Quy trình lấy ý kiến phản hồi

Một phần của tài liệu Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang (Trang 54)

8. Phạm vi, thời gian nghiên cứu

3.3. Quy trình lấy ý kiến phản hồi

Ngoài những hiểu biết thực tế tại trƣờng, tác giả đề tài đã phỏng vấn sâu Hiệu trƣởng và một số trƣởng khoa để mô tả quy trình LYKPH tại trƣờng ĐHDLVăn Lang một cách đầy đủ và chính xác. Kết quả phỏng vấn sâu cho biết, quy trình LYKPH từ SV về HĐGD của GV đƣợc thực hiện mỗi năm hai lần vào cuối mỗi học kỳ và bao gồm trình tự các bƣớc nhƣ sau:

1. Thông báo cho GV biết chủ trƣơng và nội dung phiếu LYKPH từ đầu mỗi học kỳ

2. Tổ chức LYKPH của SV vào cuối mỗi học kỳ 3. Nhập liệu, tổng hợp kết quả ý kiến phản hồi

4. Góp ý trực tiếp với Trƣởng khoa về kết quả ý kiến phản hồi của sinh viên

5. Gửi riêng kết quả phản hồi cho những GV có yêu cầu 6. Trƣởng khoa góp ý, tác động tới GV của khoa

Hình 3.1: Sơ đồ Quy trình LYKPH từ SV về HĐGD của Trƣờng DHDL Văn Lang

Theo TS Nguyễn Dũng - Hiệu trƣởng nhà trƣờng cho biết: “Sử dụng ý kiến phản hồi của SV về HĐGD nhƣ thế nào là vấn đề quan trọng. Vấn đề “Trò đánh giá Thầy” là rất tế nhị đối với truyền thống văn hóa nƣớc ta. Vì vậy, nếu sử dụng không khéo sẽ phản tác dụng. Vì đối với GV, ngoài tác dụng tích cực là cảnh báo, giúp GV chủ động hơn còn có tác dụng tiêu cực là làm cho họ bị ức chế khi chỉ ra nhƣợc điểm của họ. Để làm phát huy tác dụng thứ nhất và giúp GV biết nhà trƣờng có làm việc này, ngay từ lần đầu tiên,

Phòng Đào tạo xử lý, tổng hợp kết quả

Giảng Viên Ban Giám Hiệu

Trƣởng khoa Khoa gửi thƣ mời giảng

dạy kèm theo nội dung phiếu LYKPH

Khoa nhận phiếu tổ chức lấy ý kiến phản hồi

Góp ý Góp ý

GV có yêu cầu

Cuối học kỳ Đầu học kỳ

nhà trƣờng có gửi thông báo và mẫu Phiếu 19 tới từng GV. Khi GV biết nhà trƣờng có thực hiện LYKPH của SV về HĐGD, GV sẽ cẩn thận hơn, nghiêm túc hơn, biết có “camera” theo dõi thì phải chuẩn bị tốt hơn.Từ đó tới nay, trƣờng yêu cầu các khoa gửi kèm theo nội dung Phiếu 19 cùng với thƣ mời giảng dạy cho các GV ngay từ đầu mỗi học kỳ, đặc biệt là đối với GV thỉnh giảng và những GV mới tham gia giảng dạy lần đầu tại trƣờng. Chủ trƣơng này cũng đƣợc quy định rõ trong hợp đồng giảng dạy đối với GV khi tham gia giảng dạy tại trƣờng: “… phối hợp thực hiện lấy ý kiến khảo sát của ngƣời học về học phần (Phiếu 19).”

Cuối học kỳ, mỗi khoa nhận Phiếu 19 tại Phòng Đào tạo. Số lƣợng phiếu tƣơng ứng với số lƣợng SV mỗi khoa, cho tất cả các môn học có trong học kỳ. Sau khi nhận phiếu, khoa chủ động lên kế hoạch triển khai LYKPH. Triển khai Phiếu 19 tại các khoa có sự phối hợp giữa quản lý giáo vụ, cán bộ công tác SV và giáo viên chủ nhiệm lớp. Những ngƣời này đã đƣợc tập huấn kỹ về tổ chức LYKPH. Trƣớc khi phát phiếu, SV đƣợc giải thích rõ về mục đích, ý nghĩa và cách chọn phƣơng án trả lời. Phiếu đƣợc thu lại ngay sau khi SV đã thực hiện xong. Sau khi thu về, phiếu đƣợc kiểm tra kỹ lƣỡng về số lƣợng, hiện trạng phiếu…trƣớc khi niêm phong và gửi về Phòng Đào tạo.

