0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Kiểu nhân vật trung tính – đa chiều

Một phần của tài liệu ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP THỂ LOẠI (Trang 45 -45 )

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.1 Kiểu nhân vật trung tính – đa chiều

Đây là kiểu nhân vật thoát ly khỏi lối tư duy máy móc, siêu hình, quen nhìn con người chỉ bằng hai thước đo thiện-ác và nhìn thế giới theo hai màu trắng-đen. Cùng với xu hướng đổi mới trong văn học nghệ thuật, nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã hoàn toàn loại bỏ sự phân tuyến tốt – xấu; cao cả -thấp hèn. Nhân vật điển hình đại diện cho con người cộng đồng đã được thay thế bằng con người cá nhân với những đặc điểm đa dạng và phong phú với nhiều kiểu dạng nhân vật, tính cách. Điều này thể hiện rõ hơn khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận và khai thác hiện thực của các nhà văn, đồng thời thấy được hiện thực cuộc sống luôn bộn bề và phức tạp. Nó thể hiện cái nhìn toàn vẹn về đời sống bằng tính đa nguyên của nghệ thuật. Tiểu thuyết thời kì này đã xây dựng được một số kiểu dạng: nhân vật tha hoá, nhân vật sám hối, tự thú, nhân vật cô đơn, nhân vật phi lí. Thông qua sự xuất hiện của những kiểu nhân vật ấy chúng ta có thể đưa ra một số kết luận về

tiến trình cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết. Mặc dù ra đời trong giai đoạn các nhà tiểu thuyết đang nỗ lực làm mới hình thức nghệ thuật tiểu thuyết qua những kiểu nhân vật như trên, những tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh lại không được xây dựng những theo xu hướng đó. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh được xây dựng thông qua quá trình quan sát, hư cấu và sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở khái quát hóa hiện tượng đời sống của chính bản thân nhà văn. Tư duy sáng tạo cùng rất nhiều kinh nghiệm sống đã được nhà văn vận dụng vào cách xây dựng nhân vật của mình. Ông như một người cần cù bao năm đi đãi cát tìm vàng trong tâm hồn của người Việt. Nhân vật của ông đã vượt xa lối tư duy cũ và tiếp nối sáng tạo của những nhà văn đương thời, do đó họ trở nên gần với quy luật đời thực hơn bao giờ hết. Điều này được Nguyễn Xuân Khánh thể hiện ở chỗ ông không dụng tâm xây dựng những nhân vật điển hình mang tầm khái quát cho mọi tính cách lớn lao mà thay vào đó các nhân vật trong tiểu thuyết của ông được đa dạng hóa ở cá kiểu nhân vật khác nhau. Mặc dù vậy, tất cả những nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh đều có một mẫu thức chung, đó là kết quả của sự dày công sưu tầm, dày công suy nghĩ để tái hiện lại trong tác phẩm. Họ đều là những nhân vật dù ít dù nhiều đều được bồi đắp bằng sự hư cấu theo dụng ý riêng của nhà văn. Về đặc điểm này, chúng tôi có thể phân chia các cấp độ hư cấu của Nguyễn Xuân Khánh dành cho các nhân vật của mình như sau:

- Thứ nhất, những nhân vật có thật, nhưng được hư cấu tính cách, hành động: từ Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Vua Nghệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thiếu Đế, Bà Hoàng Thánh Ngẫu, Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng đến cả nhà sư Phạm Sư Ôn, tướng cướp Nguyễn Nhữ Cái phất cờ khởi nghĩa, hay vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga (các nhân vật này tập trung chủ yếu trong cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly;

- Thứ hai là các nhân vật hư cấu theo nguyên mẫu có thật: bà Tổ cô , bà ba Váy, bà Mõ….(tập trung trong Mẫu Thượng Ngàn) và nhà sư Vô Úy,

- Thứ ba là kiểu nhân vật hoàn toàn hư cấu (kiểu này chiếm đa số): nhân vật Thanh Mai, Sử Văn Hoa, Phạm Sinh…trong Hồ Quý Ly , nhân vật

Bà Mùi, Nhụ Điều, Hai Phác (Trịnh Huyền), ba anh em nhà Messmer, Lý Cỏn, Tiên chỉ Nhậm v.vv….trong Mẫu Thượng Ngàn, các nhân vật như

Nguyệt, Hải, sư Vô Trần, Sư Khoan Độ và những người dân của làng Sọ trong Đội gạo lên chùa.

Nhân vật xét ở góc độ trần thuật là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự. Chất liệu đó có thể được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau như một thực thể sống, có số phận riêng tư và đời sống tâm lý cá biệt; một hình chiếu thế giới tư tưởng của tác giả hoặc của đời sống xã hội… song dù ở góc độ nào, đó vẫn là một hệ thống có quan hệ nội tại và thống nhất sâu sắc với cấu trúc tự sự của tác phẩm.

