Điểm nhìn trần thuật trước nhân vật

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 63)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4.2Điểm nhìn trần thuật trước nhân vật

Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là “vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng”. Nhưng về cơ bản, người ta chia điểm nhìn trần thuật thành ba kiểu: điểm nhìn zero (người trần thuật biết tuốt), điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Điểm nhìn zero là kiểu điểm nhìn cổ điển nhất, thường xuất hiện trong văn học truyền thống, trong đó người kể chuyện miêu tả, tái hiện đời sống chủ yếu từ ngôi thứ ba. Điểm nhìn của người kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi nắm bắt được hầu như mọi diễn biến câu chuyện cũng như số phận các nhân vật, khi có tầm nhìn“vượt lên trên”, có thể nhìn xiên sang những sự kiện được kể, người kể chuyện vừa hiểu biết về các sự kiện khách quan trong tổng thể của chúng vừa hiểu biết sâu sắc tâm hồn (suy nghĩ, tình cảm…) và những bí mật thầm kín nhất của tất cả các nhân vật. Điểm nhìn bên trong giúp nhân vật tự nói về suy nghĩ của mình, tự mổ xẻ tâm lý mình. Còn điểm nhìn bên ngoài là điểm nhìn khách quan nhất, nó chỉ hướng đến đối tượng là những biểu hiện, những hành động ngoài của nhân

vật, trong khi đó, tâm lý nhân vật thì không được phân tích mà để người đọc tự cảm nhận. Văn học Việt Nam cũng hòa nhập cùng văn học thế giới với sự dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong, một sự quan sát nhân vật từ cảm nhận nội tâm của mình. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. “Việc phối hợp và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong sẽ giúp cho nhà văn có điều kiện trổ nhiều ô cửa để khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, nhà văn có đủ điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tả một cách sinh động những đường quành tâm trạng đầy tinh vi của nhân vật”. Sự phối hợp và dịch chuyển điểm nhìn khiến cho tác phẩm trở nên sinh động. Khi ngôi kể chuyển dần từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất như một nhân vật cụ thể trong tác phẩm, có tham gia, liên quan hoặc chứng kiến câu chuyện nghĩa là “tác giả đã tin cậy trao cho nhân vật cái quyền phát ngôn nhằm hàm chứa cái nhìn bình đẳng với chủ thể trần thuật”. Điểm nhìn nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không giới hạn bởi mỗi một nhân vật trong tiểu thuyết của ông đều có thể trở thành người kể chuyện và từ đó, điểm nhìn được đặt vào từng nhân vật cụ thể chứ không chỉ là những kiểu điểm nhìn chung chung.

Không phải ngẫu nhiên mà trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà văn

thường đặt song song, xen kẽ hai người kể chuyện, một người kể chuyện ngôi thứ nhất và một người kể chuyện ngôi thứ ba. Người kể chuyện đa số ở ngôi thứ ba nhưng đôi khi thay bằng ngôi thứ nhất với điểm nhìn liên tục được di chuyển, mỗi nhân vật chính trong tác phẩm đều được miêu tả với nhiều điểm nhìn. Vì thế nhân vật được đặt trong vào trong các mối quan hệ khác nhau, vào các tình huống và hoàn cảnh khác nhau, từ đó, thấy được tính chất “lưỡng phân” của nhân vật.

Mỗi nhân vật được nhà văn đặt trong một tấm kính trong suốt và từ đó hầu như người khác có thể nhìn thấy họ nhưng ở mỗi góc lại có một cách nhìn nhận khác nhau.

Cùng chung phương thức miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, các nhân vật trong Đội gạo lên chùa cũng được khắc họa bằng nhiều điểm nhìn khác

nhau. Sư Vô Úy với điểm nhìn của chị em An là một người đức độ, có công cứu mạng. Với sự Khoan Độ và những người dân làng Sọ là một vị sư thông tuệ và đã cứu giúp cho biết bao số phận con người. Nhưng với những người Pháp ở phòng nhì, nhà sư là kẻ đồng phạm với Việt minh, gan lỳ và mắc tội… Sư Vô Trần trong mắt của Khoan Độ: “là một người thâm trầm, bền chí….Sư làu thông kinh – luận. Lúc hoàn tục, sư thúc cũng là người xuất sắc. Không cục mịch như ta đâu” [39;113]. Nhưng trong mắt nhiều người dân làng Sọ, có lúc sư là một người vì cái phàm tục mà từ bỏ đạo Phật…

Bên cạnh đó, nhà văn còn đặt cho nhân vật một điểm nhìn bên trong, đó là tự nhân vật bộc lộ chính mình, đối diện với chính mình. Ở đây, chính độc thoại nội tâm đã tạo nên thành công cho điểm nhìn bên trong. Độc thoại nội tâm là sự phân thân của nhân vật. Nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe tiếng nói bên trong ấy. Những đoạn độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ tình cảm chân thực nhất, suy nghĩ về bản thân và thế giới xung quanh chân thật nhất và thể hiện sâu sắc nhất phần sâu kín bên trong tâm hồn và tính cách của mình.

Hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đều có độc thoại nội tâm. Mỗi nhân vật trở thành một người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng cái tài của nhà văn ở đây là những màn độc thoại đó đã được sắp xếp hợp lí đan xen với lời kể nhưng không làm cho mạch truyện rời rạc, đứt gãy.

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 63)