Kiểu nhân vật hiện thực chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 59)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.3Kiểu nhân vật hiện thực chủ nghĩa

Đây là kiểu nhân vật quen thuộc trong văn xuôi hiện thực chủ nghĩa, khi nhà văn lấy cuộc sống thực tại làm đối tượng khám phá, mô tả, khi họ cầm bút không vì một mục tiêu nào khác ngoài nguyên tắc mỹ học tối thượng là: Sự thật đời sống !

Ở Đội gạo lên chùa, có thể xem An là một nhân vật được khắc họa trên nguyên tắc mỹ học đó. Tưởng chừng hoàn cảnh đã đưa đẩy chị em An đến với chùa Sọ và dẫn An đến với Phật trọn kiếp đời nhưng một lần nữa, An phải từ bỏ nó để bước sang con đường cách mạng. Ngày An được thông báo có quyết định nhập ngũ là ngày trong anh xuất hiện bao nỗi băn khoăn: “Nghe xong tôi như bàng hoàng….bà Bí thư càng nói càng cao giọng, hùng hồn khiến đầu óc tôi như tê dại đi. Trong đó chứa chất bao nỗi niềm riêng mà

bà đâu có biết” [39; 642]. Liệu rằng hai con đường, một là anh đang đi và một là anh sắp đi có quá khác nhau. Một người tu hành suốt đời hướng thiện và vô sát lại cầm súng đánh giặc cho dù đó là những kẻ cướp nước? Nhưng đó không phải là lựa chọn của An mà là lựa chọn của cách mạng. An trở thành anh bộ đội thực thụ cho đến khi chiến tranh kết thúc trở về. Một lần nữa, hoàn cảnh lại bắt An phải lựa chọn, anh sẽ tiếp tục đi theo nghiệp tu hành hay hoàn tục để chăm sóc cho Huệ?. Nhưng tình yêu và tình thương đã kết nối lại khiến An quyết định trở lại với trần tục để chăm lo cho Huệ khi cô đã mất đi đôi chân vì chiến tranh. Lựa chọn cuối cùng đó của An dù khó khăn nhưng đã đem lại cho anh niềm hạnh phúc sau bao năm tháng mất mát vì chiến tranh.

Đọc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng ta không thể quên thế giới nhân vật mà nhà văn đã xây dựng nên. Dù tất cả nhân vật đó đã thuộc về lịch sử nhưng sức sống của họ vẫn vẹn nguyên. Đa chiều, mâu thuẫn, lựa chọn và “Mẫu tính” là những phẩm chất của các nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn. Những kiểu nhân vật này không mới nhưng với tư duy về nhân vật của một nhà văn gạo cội, họ đã trở nên sống động và chuyển tải rất thành công nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Họ đã góp phần làm nên lịch sử nhưng cũng là những người chịu tác động của lịch sử. Và thông qua những nhân vật này, Nguyễn Xuân Khánh đã đưa đến bức tranh sinh động và đầy màu sắc về lịch sử, văn hóa, phong tục của đất nước.

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 59)