5. Cấu trúc của luận văn
2.3 Các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đội gạo lên
gạo lên chùa
G.Lukas từng nói: “Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho
sự sống, còn các cá nhân lịch sử thì đang sống”. Từ đó, chúng ta có thể thấy được tư duy về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh phải gói trọn được cả quá khứ, hiện tại và tương lai bởi nó kết hợp được ở hai yếu tố lịch sử và tiểu thuyết.
Ở nhóm nhân vật thứ nhất, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng lại
những nhân vật vừa như ngoài đời thực của thời bấy giờ, gắn liền với thời gian, năm tháng, địa điểm mang dấu tích lịch sử, nhưng đồng thời họ cũng mang những tính cách, tâm trạng và số phận của nhân vật tiểu thuyết…
Nhóm nhân vật thứ hai - những nhân vật lấy từ nguyên mẫu do chính
nhà văn đã kể lại. Họ là bà cô Tổ là một người họ hàng của ông “Cuộc đời của bà chính là cuộc đời của nhân vật trong truyện”, họ là bà ba Váy là cũng lấy nguyên mẫu từ chị họ của tác giả, còn nhà sư Vô Úy và chú tiểu An được nhà văn lấy tứ từ lần gặp gỡ trong bệnh viện với một nhà sư già và chú tiểu đi cùng, qua câu chuyện của họ nhà văn biết được chú tiểu đã từng đi bộ đội về, từ đó, nhân vật An xuất hiện. Kiểu nhân vật thứ ba được hình thành từ chính trải nghiệm và tài năng của tác giả và họ cũng làm tròn nhiệm vụ của mình là góp phần không nhỏ vào việc gửi gắm tình cảm và tư tưởng của tác giả trong mỗi tác phẩm.
Xuất phát từ mẫu thức chung đó, nhà văn đã hình thành nên hệ thống nhân vật để từ đó, đưa họ trở thành trung tâm của tác phẩm. Xoay quanh số phận của các nhân vật trong thời điểm lịch sử, nhà văn muốn thể hiện những quan điểm về các vấn đề như: tính dân tộc, tôn giáo, cách mạng…
Một trong những dạng thức mà chúng ta không thể không nói đến khi nghiên cứu tư duy nghệ thuật của một nhà văn viết tiểu thuyết đó là tư duy về nhân vật. Nhân vật là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi xây dựng nên một cuốn tiểu thuyết.
Nhân vật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong tác phẩm, nó vừa là điểm tựa để nhà văn khái quát lên những quy luật của hiện tại và cũng là nơi để người viết thể hiện những tư tưởng cũng như tình cảm của mình. Nhân vật
vì thế luôn hiện hữu trong các thể loại văn học… Nhân vật có quan hệ hữu cơ với các yếu tố khác trong tác phẩm văn học. “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định”. Nhân vật là phương tiện để hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người, là cách để nhà văn đúc kết về thế giới, là nơi thể hiện tư tưởng của nhà văn. Đó “chính là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận“giải mã” những vấn đề hiện thực cốt yếu đặt ra trong tác phẩm”.
Nhân vật trong tiểu thuyết mang những đặc trưng và chức năng chung của nhân vật văn học. Tuy nhiên, tiểu thuyết, hơn hẳn các thể loại khác ở khuôn khổ rộng lớn, vì thế nó “cho phép các nhà văn khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận để tạo nên hình tượng nghệ thuật sinh động, có sức mê hoặc và ám ảnh là trọng điểm để nhà văn lý giải mọi vấn đề của đời sống xã hội”. Tiểu thuyết phản ánh cuộc sống đa chiều, phức tạp với dung lượng lớn, có khả năng dung nạp nhiều đặc điểm, nhiều biện pháp nghệ thuật. Thông thường thì đề tài, lĩnh vực cuộc sống là yếu tố được khám phá đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết. Tuy nhiên tất cả các nhà viết tiểu thuyết đều hiểu rằng, cái gây hứng thú cho người đọc không phải chủ yếu là đề tài mà là nhân vật của nó. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng khẳng định: “vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết, theo tôi là miêu tả những con người, tìm hiểu con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ về mọi vấn đề đều phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật”. Qua nhân vật, người đọc có thể hiểu được tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và đánh giá được cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là đứa con tinh thần, là sản phẩm, là vốn sống trực tiếp của nhà văn, cũng là nơi thể hiện rõ nhất quan niệm nghệ thuật cũng như quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhân vật trong tiểu thuyết được miêu tả trên nhiều bình diện từ ngoại hình, nội tâm, tính cách đến hành động.
