Phương pháp kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang (Trang 45)

8. Phạm vi, thời gian nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá

Đối với bất kỳ chƣơng trình giáo dục đào tạo nào thì kiểm tra đánh giá cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Hoạt động kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời của hoạt động dạy – học. Trong quá trình đào tạo, chỉ thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá mới biết kết quả quá trình giảng dạy đã tác động đến ngƣời học nhƣ thế nào. Do vậy, việc kiểm tra đánh giá học viên là công việc thƣờng xuyên mà bất kỳ giáo viên nào cũng phải thực hiện. PPKT-ĐG gồm hai thành phần là phƣơng pháp kiểm tra và phƣơng pháp đánh giá. Đánh giá là bƣớc tiếp theo của kiểm tra và thi [28, tr107]. Tuy nhiên trong thực tiễn, hai thành phần này ít khi đƣợc tách bạch, mà đƣợc gọi chung là PPKT-ĐG.

2.2.3.1. Phương pháp kiểm tra

Phƣơng pháp kiểm tra là phƣơng pháp xem xét thƣờng xuyên quá trình học tập của học sinh. Mục đích của kiểm tra là tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh tăng cƣờng chất lƣợng học tập. Kiểm tra còn là một khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm đánh giá kết quả học tập. Kiểm tra, thi cử đƣợc tổ chức nghiêm túc có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình giáo dục và đào tạo [28, tr104]. Kiểm tra có nhiều loại: kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hành, kiểm tra trong giờ học, kiểm tra bằng một giờ học riêng, mức độ cao nhất là thi [28, tr105]. Các hình thức làm bài kiểm tra phổ biến hiện nay là: kiểm tra vấn đáp; tự luận và trắc nghiệm [23, tr411].

2.2.3.2. Phương pháp đánh giá

Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập là xác định giá trị khách quan kết quả học tập của học sinh, bằng cách so sánh nó với một chuẩn (có thể là mục tiêu môn học hay mục tiêu của đơn vị kiến thức, thƣờng diễn đạt bằng thang điểm) và gán cho nó một điểm hoặc một lời nhận xét. Đánh giá là bƣớc tiếp theo của kiểm tra và thi. Kiểm tra là cầu nối giữa dạy và đánh giá, tạo thành quá trình dạy học. Cũng nhƣ kiểm tra đánh giá có chức năng giáo dục. Cho nên phải tiến hành tốt việc đánh giá học sinh [28, tr107].

Kiểm tra đánh giá là một biện pháp để tạo ra thông tin ngƣợc, kết quả kiểm tra đánh giá cho ta thấy những chỗ mạnh, chỗ yếu, cái đạt đƣợc, điều chƣa đạt đƣợc trong quá trình dạy học nói chung và trong mỗi giờ học riêng. Kết quả kiểm tra đánh giá có tác dụng to lớn đối với ngƣời học, ngƣời dạy và các cấp quản lý.

Nhƣ vậy, kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời của hoạt động dạy – học. Kiểm tra đánh giá không chỉ cho biết kết quả của hoạt động dạy - học mà còn là động lực thúc đẩy ngƣời học tự điều chỉnh phƣơng pháp

học, ngƣời dạy điều chỉnh phƣơng pháp dạy và nhà quản lý có kế hoạch điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lƣợng hoạt động dạy - học. Để thực sự có hiệu quả, là động lực thúc đẩy cải tiển nâng cao chất lƣợng hoạt dạy – học việc kiểm tra đánh giá cần đáp ứng các yêu cầu của PPKT-ĐG. Đây là công việc thƣờng xuyên mà mỗi giáo viên đều phải thực hiện, vì vậy hơn ai hết họ phải có hiểu biết và nắm vững các yêu cầu của PPKT-ĐG.

Chƣơng 3. VỊ TRÍ, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG 3.1. Vị trí việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên

