Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 26)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

1.3.1. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình viết văn nửa thế kỷ

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê nội ở làng Cổ Nhuế, tục gọi là Kẻ Noi, một làng cổ ngay kề Hà Nội. Là con vợ lẽ, cha mất sớm khi nhà văn mới mới lên sáu, tuổi thơ của Nguyễn Xuân Khánh gắn với hình ảnh người mẹ góa chồng lam lũ tảo tần cả đời ở vậy nuôi con và những người cô, người bác, người dì ở quê ngoại Thanh Nhàn, làng Thanh Trì, nay là căn nhà trên con ngõ nhỏ đường Trần Khát Chân mà ông và gia đình sinh sống tới tận bây giờ.

Thời trẻ, Nguyễn Xuân Khánh từng đỗ tú tài Toán, học hai năm ở trường Đại học Y Khoa Hà Nội (1951 - 1952) rồi sau đó lên đường nhập ngũ, tham gia vào lực lượng quân đội. Quãng thời gian này, Nguyễn Xuân Khánh lần đầu cầm bút viết truyện ngắn Một đêm và đoạt ngay giải Nhì (không có giải

sự tình cờ, văn chương đã gắn với ông bằng mối duyên tiền định mà mãi sau này, ngay cả những giai đoạn cuộc sống rất khó khăn, phải vật lộn mưu sinh với đủ thứ nghề từ dịch thuật, hợp tác xã mua bán, thợ may đến thợ khoá, nuôi lợn đến bán máu, thậm chí lao động cải tạo cùng lưu manh, đĩ điếm một năm trời. Nguyễn Xuân Khánh vẫn quyết tâm đeo đẳng sự nghiệp viết không ngừng.

Năm 1959, Nguyễn Xuân Khánh đi trại sáng tác cùng Phù Thăng, Xuân Sách, Hoàng Văn Bổn và viết bản thảo Làng nghèo, cuốn tiểu thuyết về làng quê thời kháng chiến chống Pháp, nhưng vì lý do nào đó, cuốn sách không được in. Một năm sau, ông được cất nhắc về làm biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội cùng thời với những tên tuổi như: Vũ Cao, Nguyễn Khải, Hữu Mai… Nhưng rồi một rủi ro tai nạn nghề nghiệp, năm 1965 nhà văn được chuyển về Báo Thiếu niên Tiền phong, thường trú ở Khu 4, rất chăm chỉ đi vào tuyến lửa miền Trung. Năm 1969, ông về hưu non, ít sáng tác, dù có viết một số cuốn nhưng vì lý do tế nhị nên ký bút danh khác [9]. Ở Nguyễn Xuân Khánh, người ta nhận thấy một con người có bản lĩnh phi thường. Trong những năm tháng đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, vây quanh là đói nghèo, lạc hậu, Nguyễn Xuân Khánh vừa kiếm kế sinh nhai, vừa nghiên cứu Kinh Dịch và viết bản thảo “Trư cuồng”, một tiểu thuyết không được xuất bản viết về loạt đối thoại với Chúa, với quỷ trong con người giữa không gian nồng nặc mùi lòng lợn, chỉ được lưu truyền trên một số mạng điện tử. Miền hoang tưởng là tiểu thuyết được xuất bản năm 1990 dưới bút danh Đào

Nguyễn, là suy tư của nhà văn về nghệ thuật mà đời mỗi nghệ sĩ đích thực đều như một Trương Chi. Hai tiểu thuyết ra mắt quãng năm Nguyễn Xuân Khánh ngoài 40 tuổi thể hiện sự quan tâm sâu sắc của ông về những vấn đề bức bối của đời sống hiện tại lúc đó. Song hai tiểu thuyết này không được dư luận chú ý, phải đến năm 2000, khi tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly chính thức

được nhìn nhận và trân trọng. Ba tiểu thuyết đồ sộ: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu

thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011) xuất hiện trên văn đàn trọn

một thập niên, nhưng là sự thai nghén của cả một đời viết Nguyễn Xuân Khánh đã trả về cho ông niềm hạnh phúc vô bờ của người nghệ sĩ khi đứa con tinh thần được thừa nhận và đón nhận. Hơn hết, đó là câu trả lời đích đáng cho một xác tín đầy linh thiêng mà Nguyễn Xuân Khánh kiên trì theo đuổi: văn chương là định mệnh, là số phận cuộc đời và biết chắc cơ duyên của mình nằm ở đó.

Sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, ngoài năm tiểu thuyết vừa kể trên, còn một số truyện ngắn và sáng tác cho thiếu nhi như: tập truyện ngắn Rừng sâu (1963), truyện ngắn Người lính gác - in trong tập Hoa mua (1963), Lá

thư Hà Nội (1967), Goerge Sand - nhà văn của tình yêu (Chân dung văn

học, 1993), Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Truyện vừa thiếu nhi, 2002), Mưa quê (Tập truyện ngắn thiếu nhi, 2003) và hàng loạt các tác phẩm dịch như: Những quả vàng (1996) của Nathalie Saraute, Lời nguyền cho kẻ

vắng mặt (1996) của Tahar Jelloun, Nhận dạng nam (1999) của Elizabeth

Badinter, Năm tuần trên kinh khí cầu (2002) của Jules Verne, Nữ hoàng Sissi (2003) của Anne Francoise Loiuseau.

Công bằng mà nói, cả đời văn và đời viết dài ngót nghét một thế kỉ, Nguyễn Xuân Khánh phải nếm trải đủ mọi thua thiệt, nhưng bằng một nghị lực tiềm năng ẩn giấu sau dáng vẻ bề ngoài mảnh khảnh với nụ cười mủm mỉm và ánh mắt hấp háy thân tình, ông vẫn kiên trì đi đến tận cùng say mê văn chương nghệ thuật. Chẳng thế mà nhà văn Văn Chinh đã không ngần ngại khi ví ông như gốc mai già, mấy mươi năm chìm khuất đâu đó chợt bật lên rừng rực nở hoa hắt lên văn đàn ánh trắng tinh khiết và ngan ngát hương thơm để diện mạo hốt nhiên thay đổi. [10] Và đáp án cho hành trình vượt khó không mệt mỏi ấy, không gì xứng đáng hơn chính là sự vinh danh của giới nghiên cứu, sự nể trọng của đồng nghiệp và sự yêu mến của bạn đọc cho tên

tuổi Nguyễn Xuân Khánh, nhà tiểu thuyết đương đại hàng đầu văn học Việt Nam.

1.3.2 Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử - văn hoá - phong tục Việt Nam lịch sử - văn hoá - phong tục Việt Nam

Trong khuynh hướng vận động của tiểu thuyết đương đại, mảng tiểu thuyết lịch sử - văn hoá - phong tục đã ghi nhận sự trở lại và thử nghiệm của một loạt các cây bút có tên tuổi như: Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Xuân Hải, Võ Thị Hảo, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh…

Ở một cái nhìn so sánh, người viết muốn xem xét và nhận diện ba tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong loạt tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, văn hoá, phong tục, tôn giáo… của các nhà văn trên, đặng chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong quan niệm sáng tạo nghệ thuật về đề tài có tính chất truyền thống nhưng mãi mãi là món nợ của người viết.

Năm 1997, trong lời tựa tiểu thuyết Bão táp cung đình, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã chia sẻ những trăn trở: “… dân tộc ta có một quá khứ dựng nước và giữ nước đầy nhọc nhằn và kiêu dũng, không thua kém một dân tộc nào, nhưng sao thế giới biết đến ta quát ít. Cũng bởi bộ môn tiểu thuyết lịch sử của ta chậm phát triển. Đến nỗi thanh thiếu niên của chúng ta rất thông thạo sử Tầu, sử Hy - La, sử Anh, sử Pháp, v.v… Trong khi đó họ lai không biết rõ các nhân vật lịch sử nước nhà.” [21, tr. 9-10] Có phải chính vì những băn khoăn và cả trách nhiệm ấy đã thôi thúc nhà văn sáng tạo bộ tiểu thuyết nhà Trần đồ sộ mang tên: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền

Trân công chúa và - Phương pháp khảo sát, thống kê Vương triều sụp đổ. Bộ

tiểu thuyết này viết từ năm 1987 đến 2010, chứng tỏ bảo thân nhà văn đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong cả tri thức lịch sự lẫn nghệ thuật kể chuyện lịch sử. Tác phẩm tái hiện những giai đoạn lịch sử dài của dân tộc, trong một triều đại rất được lòng dân - triều Trần, truyền đạt được cái “tinh thần lịch sử”

(chữ dùng của nhà thơ Hữu Thỉnh). Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải đến với bạn đọc như những bộ phim lịch sử hấp dẫn. Mặc dù trong toàn bộ không khí tác phẩm vẫn còn đoạn nặng về xu hướng giáo huấn, chẳng hạn như khi tác giả để nhân vật Huyền Trân công chúa dễ dàng chấp nhận lấy vua Chiêm Thành Chế Mân với sứ mệnh phục vụ dân tộc mà không có những trường đoạn mô tả tâm lí nên khiến câu chuyện ít nhiều có phần “lí thuyết”.

Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác cũng là một thử nghiệm nghệ thuật thành công khi viết về đề tài lịch sử. Ở đây, tác giả dường như có xu hướng coi lịch sử là chất liệu, bút pháp nghiệ thuật tiểu thuyết phóng khoáng, lãng mạn mới là yếu tố chính chi phối cách kể, cách xây dựng nhân vật. Một mặt ông trung thành tuyệt đối với các văn kiện lịch sử như ngày tháng, địa điểm, tính cách nhân vật lịch sử như Ngô Thì Nhậm, Đỗ Thế Long, nhưng mặt khác ông vẫn bồi đắp cho các nhân vật lịch sử còn bỏ trống như Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc… để khắc hoạ rõ hơn thế giới nội tâm phức tạp. Đó cũng là những trang văn hấp dẫn trong tác phẩm, thể hiện năng lực hư cấu tài tình của một cây bút dày dạn, có nghề.

Có thể nói, hầu hết trong các tiểu thuyết lịch sử đương đại, các tác giả đã cố gắng luận giải lịch sử theo góc nhìn riêng, với những suy nghĩ thấu đáo, sâu sắc. Các nhân vật lịch sử nổi danh một thời không chỉ được khai thác với từ cách nhân vật có chức năng, phận sự phục vụ lịch sử mà còn được soi sáng từ nhiều góc độ, có đời sống nội tâm với cung bậc tình cảm chân thực. Hình ảnh Nguyên Phi Ỷ Lan hay nhà sư Từ Đạo Hạnh trong tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ THị Hảo hiện lên sau ánh hào quang là những mâu thuẫn giằng xé giữa quyền lực và tham vọng trần tục. Hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung cùng chiến công công lẫy lừng được nhà văn Nguyễn Mộng Giác khắc hoạ trong mối quan hệ nhiều chiều: vợ chồng, anh em, thầy trò…

để từ đó giúp người đọc nhận diện rõ hơn bối cảnh lịch sử và những bước ngoặt to lớn của dân tộc trong giai đoạn bão táp cuối thế kỉ XVIII.

Tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, duy nhất chỉ có Hồ Quý Ly được

đặt tên trọn vẹn là tiểu thuyết lịch sử nhưng không thể phủ nhận rằng thấm đẫm trong từng trang văn, kết cấu truyện, không gian, nhân vật tác phẩm… là những chất liệu lịch sử, văn hoá và phong tục, tập quán rất tiêu biểu của dân tộc Việt.

Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly được nhà văn viết trong những suy tư,

trăn trở sâu sắc về quá trình đổi mới của dân tộc bằng việc lât lại câu chuyện đầy sóng gió cuối thời Trần (1225-1440), khi nhà nước Đại Việt đang gồng mình chống đỡ khủng hoảng trong nước và chống gặc ngoại xâm. Tác phẩm góp thêm tiếng nói khám phá xã hội và con người Hồ Quý Ly, một trí thức cách tân trước thời đại nhưng vấp phải bi kịch đau đớn nhất là không được lòng người. Đồng thời, tiểu thuyết còn là bức tranh đẹp về văn hoá ngàn năm của dân tộc với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục đẹp… được lưu truyền nay đã mai một cùng năm tháng.

Lấy bối cảnh thời sơ khởi của công cuộc tiếp xúc, tiếp biến văn hoá Đông Tây ở Việt Nam trong những năm cuối cùng của thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khám phá quá khứ dân tộc, góp thêm cái nhìn sâu sắc về đề tài lịch sử. Tác phẩm cũng mang đậm màu sắc chủ đề văn hoá phong tục Vịêt Nam được thể hiện qua cuộc sống của người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ hồi cuối thế kỉ XIX mang tên Cổ Đình. Giữa bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phạt bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa bắt đầu ảnh hưởng và lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu, một tôn giáo của người Việt cổ có từ ngàn đời. Nhà văn dày công kể lại cho người đọc những câu chuyện tình yêu của người đàn

bà Việt trong không gian ấy, một tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt, vừa bản năng, đầy chất phồn thực và cũng nhiều đắng cay. Ở Mẫu thượng ngàn,

