Phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang (Trang 40 - 45)

8. Phạm vi, thời gian nghiên cứu

2.2.2.Phương pháp giảng dạy

2.2.2.1. Khái niệm

Phƣơng pháp dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định đƣợc mục đích, nội dung chƣơng trình dạy học, thì phƣơng pháp dạy và học của thầy và trò sẽ quyết định chất lƣợng quá trình dạy học.

Trong triết học, vấn đề phƣơng pháp đƣợc đề cập từ rất sớm và khá nhiều. Thuật ngữ “phƣơng pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: “Metodos”, có nghĩa là con đƣờng, cách thức vận động của một sự vật hiện tƣợng [23, tr142]. Trong lĩnh vực giáo dục, phƣơng pháp dạy học không phải là một thực thể độc lập, vì mục đích tự thân, mà chỉ là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù: Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên và học sinh. Trong thực tiễn, phƣơng pháp dạy học thƣờng đƣợc hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã đƣợc xác định. Định nghĩa về phƣơng pháp dạy học đƣợc diễn đạt theo những cách khác nhau theo mỗi tác giả. Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) đã định nghĩa phƣơng pháp dạy học một cách ngắn gọn nhƣ sau: Định nghĩa chung nhất về PPGD là những con đƣờng, cách thức tiến hành hoạt động dạy học [23, tr145]. Tác giả Phạm Viết Vƣợng (2000) đã đƣa ra định nghĩa một cách chi tiết và cụ thể: Theo nghĩa chung nhất phƣơng pháp là con đƣờng, là cách thức

mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tƣợng theo mục đích đã định. Tóm lại, phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh, trong đó phƣơng pháp dạy chỉ đạo phƣơng pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo [28, tr93]. Nhƣ vậy, dù đƣợc diễn đạt theo những cách khác nhau, từ những định nghĩa trên có thể rút ra những đặc trƣng chung của phƣơng pháp dạy học nhƣ sau: (1) Phƣơng pháp dạy học là những con đƣờng, cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh; (2) Nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã đƣợc xác định; (3) Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên, ngƣời tổ chức mọi hoạt động học tập của học sinh. Chủ thể của hoạt động học là học sinh, chủ thể tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dƣỡng bản thân.

2.2.2.2. Hệ thống phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay

Phƣơng pháp dạy học luôn gắn chặt với mục đích dạy học. Phƣơng pháp dạy học phục vụ cho mục đích môn học, bài học, giáo dục tính sáng tạo, lòng kiên trì, thúc đẩy sự hứng thú học tập của học sinh. Nội dung dạy học quy định phƣơng pháp dạy học. Mỗi môn học, mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức, mỗi loại kỹ năng đòi hỏi những phƣơng pháp dạy và học cụ thể [28, tr92]. Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích, nội dung chƣơng trình học cụ thể đòi hỏi ngƣời giáo viên phải quyết định lựa chọn phƣơng pháp dạy học nào là phù hợp. Để đƣa ra một lựa chọn có cân nhắc về phƣơng pháp hay kỹ thuật dạy học phù hợp và có thể huy động nhiều biện pháp vào hoạt động dạy học của mình, ngƣời giáo viên cần biết [23, tr184]:

 Hiện tại có những phƣơng pháp dạy học nào?

 Nội dung của mỗi phƣơng pháp là gì?

 Mục đích và phạm vi sử dụng của mỗi phƣơng pháp.

 Yêu cầu của việc áp dụng phƣơng pháp vào trong thực tiễn dạy học nhƣ thế nào?

Phƣơng pháp dạy học là rất đa dạng và phong phú, mỗi phƣơng pháp có những ƣu điểm, nhƣợc điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu riêng. Vì vậy để lựa chọn đƣợc PPGD phù hợp với mục đich, nội dung môn học thì trƣớc hết ngƣời giáo viên phải kiến thức về hệ thống các phƣơng pháp dạy học. Sau đây là hệ thống nhóm các phƣơng pháp dạy học chủ yếu hiện nay.

