Các sắc thái ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 67)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4.4Các sắc thái ngôn ngữ

Được coi là những cuốn tiểu thuyết lịch sử - văn hóa – phong tục, ngôn ngữ trần thuật trong các cuốn tiểu thuyết này rất đa dạng với nhiều sắc thái khác nhau. Tất cả những sắc thái ngôn ngữ cùng hội tụ lại trong ngòi bút của nhà văn tạo nên văn phong đa dạng trong mỗi cuốn tiểu thuyết. Trong số những sắc thái ngôn ngữ làm nên thành công của nghệ thuật trần thuật, chúng tôi chú ý nhất hai đặc điểm đó là: ngôn ngữ triết lý và ngôn ngữ mang màu sắc dân gian.

Là một tiểu thuyết viết về văn hóa phong tục Việt Nam, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã thành công trong việc phục dựng lại một không gian văn hóa làng đầy sinh động và chân thực. Trong đó, ngôn ngữ dân gian được sử dụng một cách linh hoạt góp phần tạo nên không gian văn hóa làng xã vừa giản dị mộc mạc vừa đầy sức sống. Dấu vết ngôn ngữ dân gian được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hàng ngày của mỗi người dân thôn quê. Trong mỗi lời

nói, tư duy ngôn ngữ của họ luôn hướng tới việc sử dụng những thành ngữ, tục ngữ, ca dao để bày tỏ điều muốn nói. Dường như việc sử dụng những yếu tố đó như một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.

Phương thức nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn cũng được đánh giá là hướng tới đặc điểm của tư duy tiểu thuyết đương đại. Nhà văn đã tạo nên hệ thống nhân vật của mình bằng phương thức miêu tả từ nhiều điểm nhìn và “phi trung tâm hóa”. Từ những đặc điểm đó, nhân vật được hiện lên bằng sự khắc họa đa chiều, vừa khách quan, vừa chủ quan nhưng trên hết, nhân vật đã được xây dựng một cách ấn tượng và vẫn mang đậm dấu ấn tư duy của nhà văn.

Chƣơng 3: Thi pháp kết cấu và tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật

3.1. Thi pháp kết cấu

Trước hết, nói đến kết cấu tiểu thuyết, chúng ta cần đề cập đến bố cục bởi đó là một phần của kết cấu tiểu thuyết. Ở cả ba tác phẩm, nhà văn đã xây dựng nên bố cục khá tương đồng với nhiều phần, mỗi phần như một truyện ngắn được đứng tách riêng.

Không một sự vật nào tồn tại mà không có kết cấu; sự tồn tại của bản thân sự vật khẳng định sự tồn tại kết cấu của nó. Trong nghệ thuật, kết cấu là một hiện tượng chức năng, chỉ có thông qua phân tích trực tiếp mới phát hiện được giá trị thực sự và vẻ đẹp độc đáo của nó, cũng chỉ thông qua sự phân tích trực tiếp đó chúng ta mới giải thích được ý nghĩa của sự tồn tại của kết cấu tác phẩm.

Kết cấu là liên hệ cơ bản trong quan hệ giữa hình thức và nội dung tác phẩm văn học. Trong tác phẩm tự sự, kết cấu là cơ sở của hình thức truyện mà đồng thời cũng là một cách bao quát của nội dung câu chuyện. Các loại tài liệu-chất liệu đời sống thông qua sự tổ hợp đa tầng thứ, đa chiều kích của kết cấu hình thành nên hình thức nghệ thuật mang nội dung tự sự cụ thể. Vì vậy, phân tích kết cấu tự sự (analyse Structure du récit) là một trọng điểm trong nghiên cứu văn học tự sự.

Khái niệm kết cấu là một công cụ lý luận quan trọng trong phê bình phân tích tiểu thuyết. Rõ ràng, tiểu thuyết là một hoạt động của nghệ thuật tự sự ngôn từ, do vậy kết cấu tiểu thuyết phải được tìm hiểu trên cơ sở quan sát cả ba bình diện sáng tác (viết), văn bản (tác phẩm tri giác bằng sự đọc), tiếp nhận (đọc hiểu giải mã). Trong quá trình sáng tác, tác giả tổ chức các tài liệu đời sống và kinh nghiệm nhân sinh, bỏ đi chỗ “thừa”, lấy vào chỗ “thiếu”, dung hợp thành những bức tranh nghệ thuật được khái quát theo những quy luật thẩm mỹ nhất định. Việc tổ chức này chính là quá trình xây dựng kết cấu hình tượng tác phẩm. Nói cụ thể, đó chính là nghệ thuật đem những nội dung