Bên cạnh những nhân vật như sư Vô Úy với đệ tử thứ nhất là ông Hổ Khoan Hòa, sư Bác Khoan Độ, chú tiểu An, Chính ủy – cựu sư thúc Vô Trần và cô Nấm lẳng lơ, địa chủ Long, phòng nhì Bernard, những bà vãi Thầm, cố bé Rêu… là nhưng hình tượng nghệ thuật lớn, được nhà văn chú tâm khắc họa làm nổi bật Phật tính trong họ với những nét biểu hiện vừa chung lại vừa riêng. Ngay cả những nhân vật phía bên kia chiến tuyến cũng được nhà văn khắc họa rất thành công, đó là đại úy Thalan trí thức, trọng danh dự và công bằng bác ái, điển hình của một tính cách Pháp bị thực dân lừa mị, biến thành kẻ bảo vệ công cuộc xâm lược trong khi bản thân vẫn nghĩ mình đang khai hóa xứ sở này. Một người đầy tự tin trong sứ mệnh “cao cả” như Thalan được đặt trong tương quan với Bernard để làm nổi bật cái sự mặc cảm con lai của nhân vật này. Nét độc đáo của nhân vật Bernard là vừa có quyền lực do thực dân trao cho cũng vũ khí tối tân, lại vừa có nhưng mưu mô xỏa trá vặt – một tính cách mặt trái của cư dân tiểu nông được tiêm nhiễm trong hắn, đã biến Bernard thành một kẻ ác hiểm. Cái mặc cảm con lai trong con người này

đã đẩy cái ác trỗi dậy vô hạn độ, giểt chết căn Phật tính từng được chăm sóc tưới tắm bởi bà mẹ của hắn.

Đề cập đến hệ thông nhân vật của Đội gạo lên chùa, trước tiên phải nhắc tới nhân vật sư Vô Úy mà ngay từ cái tên của nhân vật đã là một ký hiệu đầy hàm nghĩa. Vô Úy nghĩa là không sợ, không sợ bất cứ cái gì: Không sợ cường quyền bạo lực, không sợ lẽ hưng vong sinh diệt của tạo hóa, không sợ quy luật tuần hoàn đắp đổi của vạn vật. Cuộc đời sư Vô Úy là hành trình trên con đường tìm Đạo – hành Đạo – hướng Đạo cho bản thân và cho những người xung quanh, nhất là những người dân nghèo và thế hệ trẻ. Đạo Phật ở sư cụ không phải những điều cao siêu, khó thực hiện, mà ở đó, tư tưởng từ bi bác ái là điều mỗi người đều có thể làm. Ngôi chùa Sọ nơi sư cụ trụ trì có nền nếp sinh hoạt thôn dã, khoan hòa và hữu ái như bao ngôi chùa khác trên các vùng quê khắp đất nước Việt Nam. Hình ảnh sư Vô Úy được phác họa vắn tắt, sư họ Lê tên tục là Sinh. Sinh quán ở thôn Nhiễm, một ngôi làng cạnh Hà Nội. dòng dõi Nho gia. Sinh ra trong thời loạn, khi giặc Pháp đương xâm chiếm. cha bị Pháp bắt. Cậu bé Sinh phải đảm đương việc đồng áng, phụ mẹ chăn trâu, cắt cỏ, kéo cày. Thế nhưng, từ thuở bé, đã thể hiện là người thông minh kiệt xuất, dì chỉ học chữ từ bà nội, chẳng bao lâu đã đọc thuộc năm bồ chữ Hán của cha, lưu loát Tứ thư, Ngũ kinh, lại còn tinh thông cả Quốc ngữ và tiếng Pháp.

Sau những lần theo bà nội lên chùa Ổi, nghe sư thầy Vô Chấp giảng kinh, rồi bị thu hút mạnh mẽ bởi những triết lý thâm sâu nhà Phật, sức mạnh “huyền diệu của sự tĩnh lặng” đã gắn cuộc đời bé Sinh với ngôi chùa, nguyện trọn cuộc đời sống theo nguyên lý tối thượng của từ bi –hỷ xả. Thực tế, người đời đến với nhà chùa chủ yếu vì gặp nghịch cảnh hoặc chán cảnh trần thế muốn lui về tìm sự bình yên trong hương thơm linh diệu của nhà chùa. Lý do cắt tóc quy y là bởi những thứ hương: “hương dân cúng Phật, “hương giải thoát”, “hương của kinh sách” và “hương từ bi” khi biết làm những việc

thiện. Lên ở chùa với sư thầy Vô Chấp được ba năm, Vô Úy xin cho đi tu tập hạnh đầu đài trên núi Yên Tử. Cuối cùng mới trở về trụ trì ở chùa Sọ. Hòa thượng Vô Úy được miêu tả là một ông già nhỏ thó, đầu nhẵn bóng, da đỏ hồng hào, lông mày trắng toát. Hàm răng đen nhưng nhức, gần bảy mươi tuổi mà vẫn không gẫy một chiếc răng nào. Ông cụ rất tươi” [39,266].