chúng ta còn thấy một bức tranh về lịch sử xã hội Hà Nội cuối thế kỉ XIX với việc Pháp đánh thành Hà Nội, việc xây dựng Nhà thờ Lớn... Những lớp lang lịch sử, văn hoá, phong tục đậm đặc dung chứa trong cuốn tiểu thuyết gần ngàn trang đã cho thấy bút pháp trữ tình đầy ấn tượng của Nguyễn Xuân Khánh, nhất là sự trưởng thành trong suy ngẫm của tác giả: tư duy của một nhà văn hoá, nhà tư tưởng trong tư cách một nhà văn.

Đến tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, mạch tự sự về văn hoá - lịch sử gắn

với những kiến giải về sức sống nội tại dân tộc Việt của nhà văn đã thực sự trọn vẹn, hoàn chỉnh sâu sắc. Tác phẩm lấy bối ảnh làng quê Bắc Bộ, một ngôi chùa làng, nơi chứng kiến tất cả những thăng trầm, bi thương của số phận người nông dân và văn hoá làng trong một khoảng thời gian khốc liệt không kém: từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi đất nước lập lại hoà bình. Nhà văn dẫn người đọc vào cuộc phiêu lưu kì lạ của hai chị em chú bé An, sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, cha mẹ đều chết, phải trôi dạt và nương nhờ lại chùa Sọ. Đội gạo lên chùa được viết theo lối cổ điển, mang tính luận đề về ảnh hưởng của đạo Phật trong đời sống của cư dân Việt. Hơn 800 trang sách trải dài qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc cùng những sự kiện lịch sử đặc biệt, chủ yếu diễn ra ở một miền quê Bắc Bộ. Không khí Phật giáo, tinh thần Phật giáo và tư tưởng của đạo Phật gần như can thiệp vào tất cả các tình tiết quan trọng nhất trong cuốn tiểu thuyết đồ sộ này. Tác phẩm thấm đẫm màu sắc Phật giáo, được nhà văn viết trong bốn năm, cũng là những chứng nghiệm sâu sắc của Nguyễn Xuân Khánh về biến thiên của làng quê, về sự ảnh hưởng, hiện diện của Phật giáo đối với cuộc sống con người mà ông rút ra là: “Phật giáo là một lối sống”.

Trong toạ đàm Lịch sử và văn hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh hồi tháng 10/2012, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã chia sẻ: “Viết tiểu

thuyết phong tục hoàn toàn dễ nhưng khó hay, nhưng Nguyễn Xuân Khánh đã thả hồn mình vào đó để làm nên những cuốn tiểu thuyết phong tục được coi là cuối cùng của thời đại chúng ta”.

Có thể nói, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là một điểm sáng trong dòng chảy cuả tiểu thuyết lịch sử - văn hoá - phong tục đương đại Việt Nam. Ba tác phẩm là khúc biến tấu của một chủ đề đã htống nhất, một tư duy thống nhất mà ông tự nhận và chúng ta thừa nhận: “Tôi không đi tìm hình thức mà chủ yếu là vấn đề, suy tư của dân tộc mình là chủ yếu”. Chính suy tư quan thiết về dân tộc, về văn hoá Việt, về sức sống nội tại của văn hoá trong mạch ngầm phát triển của dân tộc mà nhà văn suốt một đời trăn trở ấy đã làm nên tầm vóc thời đại cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.

Chƣơng 2: Các phƣơng thức xây dựng nhân vật từ góc nhìn loại hình

2.1 Từ quan niệm nghệ thuật tới quan niệm về nhân vật

Mỗi nhà văn có tư duy sáng tác của riêng mình, tư duy sáng tác thể hiện rõ ở quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn. Trước và sau đổi mới, nhà văn đã có sự thay đổi trong tư duy sáng tạo nhưng có lẽ rõ ràng và nổi bật nhất là ở giai đoạn từ sau Đổi mới với sự ra đời của ba tiểu thuyết sau năm 2000 mà chúng tôi đang nói đến. Do đó, trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung làm nổi bật tư duy nghệ thuật của ông trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử (chúng tôi tạm gọi chung bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa – phong tục của ông là tiểu thuyết lịch sử). Tiểu thuyết lịch sử là một thể tài tiểu thuyết, vì thế trước hết nó cũng mang những đặc tính chung của tiểu thuyết và đồng thời nó sẽ

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 26)