- Phát biểu định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
HS lấy ví dụ
Hoạt động 4: (10’). Củng cố – Vận dụng. III. Vận dụng
- Yêu cầu HS đọc C5
? Bài tập cho biết gì? Yêu cầu gì?
? Dùng mặt phẳng nghiêng nâng vật lên có lợi như thế nào?
? Trong trường hợp nào người ta kéo với lực nhỏ hơn? Nhỏ hơn bao nhiêu lần?
? So sánh công trong 2 trường hợp này?
? Tính công của lực kéo thùng hàng. - GV: Nhấn mạnh lại định luật về công.
? Nếu không dùng mặt phẳng nghiêng mà kéo vật theo phương thẳng đứng thì công kéo vật là bao nhiêu? Vì sao? - Gọi HS đọc C6.
? Tóm tắt đề bài?
? Sử dụng ròng rọc động cho ta lợi thế nào về lực?
? Lực kéo trong trường hợp này là bao nhiêu ?
? Được lợi 2 lần về lực sẽ thiệt mấy lần về đường đi?
? Tính độ cao h như thế nào? ? Tính công nâng vật?
? Còn cách nào khác để tính A?
- GV: Cả 2 cách tính A đều cho cùng 1 kết quả → Khẳng định lại định luật về công.
- GV: Tất cả các máy cơ đơn giản
* HS làm việc cá nhân làm câu C5. - Đọc và tóm tắt đề bài.
Tóm tắt: P = 500 N. h = 1 m. l1 = 4 m l2 = 2 m.
- HS: Dùng mặt phẳng nghiêng kéo vật lên cho ta lợi về lực. Chiều dài mặt phẳng nghiêng càng lớn thì lực kéo càng nhỏ.
- HS trả lời:
a. Trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn 2 lần.
b. Công kéo vật trong 2 trường hợp này là như nhau.
c. Tính công của lực kéo thùng hàng: A = P. h = 500 . 1 = 500 (J).
- HS: Vẫn bằng 500J.
- HS vận dụng định luật về công để giải thích.
C6.
* HS làm việc cá nhân làm câu C6. - Đọc và tóm tắt đề bài. Tóm tắt: P = 420 N. S = 8 m a) F = ? h = ? b) A = ? - HS: Dùng ròng rọc động cho lợi 2 lần về lực. a) F = 2 P = 210N.
- HS: Được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi: h = 8 4(m) 2 2 l = = Vậy: h = 4 m. b) A = P.h = 420.4 = 1680(J) Hoặc: A = F. l = 210.8 = 1680(J).
khác cũng tuân theo định luật này. ? Nội dung cần ghi nhớ của bài? - GV chốt: Nội dung định luật.
- Cho HS đọc “Có thể em chưa biết”. - Giới thiệu về hiệu suất và công thức tính hiệu suất.
- HS: Tự tóm tắt nội dung của bài.
- Đọc mục “ Có thể em chưa biết”/ SGK (T51) - Ghi vở công thức tính hiệu suất.
4. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Vận dụng định luật về công làm các bài tập 14.2; 14.3; 14.4/ SBT; HS khá, giỏi làm thêm bài 14.5/ SBT.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức từ bài 1 đến hết bài 14 để tiết sau ôn tập học kì I theo hệ thống câu hỏi cuối mỗi tiết; xem lại các dạng bài tập cơ bản.
Ngày soạn: 11/12/2012 Ngày giảng: 14/12/2012
Tiết 17. ÔN TẬP I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống và củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học trong học kì I.
2. Kỹ năng: Vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải một số dạng bài tập cơ bản.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, tập trung cao trong ôn tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 8C1: .../25; 8C2:.../29; 8C3:.../30.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (10’). Hệ thống lại kiến thức cơ bản.
* GV yêu cầu HS tự ôn lại các kiến thức sau:
1. Chuyển động cơ:
- Thế nào là chuyển động cơ học? - Có các dạng chuyển động nào?
- Tính tương đối của chuyển động cơ học.
- Vận tốc là gì?
2. Lực cơ.
- Cách biểu diễn lực.
- Thế nào là hai lực cân bằng? Ví dụ. - Quán tính của một vật là gì?
- Kể tên các loại lực ma sát? Lấy ví dụ.
3. Áp suất:
- Khái niệm áp suất, áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Lực đẩy Ác-si-mét.
- Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
4. Cơ năng
- Khi nào có công cơ học? - Định luật về công.
* Yêu cầu HS lên bảng viết các công thức sau:
- Ghi chép các nội dung kiến thức cần tự học ở nhà để về nhà ôn lại.
- Một số HS lên bảng viết các công thức theo yêu cầu của GV.
- Viết công thức tính vận tốc?
- Công thức tính áp suất, áp suất chất lỏng, công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. - Công thức tính công cơ học.
* GV tổ chức cho HS trả lời, tham gia nhận xét để hoàn chỉnh các công thức.
Hoạt động 2: (30’). Bài tập. Bài 1: Một người đi xe đạp xuống một
cái dốc dài 210m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 90m trong 15s. Tính vận tốc trung bình trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.
? Bài tập cho ta biết gì? yêu cầu gì? - Yêu cầu HS thảo luận 2’ và trình bày lời giải.
- GV nhận xét và qua bài tập GV củng cố cho HS về phép đo độ dài và đo thể tích.
Bài 2: Biểu diễn những lực sau đây: a, Trọng lực của một vật có trọng lượng 500 N (tỉ xích 1cm ứng với 100N). b, Lực kéo 12 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải ( tỉ xích 1cm ứng với 3000N).
c, Lực kéo một vật có cường độ 30N theo phương hợp với phương nằm ngang một góc 300, chiều từ phải sang trái và từ dưới lên trên (tỉ xích 1cm ứng với 10N).
? Bài tập cho ta biết gì? yêu cầu? ? Nhắc lại cách biểu diễn lực? - Chốt lại cách biểu diễn lực.
- Gọi 3HS lên bảng trình bày lời giải. - Tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại.
Bài 3. Một người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô
Bài 1.
HS đọc và phân tích bài tập
HS thảo luận và trình bày lời giải.
Giải