Nhóm phƣơng pháp chủ yếu dùng lời của giáo viên: Nhóm phƣơng pháp này bao gồm phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp giải thích và trình diễn.

Nhóm phƣơng pháp trao đổi. Nhóm phƣơng pháp trao đổi gồm có năm phƣơng pháp chủ yếu: (1) phƣơng pháp vấn đáp; (2) phƣơng pháp thảo luận trên lớp; (3) phƣơng pháp thảo luận theo nhóm nhỏ; (4) phƣơng pháp động não và (5) phƣơng pháp xemina.

Nhóm phƣơng pháp tổ chức hành động học của học viên. Nhóm phƣơng pháp này có các phƣơng pháp cơ bản là: (1) Phƣơng pháp dạy học chƣơng trình hóa; (2) Phƣơng pháp dạy học theo mô hình Thầy thiết kế - Trò thi công; (3) Phƣơng pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề; (4) Phƣơng pháp dạy học bằng tình huống.

Nhóm phƣơng pháp tổ chức tƣơng tác hành động học. Nhóm phƣơng pháp này có các phƣơng pháp cơ bản sau: (1) Các phƣơng pháp kịch; (2) Các phƣơng pháp dạy học bằng trò chơi.

2.2.2.3. Giảng dạy có hiệu quả

Đổi mới PPGDlà một yêu cầu khách quan và cấp bách đối với giáo dục nƣớc ta. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng giáo dục, sáng 27-11-2004, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyên đề về đổi mới PPGD môn

tự nhiên - xã hội chƣơng trình tiểu học mới với sự tham dự của gần 100 cán bộ, GV cốt cán ở 24 quận, huyện. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức Hội thảo về đổi mới PPGD vào tháng 4 năm 2009 [29]. ĐH quốc gia Hà Nội đã triển khai đổi mới phƣơng pháp dạy học từ năm 2002 đến nay [15, tr35]. Mặc dù đây không còn là vấn đề mới, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều GV giảng dạy theo phƣơng pháp “Thầy đọc, trò ghi”. Cũng có GV soạn bài trên power point, nhƣng khi giảng bài thầy chỉ đọc những nội dung ghi trên màn chiếu chứ chƣa tạo đƣợc tính tích cực trong giờ học.

Phƣơng pháp dạy học rất đa dạng và phong phú, mỗi phƣơng pháp lại có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vấn đề đòi hỏi ở ngƣời giáo viên là tự thiết kế, lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp nhằm chuyển tải nội dung, chƣơng trình học đến với ngƣời học sao cho hiệu quả nhất. Giáo viên là chủ thể của HĐGD, ngƣời đƣợc đào tạo chu đáo về nghiệp vụ sƣ phạm, ngƣời nắm vững kiến thức khoa học chuyên ngành, các quy luật phát triển tâm lý, ý thức và đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh, để tổ chức cho họ học tập [28, tr53-55]. Vì vậy, sử dụng thành công các phƣơng pháp dạy học là khoa học, là kỹ thuật và cũng là một nghệ thuật.

Thế nào là giảng dạy có hiệu quả? HĐGD của GV bao gồm dạy học ở trên lớp, tổ chức các hoạt động trong phòng thí nghiệm, tƣ vấn hƣớng dẫn học tập cho các SV và tƣ vấn cho SV về các đề tài phù hợp với chƣơng trình và bậc học và các cơ hội nghề nghiệp ... Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của GV và SV đã thay đổi rất nhiều, mối quan hệ hợp tác giữa GV và SV đƣợc trú trọng nhiều hơn [21, tr67]. PPGD truyền thống “Lấy ngƣời dạy làm trung tâm” (teacher-centered), GV độc thoại, chủ động truyền đạt kỹ năng, còn ngƣời học tiếp thu một cách thụ động, GV làm mẫu còn học viên làm theo. Phƣơng pháp này hiện nay đã không còn phù hợp.Đối lập với phƣơng pháp dạy truyền thống là PPGD hiện đại “Lấy ngƣời học làm trung

