Khái niệm

Một phần của tài liệu Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang (Trang 28)

8. Phạm vi, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Khái niệm

LYKPH từ SV về HĐGD của GV có thể đƣợc xem một trong những vấn đề thời sự của giáo dục ĐH nƣớc ta trong những năm gần đây. Việc ngƣời học đƣợc lấy ý kiến đánh giá về HĐGD của GV là việc làm khá mới mẻ ở nƣớc ta cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, việc làm này từ lâu đã trở thành một quy định bắt buộc tại nhiều nơi trên thế giới. Chỉ cần vào trang wed bất kỳ của một trƣờng ĐH nào thuộc một nƣớc nói tiếng Anh trên thế giới, ta cũng có thể tìm đƣợc những cuốn cẩm nang hƣớng dẫn chi tiết về việc thực hiện thu thập ý kiến SV sau mỗi môn học nhằm lấy thông tin phản hồi về các HĐGD của GV, kèm theo rất nhiều mẫu phiếu đánh giá, từ những loại phiếu chung cho mọi tình huống giảng dạy đến các loại phiếu sử dụng riêng biệt cho từng tình huống và đối tƣợng giảng dạy khác nhau [6, tr48-tr63]. Trong lúc ta đang loay hoay với việc đánh giá hoạt động dạy học của GV thì giáo dục ĐH thế giới đã tiến đến việc xác định vai trò của SV trong hoạt động quản trị và đảm bảo chất lƣợng ở ĐH từ những năm cuối thế kỷ 20 [11, tr16- 19].

LYKPH từ SV về HĐGD là hình thức dùng bảng hỏi để thu thập ý kiến của SV về HĐGD của GV sau mỗi môn học. Bảng hỏi thu thập ý kiến phản hồi có thể phát cho mỗi SV hay một nhóm SV theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hay phân tầng, v . v. Cùng mang một ý nghĩa chỉ hoạt động LYKPH của SV về HĐGD của GV có nhiều cụm từ khác nhau. Có tác giả dùng cụm từ “Trò chấm thầy” [30]. Một số tác giả khác dùng cụm từ “SV đánh giá GV” [16], [20] hay “Lấy ý kiến SV về HĐGD” [14]. Mặc dù cùng mang một ý nghĩa, tuy nhiên mỗi cụm từ có thể khiến ngƣời ta hiểu theo những cách khác nhau

và có ảnh hƣởng tới thái độ của cả đối tƣợng cho ý kiến và bị cho ý kiến. Chẳng hạn các cụm từ “Trò chấm thầy”, “SV đánh giá GV” thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là ngƣời học “chấm” hay “đánh giá” về ngƣời thầy. Một câu hỏi đặt ra: Ngƣời học “chấm” hay “đánh giá” gì ở ngƣời thầy? Điều này đã gây ra những mối băn khoăn lo ngại, đặc biệt là từ phía giáo viên. Với SV cũng có những cảm giác ngần ngại hoặc đƣa ra những ý kiến không mang tính xây dựng, thiếu khách quan. Vì vậy để giảm bớt việc tạo ra cảm giác ngần ngại của SV khi đánh giá GV, đồng thời tạo ảnh hƣởng tích cực đối với GV trong quan niệm cũng nhƣ khi tiếp nhận các thông tin phản hồi của SV, có tác giả đã sử dụng những cụm từ nhẹ nhàng hơn nhƣ: “SV đánh giá hiệu quả giảng dạy” [19], “Lấy ý kiến SV về HĐGD” [14]. Ngày 20/02/2008, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1276/BGD ĐT/NG của Bộ trƣởng Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức LYKPH từ

SV về HĐGD của GV”. Trong Công văn hƣớng dẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo

đã sử dụng cụm từ “LYKPH từ SV về HĐGD của GV” [3]. Công văn hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở để các cơ sở đào tạo áp dụng triển khai có hiệu quả và giúp công luận hiểu rõ hơn về chủ trƣơng cũng nhƣ bản chất của việc LYKPH từ SV về HĐGD của GV.

SV đánh giá HĐGD của GV thực chất là việc LYKPH của SV đối với HĐGD của GV. Đây không những là sự phản hồi về chất lƣợng HĐGD của ngƣời học đối với ngƣời dạy mà còn là sự phản hồi của xã hội đối với nhà trƣờng. Việc LYKPH của SV về bản chất thể hiện mức độ hài lòng của SV đối với giờ giảng của GV, là cơ hội để SV đóng góp ý kiến với GV. Mục đích LYKPH của SV về HĐGD của GV là nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng HĐGD của GV [13, tr20-23].

Nhƣ vậy, dù cụm từ đƣợc sử dụng là “SV đánh giá GV”, “SV đánh giá hiệu quả giảng dạy” hay “lấy ý kiến SV về HĐGD”… đều có cùng một ý

nghĩa là LYKPH từ SV về HĐGD. Thực chất của việc LYKPH từ SV về HĐGD là hình thức dùng bảng hỏi để thu thập ý kiến phản hồi của SV về HĐGD của GV sau mỗi môn học. Về bản chất, việc LYKPH của SV thể hiện mức độ hài lòng của SV đối với giờ giảng của GV, là cơ hội để SV đóng góp ý kiến với GV. Mục đích của hoạt động này là nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng của HĐGD.

Một phần của tài liệu Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)