hàng dọc: Công cơ học 4. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Ôn tập toàn bộ kiến thức của chương I.
- Làm lại các bài tập trong SBT được hướng dẫn trên lớp.
- Đọc trước bài (Các chất được cấu tạo như thế nào), trả lời câu hỏi: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Ngày soạn: 18/01/2013 Ngày giảng: 26/01/2013
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
Tiết 22: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. - Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
3. Thái độ: Vận dụng được kiến thức vào giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy chiếu, 1 bình chia độ chứa 50 cm3 rượu và 1 bình chia độ chứa 50cm3 nước lọc; chuản bị cho mỗi nhóm: 2 bình chia độ có ĐCNN 100cm3.
2. Học sinh: Các nhóm chuẩn bị khoảng 50cm3 ngô và 50cm3 cát.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 8C1: .../25; 8C2:.../29; 8C3:.../30.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (8’). Giới thiệu chương II và tổ chức tình huống học tập
- Yêu cầu HS đọc mục tiêu của chương II: Nhiệt học.
? Chương II nghiên cứu mấy vấn đề chính? Là những vấn đề nào?
- GV chốt lại 4 nội dung chính của chương II.
- Đưa ra 2 bình chia độ: mỗi bình chứa 50cm3 rượu và 50cm3 nước.
? Đọc các thể tích của rượu và nước ở mỗi bình?
? Tính tổng thể tích của rượu và nước?
- GV Đổ bình rượu vào bình nước khuấy đều.
? Hãy đọc thể tích của hỗn hợp trên?
? Hãy so sánh Vhh với tổng thể tích của rượu và nước?
? Vậy phần thể tích hao hụt đó đã biến đi đâu?
*HS làm việc cá nhân:
- Đọc và tìm hiểu mục tiêu chương II (SGK/ 67).
- Nêu các nội dung chính của chương II. - Quan sát.
- Đọc thể tích của rượu và nước. VR = 50cm3, VN = 50cm3. - HS: VN + VR = 50cm3 + 50cm3 = 100cm3. - HS: đọc thể tích của hỗn hợp và so sánh. Vhh < VN + VR - HS có thể nêu dự đoán.