Hình ảnh sư Vô Úy được gắn với số phận những người xung quanh thông qua quá trình cảm hóa, đó là sư Khoan Độ, sư Vô Trần, chú hổ mồ côi có tên Khoan Hòa, từ người cách mạng đến những tên thổ phỉ, nhất là việc giang rộng vòng tay đón nhận và cho chở cho chị em Nguyệt và An. Ngược lại, cũng chính cái nhìn chân thật, hồn nhiên của chú tiểu An, hình tượng sư Vô Úy hiện lê với đúng nghĩa là một vị Phật sống. Những số phận trôi dạt được sự cụ trong chùa cứu độ và giác ngộ làm người, đó là chân lý về sự cứa độ của Phật. Sự cứu rỗi ấy có thể bắt đầu từ số phận sư Khoan Độ. Khoan Độ vốn là một đứa trẻ ngỗ nghịch, chỉ quen giao du với bọn lên lổng, hung đồ. Mặc dù vậy rất có hiếu với cha. Một lần vì cứu đứa con nghịch tử, cha Khoan Độ đã bảo anh tự trói mình vào cột sau đó ông cắt gân ở hai chân chàng trai. Chuyện ấy xảy ra, Độ bỏ vào rừng biệt tích một tháng ròng và tự cứu chữa vết thương. Sau đó trở về Độ trở nên lầm lỳ, ít nói và sống lang thang như chồn cáo. Độ gặp và cứu với người đàn bà ăn mày, tình yêu giữa họ nảy nở. Nhưng sự hồi sinh hạnh phúc của một người vừa bắt đầu, thì nỗi ám ảnh về cái chết kinh hoàng của người đàn bà đã khiến Độ biến thành một kẻ bất cần đời, phiêu bạt kiếp thổ phỉ. Chính sư Vô Úy bằng lòng từ bi, thương yêu hết mực chúng sinh đã dang rộng vòng tay cứu khổ, cứu nạn để cảm hóa một tín đồ ưu tú của Phật. Không chỉ cảm hóa con người, sư Vô Úy với đức hạnh cảu mình đã khiến loài hung thú như chú hổ Khoan Hòa cũng biết động lòng trắc ẩn, biết phân biệt kẻ ác, người lành.

Ở sư Vô Úy có sự tổng hòa của những triết lý nhà Phật. Dù có lúc bị gọi là “kẻ mặc áo cà sa tinh vi” và bị xem là “phản động”. Nhưng ngay cả khi bị

người của đội cải cách bắt giam, sư Vô Úy vẫn vững tin với đạo lý nhà Phật “đã mang lấy nghiệp là phải gánh nghiệp”. Sư dạy chú tiểu An, “trên đường đời dài dằng dặc, một người con của Phật, hay một con người cũng vậy, đều phải biết tự đi bằng đôi chân của mình. Phải biết độc hành”. Cái sự “không sợ” toát lên từ trong con người sư Vô Úy có thể lấy một vài ví dụ như khi chánh Long, bạn đồng học chữ Nho với sư cụ bị treo đầu trên cành cây chịu xử bắn, dù đội Khoát đã nạt nội không cho phép sư lần tràng hạt, nhưng sư vẫn làm việc đó trong tâm tưởng, “vẫn không ngừng tụng niệm hồng danh đức Phật mong cho người bạn đồng môn đủ nghị lực để gánh chịu kiếp nạn” [39; 547]. Sư cụ sống dung hòa với tất cả từ người yêu đến kẻ ghét. Bởi với sư người theo Phật không xa lánh những người ghép ta, thậm chí muốn giết ta. “Vì trong họ cũng có Phật; gặp thuận duyên, ông Phật trong họ sẽ thức dậy” [39; 248]. Bằng lòng từ tâm, sư Vô Úy đã từng cứu sống và thuần hóa được một con hổ - sư Khoan Hòa, một vị sư đặc biệt có thể cảm nhận chính xác tâm địa của người đứng trước mặt, như một biểu tượng đẹp của lối sống dung hòa nhân ái. Chính vì hai chữ “tùy duyên” của Phật nên dù rất mong sau khi trở về từ chiến trường, An sẽ thay ông trụ trì chùa, nhưng sư thầy Vô Úy vẫn vui lòng để An về với Huệ, khi ấy chỉ còn một chân và không còn người thân.