Phòng Đào tạo nhập liệu, xử lý và lƣu trữ thông tin Phiếu 19. Trƣớc đây, việc nhập liệu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công, nhƣng từ học kỳ 2 năm học 2007-2008 đã sử dụng máy quét Scanner để thực hiện công việc này. Do đó đã tiết kiệm rất nhiều thời gian cho công việc nhập liệu, đảm bảo tính chính xác cao. Kết quả Phiếu 19 đƣợc chuyển cho Ban Giám Hiệu và lƣu trữ tại Phòng Đào tạo.

Ban Giám Hiệu lên kế hoạch họp với trƣởng khoa để trao đổi, góp ý về kết quả ý kiến phản hồi từ SV của mỗi khoa và lƣu ý những trƣờng hợp có vấn đề. Trƣờng cũng sẽ gửi kết quả này cho những GV có yêu cầu. Theo TS

Nguyễn Dũng: “Chủ trƣơng phát huy tác dụng tích cực là cảnh báo; giúp GV chủ động và chuẩn bị bài giảng tốt hơn. Trƣờng coi Kết quả Phiếu 19 là thông tin cá nhân, do đó không công khai, không đại trà. Trƣờng sẽ trả kết quả cho từng GV nếu GV có yêu cầu”.

Trƣởng khoa có trách nhiệm tác động đối với những GV đƣợc nhà trƣờng lƣu ý bằng cách góp ý trực tiếp, theo dõi hoặc dự giờ… nếu không có gì cải thiện sẽ sử dụng biện pháp cuối cùng là thay GV.

“… khi mời GV khoa đã cân nhắc, chọn lọc và chịu trách nhiệm về chất

lượng giảng dạy của GV. Vì vậy, khoa có trách nhiệm theo dõi và tác động tới GV khi viên khi cần thiết. Do đó, sau khi họp với Ban Giám Hiệu, nếu

trường hợp nào được nhà trường góp ý thì khoa phải có biện pháp để tác

động tới GV như: Góp ý trực tiếp, theo dõi, dự giờ…. Nếu thấy cần thiết thì thay GV.”

(PVS số 1- Trưởng khoa)

Nhƣ vậy, trƣờng ĐHDL Văng Lang đã xây dựng đƣợc quy trình LYKPH. Chủ trƣơng LYKPH của nhà trƣờng hiện nay là cảnh báo, nhắc nhở. Vì vậy kết quả ý kiến phản hồi của SV không công khai đại trà. Để làm phát huy tác dụng tích cực là cảnh báo, nhắc nhở đối với GV, ngay từ đầu học kỳ nhà trƣờng có gửi thông báo và mẫu Phiếu 19 tới từng GV. Theo TS Nguyễn Dũng: “Chủ trƣơng phát huy tác dụng tích cực là cảnh báo; giúp GV chủ động và chuẩn bị bài giảng tốt hơn. Trƣờng coi Kết quả Phiếu 19 là thông tin cá nhân, do đó không công khai, không đại trà. Trƣờng sẽ trả kết quả cho từng GV nếu GV có yêu cầu”.

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 4.1. Kết quả chọn mẫu nghiên cứu theo ngành đào tạo, mã GV và mã môn học trong học kỳ 041và học kỳ 091 STT KHOA GIẢNG VIÊN MÔN GIẢNG ĐỐI TƢỢNG SỐ LƢỢNG PHIẾU PHẢN HỒI HK 041 HK 091 1 QUẢN TRỊ KINH DOANH QT-01 TN01 CƠ HỮU 58 66 QT-02 QT009 THỈNH GIẢNG 62 70 2 THƢƠNG MẠI

CO-01 KT29A CƠ HỮU 87 96 CO-02 CO029 THỈNH

GIẢNG 71 59

3 KiẾN TRÚC XÂY DỰNG

AX-01 AR014 CƠ HỮU 26 21 AX-02 TN086 THỈNH GIẢNG 23 25 4 DU LỊCH DL-01 DL037 CƠ HỮU 63 61 DL-02 PL101 THỈNH GIẢNG 71 81

Một phần của tài liệu Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)