Khái quát về vơng quốc Champa

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại của vương quốc Champa trong bối cảnh thương mại khu vực đông nam á thời cổ trung đại (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV) (Trang 34)

2.1. Điều kiện tự nhiên miền Trung Việt Nam.

Theo phân vùng địa lý của nhà địa lý học Lê Bá Thảo, miền Trung Việt Nam (hay Trung bộ), tính từ Bắc Thanh Hoá đến Nam Phan Thiết, dài hơn 1500km. Diện tích toàn lãnh thổ bằng 96.366 km2, 3/4 lãnh thổ là núi rừng

Tảng nền địa-văn hoá miền Trung không hoàn toàn trùng với lãnh thổ địa lý. Xét về văn hoá Khảo cổ học, từ trớc sau Công nguyên, Thanh Nghệ Tĩnh thuộc không gian văn hoá Đông Sơn, không gian văn hoá Việt cổ. Theo các nhà nghiên cứu thì Bình-Trị-Thiên là khu đệm giữa văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh giai đoạn trớc công nguyên rồi giữa văn hoá Việt và văn hoá Chăm thiên niên kỷ đầu Công nguyên.

Dới góc độ địa-văn hoá, địa hình miền Trung hẹp chiều ngang Tây- Đông với giới hạn Trờng Sơn Nam -Tây, biển khơi-Đông. Nếu mô hình hoá địa thế này chúng ta sẽ có một trục dọc hẹp đợc phân cách và nối nhau bởi

những đèo, nhánh núi chạy cắt ngang từ dãy Trờng Sơn trải dài theo chiều dọc32.

Xét về mặt kiến tạo địa lý, vùng đất của vơng quốc cổ Champa xa có thể đợc chia ra làm bốn khu vực chính tơng đơng với bốn đồng bằng lớn: 1. Khu vực đồng bằng Bình-Trị-Thiên; 2. Khu vực đồng bằng Nam-Ngãi-Định; 3. Khu vực đồng bằng Phú Yên-Khánh Hoà và 4. Khu vực đồng bằng Ninh Thuận-Bình Thuận. Mỗi khu vực địa lý trên đều có những nét vừa rất chung và cũng vừa rất riêng cả về kiến tạo địa hình, địa lý lẫn khí hậu. ở

phía bắc sau những bầu, phá và các cồn cát là một loạt những đồng bằng dài và hẹp của ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Trong đó, đồng bằng Thừa Thiên là đồng bằng rộng nhất trong vùng Bình-Trị-Thiên (với diện tích khoảng 900km vuông).

Từ Nam đèo Hải Vân cho tới giáp với Phú Yên là cả một chuỗi đồng bằng lớn nhỏ nối đuôi nhau chạy từ Bắc xuống Nam – vùng đồng bằng Nam-Ngãi-Định. Hầu hết những đồng bằng lớn ở đây, xét về mặt kiến tạo, đều là những vùng biển cũ đợc phù xa sông và phù sa biển bồi đắp nên. Nếu tính từ bắc vào, đồng bằng đầu tiên mở ra ngay phía Nam Hải Vân là đồng bằng Quảng Nam nằm chẹt vào giữa hai khối núi lớn Hải Vân và Ngọc Linh. Vùng đồng bằng rộng lớn này vốn là một vùng biển cũ, đợc hình thành lên do nớc biển rút, do vận động nâng lên của dãy Trờng Sơn Nam và do phù sa bồi của sông Thu Bồn. Đồng bằng Quảng Nam mở rộng ra cả vùng cửa sông Hội An về phía biển và vùng sông Tam Kỳ ở phía Nam.

Vùng đồi núi sau lng đồng bằng Quảng Nam không chỉ không hoang vu, cằn cỗi mà lại rộng lớn và phì nhiêu. Những đồi núi ở đây không quá cao (từ 200m đến 600m), có sờn thoai thoải và những thung lũng rộng đợc cấu tạo bằng phù sa cổ và phù sa mới.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại của vương quốc Champa trong bối cảnh thương mại khu vực đông nam á thời cổ trung đại (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w