Chất lƣợng HĐGD của đội ngũ GV là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định và liên quan toàn diện tới việc cải tiến chất lƣợng giáo dục ĐH. Vì vậy, việc đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lƣợng HĐGD đang là yêu cầu đặt ra cho các trƣờng đại học. “Điều này lại càng trở nên quan trọng và thiết thực đối với trƣờng ĐH dân lập Văn Lang. So với các trƣờng đại học công lập, Văn Lang có những đặc điểm riêng, trong đó lực lƣợng giảng viên thỉnh giảng tƣơng đối đông là đặc điểm điển hình. Điều này có những thuận lợi là cho phép nhà trƣờng có nhiều chọn lựa trong việc mời GV và dễ dàng mời GV khác khi cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý, đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lƣợng HĐGD, đặc biệt là đối với lực lƣợng lớn GV không phải là cơ hữu của trƣờng – TS Nguyễn Dũng, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cho biết”. Ảnh hƣởng đến việc cải tiến chất lƣợng HĐGD của GV, có những yếu tố khác nhau nhƣ: Sự tích lũy kinh nghiệm chuyên môn; sự ý thức về nghề nghiệp, vai trò, nhiệm vụ của ngƣời GV; Sự trƣởng thành qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng…. “Đến với Văn Lang GV phải thực hiện theo những quy định, yêu cầu của Văn Lang. Điều này đã đƣợc quy định rõ trong hợp đồng giảng dạy và nội dung phiếu LYKPH từ SV. Vì vậy để cảnh báo và nhắc nhở GV, ngay từ lần đầu tiên thực hiện cho tới nay nhà trƣờng luôn thông báo trƣớc cho GV biết về chủ trƣơng và nội dung LYKPH từ SV. Đây là biện pháp bắt buộc GV phải làm tốt nhiệm vụ của mình nếu muốn đƣợc nhà trƣờng tiếp tục mời giảng dạy. Việc LYKPH từ SV đã đƣợc nhà trƣờng bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2004 đối với cả GV cơ hữu và GV thỉnh giảng. Từ đó đến nay, việc này đã

đƣợc thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trƣờng và coi đây là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo – Theo TS Nguyễn Dũng”.

Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của GV và SV đã thay đổi rất nhiều, mối quan hệ hợp tác giữa GV và SV đƣợc chú trọng nhiều hơn. SV có xu hƣớng tích cực là những ngƣời tham gia vào quá trình dạy-học hơn là những ngƣời tiếp thu kiến thức một cách thụ động [21, tr66]. Vì vậy, nhằm phát huy cao nhất năng lực của ngƣời học, làm phát triển tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tƣ duy, sáng tạo, trí thông minh của ngƣời học, dạy học hiện đại “lấy ngƣời học làm trung tâm” (learner-centered) từ lâu đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tại Việt Nam, việc sử dụng các PPGD tích cực theo triết lý “lấy ngƣời học làm trung tâm” là yêu cầu từ lâu đã đƣợc đặt ra. Tuy nhiên việc lấy ngƣời học làm trung tâm trong quá trình dạy học vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của lối dạy học truyền thống nặng về lý thuyết, mang tính kinh viện. Theo TS Nguyễn Dũng: “Hiện nay, để áp dụng triết lý dạy học hiện đại, đối với giáo dục nƣớc ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Lấy ý kiến ngƣời học về HĐGD của GV chính là một trong những việc đó. Đây là điều không thể chối cãi nhằm thực hiện triết lý lấy ngƣời học làm trung tâm”. Dạy học hiện đại “lấy ngƣời học làm trung tâm” và sử dụng “phƣơng pháp tích cực” là phƣơng pháp hƣớng tới ngƣời học, khai thác tiềm năng trí tuệ của ngƣời học, phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của họ. Đó là con đƣờng để nâng cao chất lƣợng dạy học [28, tr114]. Chính vì vậy, trong chính sách đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, việc lấy ý kiến ngƣời học về HĐGD của GV đã đƣợc xác định là một trong những việc phải làm và không thể chối cãi. Chuyên mục Đảm chất lƣợng, Nội san Khoa học & Đào tạo, số 8, 12/2009 của trƣờng ĐHDLVăn Lang đã khẳng định: Đối với việc lấy ý kiến ngƣời học, trƣờng đã đƣa vào kế hoạch khảo sát từng học kỳ, đã xây dựng

thành quy trình cụ thể để khảo sát về nội dung giảng dạy của môn học, về PPKT-ĐG về PPGD của GV…[ Nội san Khoa học & Đào tạo, số 8, 12/2009, tr30].

Dạy học là hoạt động phối hợp giữa hai chủ thể là giáo viên và học sinh. Giáo viên là chủ thể của HĐGD. Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập - chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách [28, tr53-55]. Theo TS Nguyễn Dũng: “Nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của SV đòi hỏi cần phải quan tâm và tạo điều kiện cho SV đƣa ra ý kiến phản hồi. Họ có quyền phản hồi lại chất lƣợng giảng dạy của GV là tốt hay không tốt. Điều này đảm bảo thông tin hai chiều trong hoạt động dạy học giữa GV và SV đƣợc thực hiện. Đây cũng là một trong những biểu hiện cụ thể của dạy học hiện đại lấy ngƣời học làm trung tâm.”