tâm” (learner-centered). Đây là PPGD tích cực, từ lâu đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. GV là ngƣời thiết kế, tổ chức, còn bản thân học viên tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng, độc lập và sáng tạo. Với phƣơng pháp giáo dục tích cực, SV tự tìm ra kiến thức bằng hành động, thao tác... GV đối thoại với học viên, hợp tác và trao đổi với học viên và GV khẳng định kiến thức do học viên tìm ra.” [26]. SV có xu hƣớng tích cực là những ngƣời tham gia vào quá trình dạy - học hơn là những ngƣời tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Theo quan niệm này giảng dạy tốt không còn đƣợc xác định trên cơ sở của những kỹ năng dạy học chung hoặc những cách tiếp cận có thể áp dụng một cách đồng nhất với tất cả các chủ đề và môn học; GV cần thực hiện nhiều PPGD khác nhau. GV giỏi là ngƣời học đƣợc cách làm cho SV hiểu đƣợc một khái niệm, áp dụng và tích hợp chúng [21, tr66-67]. GV không chỉ cần truyền tải kiến thức đến SV mà còn phải chuyển đổi và mở rộng đƣợc những kiến thức đó (Boyer, 1990) [21, tr67]. Giảng dạy có hiệu quả không phải là một khái niệm đơn nhất mà là một hoạt động có tính toàn bộ. GV có trách nhiệm tạo ra một môi trƣờng học tập có tính đến nhƣng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học (Davis, 1993) [21, tr67]. Bản chất của việc giảng dạy là sự sáng tạo ra các tình huống mà ở đó học tập đƣợc diễn ra một cách phù hợp; sắp xếp những tình huống này là một điều mà tất cả các GV cần phải học để có thể tiến hành giảng dạy một cách có hiệu quả (Menge, 1990, tr107) [21, tr67]. Phƣơng pháp sƣ phạm tốt là phƣơng pháp tổ chức dạy và học sao cho phát huy cao nhất năng lực của ngƣời học. Là làm phát triển tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tƣ duy, sáng tạo, trí thông minh của ngƣời học [25, tr163].

Braskamp và Ory (2000) đã xác định thông qua nhiều nghiên cứu các chỉ số để đo lƣờng đánh giá việc giảng dạy của GV trong trƣờng ĐH bao

gồm: truyền đạt kiến thức (qua các khóa học, các hội thảo/hội nghị…), tƣ vấn và hƣớng dẫn cho SV/học viên (giám sát SV trong các phòng thí nghiệm, các buổi học ngoài trời, tƣ vấn nghề nghiệp, học thuật cho SV, hƣớng dẫn các thí nghiệm thực hành, hƣớng dẫn các đề tài nghiên cứu), thực hiện các hoạt động phục vụ học tập (thiết kế các khóa học, xét duyệt các chƣơng trình học….) (Braskamp & Ory, 2000) [21, tr67]. Chất lƣợng HĐGD của GV đƣợc biểu hiện qua việc đảm bảo giờ giấc học tập, trình độ của GV, hiệu quả việc sử dụng các phƣơng tiện phục vụ giảng dạy, tác phong sƣ phạm, khả năng truyền đạt niềm say mê cho SV, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV [13, tr20].

Nhƣ vậy, giảng dạy hiệu quả đƣợc hiểu là GV cần thực hiện những PPGD khác nhau phù hợp với các đối tƣợng khác nhau trong lớp, truyền tải để SV hiểu đƣợc khái niệm, áp dụng và tích hợp chúng. Bên cạnh việc truyền tải kiến thức đến SV, GV cần chuyển đổi và mở rộng đƣợc các kiến thức đó [21, tr67].

Một phần của tài liệu Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang (Trang 40 - 45)