5. Cấu trúc của luận văn
2.4.3 Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ trần thuật (narrative language) là công cụ tư duy trực tiếp của người viết. Như trên đã nói, trần thuật là phần lời của tác giả, của người trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có
chủ ý của nhà văn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả. Trong tác phẩm có dung lượng lớn và chứa đựng nhiều ý nghĩa tư tưởng, nhà văn đã sử dụng một cách linh hoạt các dạng thức ngôn ngữ trong miêu tả, kể chuyện, trong đó, hai dạng thức độc thoại và đối thoại được đan cài xen lẫn nhau tạo nên bản hòa âm ngôn ngữ mang nhiều sắc thái như: ngôn ngữ dân gian (ngôn ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân thôn quê, thường có nhiều trong Mẫu
Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa), ngôn ngữ triết luận (thường thể hiện chủ
đề tư tưởng của tác giả qua nhân vật của mình như Hồ Nguyên Trừng, Sử Văn Hoa; Pierre, Rene‟, Nhụ, bà Tổ cô; sư Vô Trần, thiền sư Vô Úy…).
Tiểu thuyết Việt Nam đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách hiệu quả. Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, giấc chiêm bao nhằm để nhân vật tự bộc lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiềm toả của ý thức con người. Giấc mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức. Nhiều tiểu thuyết trong thời kỳ đổi mới đã sử dụng mô típ giấc mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người. Có thể thấy kỹ thuật tự sự này trong các tiểu thuyết : Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng),
Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài)...
Trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, hầu hết các nhân vật đều có độc thoại nội tâm. Mỗi nhân vật hiện lên là một khối cô đơn lớn kể cả khi họ là những kẻ mạnh, có quyền thế hay những kẻ yếu, cô đơn.
Cũng sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong Đội gạo lên chùa, những màn
độc thoại không chỉ mang tính nội tâm đi sâu khám phá chính mình mà còn được sử dụng khi nhân vật chuẩn bị quyết định một việc làm nào đó. Khi sư Khoan Độ và Nguyệt trốn vào rừng Cò để tránh màn truy đuổi của bọn lính, bất ngờ nhà sư phát hiện có bóng một tên lính đã đuổi theo hai người đến rừng Cò, cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật được miêu tả để thể hiện những
mâu thuẫn và những bước tính toán trong đầu vị sư chùa trước một tình huống nguy hiểm: “Khoan Độ ngẫm nghĩ toan tính. Làm thế nào bây giờ? Đã lâu lắm ta không động thủ. Nhưng liệu có thể để cho sáng mai một bầy lang sói dàn quân ra tay cầm thuốn đi vào rừng được không. Mà đâu chỉ có mình cô ấy. Còn thầy giáo Hải nữa chứ. Hơn nữa, đằng sau thầy ấy còn bao nhiêu người khác…Lại còn sư cụ của ta nữa chứ. Lại còn chú tiểu An nữa chứ. Lại còn cái bóng dáng của vợ ta đang hiện hình trên người cô gái nữa chứ….” [74; 342]. Không phải dễ dàng để sư Khoan Độ có thể quyết định hành động bởi ông vốn dĩ là một cao thủ giang hồ nhưng từ khi bước đi theo sư cụ đồng nghĩa với việc không bao giờ được sát sinh. Nhưng trước tình huống quá nguy hiểm này, liệu rằng ông có thể làm được gì khác? Ông vừa muốn giữ trọn lời thề đi theo Phật đạo, vừa muốn cứu mọi người và cuối cùng ông đã phải ra tay để cứu Nguyệt và Hải cùng biết bao nhiêu con người ở đằng sau đó cho dù chính ông biết rằng mình đã phạm phải điều tối kỵ của người tu hành.