Trong cải cách ruộng đất, người nhà chùa đã bị xếp cùng hàng với địa chủ, bị nghi là những phần tử phản động. Sư cụ và chú tiểu An bị nhốt, bị cùm chân. Nhưng họ đã giữ cho tâm bình thường, bởi Phật dạy “hoàn cảnh thế nào cũng không loạn động”. “Những cuộc bể dâu dở thế gian này là chuyện thường hằng, chúng xảy ra như những đợt sóng” [39; 547]. Vào những lúc ấy sư cụ vẫn không ngừng tụng niệm. Phong thái của người tu hành toát lên qua hình ảnh dù “hai tay bị trói đưa ra đằng trước” nhưng gương mặt sư thầy “chẳng vương một chút giận hờn” và “đĩnh đạc bước thong dong”, bởi “bình thường tâm là đạo. Gặp nghịch cảnh chẳng oán hận.

Gặp thuận chiều, chẳng vui mừng. Người thiền, khi vui cũng thiền, khi đau khổ cũng thiền” [39; 583]. Đối diện với nghịch cảnh, sư tự dằn mình và dạy học trò “trong cuộc bể dâu này, chẳng có ai thoát nổi. Nó động chạm đến khắp mọi người. Kẻ gặp may, được ưu ái thì tâm hồn cũng vấy bẩn, có khi còn ân hận cả đời. Kẻ bất hạnh không gặp may thì sẽ gặp bước gian truân, lưu ly. Sẽ tai qua nạn khỏi tất cả, chỉ miễn là giữ được cái tâm trong sạch, từ bi…” [39; 524]… Và chính lúc nguy nan nhất, hình ảnh sư cụ Vô Úy trở thành nơi để những đứa trẻ như chú tiểu An, Rêu núp bóng…

Nhân vật chú tiểu An với nghĩa là ngưởi kể lại câu chuyện khiến việc tái hiện các trải nghiệm của Phật giáo trở nên thuyết phục hơn ở tính chất “thực chứng”. Đây cũng chính là quá trình chuyển biến tri nhận của Phật từ trong quá trình được Phật giáo hóa. Từ cậu bé mồ côi lưu lạc nương nhờ cửa chùa Sọ đến “nhà sư bộ đội”, sau đó hòa bình, An mở trang trại tự cung tự cấp, lập am thờ Phật ngay chính tại gia đình của mình. Sống vui vầy cảnh điền viên với người vợ là nhân vật Huệ vốn gắn bó từ thuở thiếu thời. Đó là cuộc hành hương “đi tìm đạo ở trần gian”. Từ một chú tiểu An còn bập bẹ bài học gõ mõ đến khi thành sư thầy, An đã thấu hiểu rành rẽ nếp sống qui y. Sự thức nhận đó xuất phát từ hình ảnh cá nhân, nhưng minh chứng cho một định đề phổ quát: Phật giáo hoàn toàn có thể sinh thành, phát ánh hào quang từ ngoài cửa chùa. Bởi vì chiếc áo nâu khoác trên người không quan trọng bằng Phật tính trong họ cũng như cách hành xử với cuộc đời.

Nếu có lúc chú tiểu An hoài nghi “hay là ở những phút thế gian nổi sóng, thì bóng từ bi, bóng của những ngôi chùa cũng chông chênh, chao đảo. Và số kiếp con người đã có lúc rời xa khỏi bóng mát từ bi. Hay là bóng mát ấy nhiệu khi đã chẳng che nổi cho con người, mặc dù con người rất nhỏ nhoi, mà bóng mát kia thì rất to lớn…” [39; 547]. Thì trước cái chết, nếu theo lẽ thường, mọi vật sẽ gồng mình lên théo gào những âm thanh bi thảm nhất, còn với An và thầy Vô Úy của mình khi bị đẩy đến chốn xà lim địa ngục vẫn

chẳng hề phản ứng, nhân vật lý giải “thầy trò tôi là những thầy tu” bị nhiễm nặng lòng từ bi và “lòng từ bi che đậy tất cả, cho nên nỗi sợ sệt bản năng của con người bình thường cũng bị tê liệt”… Như vậy, nhân vật tiểu An có sự thức nhận chín dần theo thời gian và sự trải nghiệm, đặc biệt là sự nhận thức về kẻ địch từ cảm tính sang lý tính: “Thầy tôi vẫn bảo sống ở cuộc đời chính là đang làm một cuộc hành hương. Hành hương không chỉ là tìm đến một nơi chốn, mà là qua cuộc du hành ấy tìm thấy được cái sức mạnh linh thiêng ngay chính trong tâm hồn mình. Rốt cuộc, đó là cuộc truy tìm cái ban lai diện

Một phần của tài liệu ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP THỂ LOẠI (Trang 45 -45 )

×