khác biệt về không gian - thời gian thống nhất lại với nhau. Nghệ thuật đem các nhân tố tinh thần và vật chất; sống động, lưu chuyển và tĩnh tại, tồn tại sẵn; hữu hạn và vô hạn; chủ quan và khách quan… kết hợp thành hình tượng tác phẩm thống nhất. Kết cấu hình tượng tác phẩm sản sinh đồng thời với ý đồ nghệ thuật và được cụ thể hoá dần theo chân sự tiến triển của hình tượng nghệ thuật. Sau cùng, kết cấu hình tượng tác phẩm sẽ được xác định bằng văn bản tác phẩm, ngoại hiện ra ở sắp xếp bố cục, ngoại hiện ra trong việc đem nội dung hình tượng thực tế hóa vào các phiến đoạn trần thuật mà truyền thống vẫn gọi bằng các thuật ngữ chương, đoạn, khổ truyện, hoặc nói dãy phiến đoạn theo trình tự sẽ định (Sequence) – tức chính là cái quá trình của kết cấu văn bản trần thuật. Nhà văn không phải là sáng tạo xong “kết cấu hình tượng tác phẩm” rồi sau đó mới tiến hành “kết cấu văn bản trần thuật”. Trong thực tế sáng tác, hai việc đó là đồng thời, là bóng hình xuôi ngược có nhau. Kết cấu phản ánh quá trình nhà văn nhằm biểu đạt một chân lý nghệ thuật trong một cấu trúc chỉnh thể ngôn từ cụ thể mà hiến thân cho cuộc vật lộn với các tài liệu kinh nghiệm nhân sinh. Kết cấu đương nhiên cũng thể hiện chính quá trình vận động của tư duy nghệ thuật của nhà văn. Tư tưởng sinh động của nhà văn biểu hiện ở bản thân kết cấu. Chọn dùng một phương án kết cấu nào, chung quy là nhằm nâng cao tác động nghệ thuật và sức mạnh biểu hiện chủ đề cho đề tài tác phẩm.

Đội gạo lên chùa có một chút khác biệt so với các tác phẩm của Nguyễn

Xuân Khánh là nhà văn đã chia thành 3 phần lớn, mỗi phần lớn lại chia thành chương, với số lượng nhiều ít không đều nhau, nhưng tất cả phần lớn, phần nhỏ đều có tiêu đề: TRÔI SÔNG (Lưu lạc – Chùa Sọ – Tây lai Bernard – Trường làng – Sư Vô Trần – Tôi học võ – Nhà sư cách mạng – Bốt đình Sọ – Đại uý Thalan – Nhà giam phòng nhì – Trận lúa vàng – Thiền sư Vô Uý – Sư Khoan Độ – Sư cụ và thày giáo Hải – Cô Nguyệt – Đại sư huynh – Đom đóm – Trôi sông); phần hai: BÃO NỔI CAN QUA (Ngày mới – Mặt trời bừng sáng cánh đồng quê – Giếng thơm – Trên sông Bồ Đề – Đã mang lấy

nghiệp vao thân); phần ba: VỀ CÕI NHÂN GIAN (Ngày giỗ tổ – Tân binh – Chuẩn bị lên đường – Duyên nhà phật – Tiếng chuông chùa – Hai đối thủ – Gặp gỡ – Về cõi nhân gian).

Như vậy, tác giả đã lựa chọn dạng bố cục gần giống như trong tiểu thuyết chương hồi cổ điển cho kết cấu tác phẩm của mình. Tuy nhiên, sự tương đồng đó chỉ là hình thức còn bố cục nội dung đã được ngòi bút của ông thay đổi hoàn toàn mới và mang đặc trưng tư duy nghệ thuật rất riêng của nhà văn. Các bố cục này chính là cái sườn để nhà văn kiến tạo nên kết cấu tiểu thuyết.

Mỗi tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều có một kết cấu riêng tạo cho bề mặt truyện được thể hiện ở một tầng sâu hơn. Ở đó, tác giả phải tạo dựng nên được một mối liên kết giữa các thành tố bên trong tác phẩm hay còn được gọi là cấu trúc tác phẩm. Kết cấu truyện thể hiện tài năng của nhà văn trên phương diện nghệ thuật. Kết cấu của bộ ba tiểu thuyết cũng khá đa dạng và phong phú. Có thể đó là kết cấu đảo lộn không gian và thời gian, có thể đó là kết cấu truyện lồng ghép hay chỉ đơn giản là kết cấu theo diễn biến sự kiện trong cuộc đời nhân vật, nhưng cũng có lúc đó là kết cấu tâm lí khá phức tạp…

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 67)