Nhân vật trong tiểu thuyết không giống với nhân vật trong sử thi (mặc dù dung lượng của hai thể loại này gần như tương đương) ở chỗ, nhân vật sử thi luôn là nhân vật hành động và là nhân vật anh hùng, còn nhân vật tiểu thuyết là những con người bình thường, đời thường, trải qua nhiều cảnh ngộ với thế giới nội tại riêng tư, phức tạp, phong phú không hề đơn giản.
Có rất nhiều phương cách để phân loại nhân vật trong tiểu thuyết, chẳng hạn, căn cứ vào vai trò của nhân vật với cốt truyện có thể phân thành nhân vật chính và nhân vật phụ; căn cứ vào tư tưởng và quan hệ với lý tưởng có thể phân thành các nhân vật chính diện, nhân vật phản diện; căn cứ vào cấu trúc nhân vật có thể phân loại thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, và nhân vật tư tưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhân vật cũng được đánh giá theo những tiêu chí trên mà trong mỗi bước phát triển của lý luận văn học, nhân vật lại được đánh giá qua các tiêu chí khác nhau. Trong bài viết của Hoàng Cẩm Giang, nhân vật trong tiểu thuyết đương đại được phân biệt khá cụ thể “nếu nhìn từ góc độ loại hình và chức năng biểu đạt, trong các tiểu thuyết đang xét, tính phức hợp biểu hiện ở các kiểu nhân vật (hoặc sự phối kết của hai hay nhiều kiểu nhân vật) sau đây: 1. Kiểu nhân vật số phận – tính cách; 2. Kiểu nhân vật lập trường tư tưởng hoặc nhân vật tâm lý; 3. Kiểu nhân vật ký hiệu – biểu tượng ; 4. Kiểu nhân vật „„không – nhân vật‟‟ hay „„phản – nhân vật‟‟. Nếu nhìn từ góc độ tính chất hành động, chúng ta lại có thể có một cách phân loại khác: 1. Kiểu nhân vật chủ động truy tìm ý nghĩa của bản thể và tồn tại; 2. Kiểu nhân vật lạnh lùng đứng ngoài quan sát đời sống ; 3. Kiểu nhân vật lạc lõng và bất lực trong quá trình “nhập cuộc”; 4. Kiểu nhân vật bị tha hóa và tự biến mất”. Cũng nói đến phân loại nhân vật, Phạm Xuân Thạch đã đề xuất khi nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử: “Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, xuất hiện đồng thời trong các tiểu thuyết lịch sử cả ba dạng nhân vật: nhân vật – chủ thể của tiến trình lịch sử, nhân vật nạn nhân của lịch sử và nhân vật – kẻ quan sát lịch sử”.
Như vậy, để có thể phân định ra các kiểu nhân vật là một thao tác không đơn giản, nhưng dựa vào mục đích nghiên cứu trong luận văn này, chúng tôi sẽ có các khai thác nhân vật ở những đặc điểm riêng để làm nổi bật nên tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của tác giả bộ ba tiểu thuyết lịch sử này.
Vì những lí do như đã nói ở trên, khi nghiên cứu về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về nhân vật trong tiểu thuyết của ông và coi như đó là một dạng thức tư duy bởi đặc trưng của người viết tiểu thuyết là tư duy bằng nhân vật.
Từ góc nhìn thi pháp nhân vật, chúng ta có thể nhận ra ba kiểu nhân vật bao trùm trong thế giới nhân vật của Đội gạo lên chùa, và cũng tiêu biểu cho thế giới nhân vật của tác giả nói chung. Đó là kiểu nhân vật trung tính - đa chiều, kiểu nhân vật tư tưởng-lãng mạn và kiểu nhân vật hiện thực. Sự phân loại như vậy tất nhiên chỉ có tính tương đối, có chức năng phương thức tiếp cận khoa học. Chúng tôi cố gắng đi vào phân tích và lý giải lần luợt các kiểu nhân vật đó.