Trong bất kỳ thời đại nào, đội ngũ giáo viên luôn là lực lƣợng có vai trò đặc biệt quan trọng, là ngƣời quyết định chất lƣợng giáo dục [28, tr54]. Điều 15 luật giáo dục cũng đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục”. Vì vậy trong vấn đề xây dựng đội ngũ, đòi hỏi nhà quản lý phải có sự giám sát, có thông tin phản hồi về chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV. Theo TS Nguyễn Dũng: “Chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV nhƣ thế nào thì nhà quản lý phải biết. Điều này lại càng trở nên thực tế và cần thiết đối với trƣờng ĐHDLVăn Lang, khi nhà trƣờng rất quan tâm tới chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV đang đóng góp vào công tác giảng dạy tại trƣờng, đặc biệt là đội ngũ GV thỉnh giảng – một lực lƣợng quan trọng đang cùng với đội ngũ GV cơ hữu tạo nên những giá trị chung cho trƣờng.”

Đào tạo theo Tín chỉ là xu thế. Trƣờng ĐHDLVăn Lang tiếp tục các bƣớc tích cực chuẩn bị chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Chuyên mục Đảm chất lƣợng, Nội san Khoa học & Đào tạo, số 8, 12/2009 của trƣờng đã nêu rõ:

“… Đã xác định khâu then chốt cần chuẩn bị là đội ngũ GV. Chỉ có thể đào tạo theo tín chỉ tốt nếu GV thông suốt về nhận thức, thành thạo về kỹ năng và đầu tƣ đúng mức cho khâu soạn đề cƣơng chi tiết, thiết kế cách dạy học thực sự lấy ngƣời học làm trung tâm, đồng thời, GV phải thay đổi cơ bản kỹ năng đánh giá trong quá trình dạy học…[Nội san Khoa học & Đào tạo, số 8, 12/2009, tr30]. Nhƣ vậy, để chuẩn bị chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, việc lấy ý kiến ngƣời học về HĐGD của GV là một trong những việc cần thiết phải làm, nhằm chuẩn bị đội ngũ giáo viên – một khâu then chốt nhƣ đã xác định.

Tiểu kết: Nhƣ vậy, việc LYKPH từ SV về HĐGD của GV đã đƣợc trƣờng ĐH Văn Lang tiến hành đều đặn, bền bỉ trong nhiều năm liên tục và coi đây là biện pháp quan trọng để đảm bảo chất lƣợng đào tạo. GV tham gia giảng dạy ở đây cũng vì cách làm này mà bắt buộc phải làm tốt nhiệm vụ của mình nếu muốn đƣợc nhà trƣờng tiếp tục mời giảng dạy. Để đảm bảo, nâng cao chất lƣợng đào tạo, và để chuẩn bị chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trƣờng đã xác định đội ngũ GV là một khâu then chốt. Vì vậy, việc nắm bắt và đánh giá đƣợc chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV, đặc biệt là đối với lực lƣợng GV thỉnh giảng là một yêu cầu thực tế. Trong đó, LYKPH từ SV là một trong những việc phải làm, và cũng là để cụ hóa triết lý dạy học hiện đại “lấy ngƣời học làm trung tâm”. Đây còn là quyền lợi chính đáng của ngƣời học, vừa để khuyến khích tính tích cực, năng động và sáng tạo của họ. Đúng nhƣ TS Nguyễn Dũng - Hiệu trƣởng trƣờng ĐHDLVăn Lang cho biết: “LYKPH từ SV về HĐGD của GV là hoạt động rất quan trọng đối với trƣờng, vì vậy trong 6 năm qua, từ tháng 9 năm 2004 đến nay, nhà trƣờng đã thực hiện việc này một cách nghiêm túc. Ý kiến phản hồi của SV đã và sẽ là một trong những kênh thông tin quan trọng trong chính sách quản lý nhằm đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng”.

3.2. Nội dung và phƣơng pháp tính điểm của phiếu lấy ý kiến phản hồi

3.2.1. Nội dung phiếu lấy ý kiến phản hồi

Tại trƣờng ĐHDLVăn Lang, từ tháng 9 năm 2004 đến nay, việc LYKPH từ SV về HĐGD của GV đã đƣợc thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trƣờng. SV đƣa ra ý kiến phản hồi bằng việc điền thông tin vào mẫu phiếu chuẩn do nhà trƣờng phát ra. Mẫu phiếu chuẩn này gồm 19 câu hỏi, vì vậy còn có tên gọi khác là Phiếu 19. Nội dung của phiếu 19 tập trung vào các vấn đề liên quan tới HĐGD của GV, bao gồm:

1. GV giải thích rõ đề cƣơng 2. Duy trì đề cƣơng

3. Tài liệu tham khảo bổ sung cho môn học 4. Tài liệu GV phát trƣớc cho lớp

5. Giảng dễ hiểu 6. Cho nhiều ví dụ 7. Lớp học sinh động

8. Giúp SV khái quát nội dung môn học 9. Phản hồi, giao tiếp với SV

10.Sử dụng hiệu quả thiết bị kỹ thuật

11.Có tín nhiệm: tôn trọng kỷ cƣơng, tác phong, cƣ xử… 12.Nhiệt tình trong giảng dạy

13.Bài tập về nhà rõ ràng

14.Bài tập thực sự tạo động lực cho SV học tập 15.Có nhiều biện pháp khuyến khích SV tự học 16.Sửa bài tập về nhà trên lớp

17.Sửa vào bài làm của SV 18.Đề thi sát chƣơng trình 19.Có đáp án cho đề thi giữa kỳ

Các câu hỏi trên đƣợc chia theo ba nhóm nội dung chính là: Chuẩn bị đề cƣơng; PPGD và PPKT-ĐG, cụ thể là:

Nhóm nội dung

Số thứ tự

câu hỏi Nội dung câu hỏi

NHÓM 1 Chuẩn bị đề cƣơng

1 GV giải thích rõ đề cƣơng 2 Duy trì đề cƣơng

3 Tài liệu tham khảo bổ sung 4 Tài liệu GV phát trƣớc cho lớp

NHÓM 2 Phƣơng pháp giảng dạy 5 Giảng dễ hiểu 6 Cho nhiều ví dụ 7 Lớp học sinh động

8 Khái quát nội dung môn học 9 Phản hồi, giao tiếp SV

10 Sử dụng hiệu quả thiết bị kỹ thuật

11 Có tín nhiệm: kỷ cƣơng, tác phong,cƣ xử… 12 Nhiệt tình trong giảng dạy

15 Có nhiều biện pháp khuyến khích SV tự học

NHÓM 3 Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá 13 Bài tập về nhà rõ ràng

14 Bài tập thực sự tạo động lực cho SV học tập 16 Sửa bài tập về nhà trên lớp

17 Sửa vào bài làm của SV 18 Đề thi sát chƣơng trình 19 Có đáp án cho đề thi giữa kỳ

3.2.2. Phương pháp tính điểm của phiếu lấy ý kiến phản hồi

Tất cả các câu hỏi trong phiếu LYKPH đều ở dạng khẳng định. Mỗi câu hỏi có 5 phƣơng án trả lời:

1. Không có ý kiến

2. Hoàn toàn không đồng ý 3. Không đồng ý

4. Đồng ý

Mỗi phƣơng án trả lời đƣợc quy ra mức điểm cụ thể. Trong đó 4 câu hỏi đầu, từ câu hỏi số 1 tới câu hỏi số 4 và 4 câu hỏi sau cùng, từ câu hỏi số 16 tới câu hỏi số 19 là có cùng một phƣơng pháp tính điểm. 11 câu hỏi còn lại, từ câu hỏi số 5 tới câu hỏi số 15 có cùng phƣơng pháp tính điểm. Cụ thể là:

Đối với 4 câu hỏi đầu và 4 câu hỏi cuối cùng:

Mức Phƣơng án trả lời Điểm

1 Không có ý kiến 0

2 Hoàn toàn không đồng ý 0

3 Không đồng ý 0.25

4 Đồng ý 0.5

5 Hoàn toàn đồng ý 1

Đối với 11 câu hỏi giữa:

Mức Phƣơng án trả lời Điểm

1 Không có ý kiến 0

2 Hoàn toàn không đồng ý 0

3 Không đồng ý 0.25

4 Đồng ý 1

5 Hoàn toàn đồng ý 2

SV đƣa ra ý kiến phản hồi bằng cách đánh dấu vào phƣơng án lựa chọn. Trên Phiếu 19 có in tên môn học, mã GV và tên GV giảng dạy. Phiếu không ghi tên ngƣời trả lời. Phiếu đƣợc phát ra và thu lại theo lớp.

Một phần của tài liệu Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)