Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 29)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.2 Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử

lịch sử - văn hoá - phong tục Việt Nam

Trong khuynh hướng vận động của tiểu thuyết đương đại, mảng tiểu thuyết lịch sử - văn hoá - phong tục đã ghi nhận sự trở lại và thử nghiệm của một loạt các cây bút có tên tuổi như: Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Xuân Hải, Võ Thị Hảo, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh…

Ở một cái nhìn so sánh, người viết muốn xem xét và nhận diện ba tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong loạt tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, văn hoá, phong tục, tôn giáo… của các nhà văn trên, đặng chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong quan niệm sáng tạo nghệ thuật về đề tài có tính chất truyền thống nhưng mãi mãi là món nợ của người viết.

Năm 1997, trong lời tựa tiểu thuyết Bão táp cung đình, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã chia sẻ những trăn trở: “… dân tộc ta có một quá khứ dựng nước và giữ nước đầy nhọc nhằn và kiêu dũng, không thua kém một dân tộc nào, nhưng sao thế giới biết đến ta quát ít. Cũng bởi bộ môn tiểu thuyết lịch sử của ta chậm phát triển. Đến nỗi thanh thiếu niên của chúng ta rất thông thạo sử Tầu, sử Hy - La, sử Anh, sử Pháp, v.v… Trong khi đó họ lai không biết rõ các nhân vật lịch sử nước nhà.” [21, tr. 9-10] Có phải chính vì những băn khoăn và cả trách nhiệm ấy đã thôi thúc nhà văn sáng tạo bộ tiểu thuyết nhà Trần đồ sộ mang tên: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền

Trân công chúa và - Phương pháp khảo sát, thống kê Vương triều sụp đổ. Bộ

tiểu thuyết này viết từ năm 1987 đến 2010, chứng tỏ bảo thân nhà văn đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong cả tri thức lịch sự lẫn nghệ thuật kể chuyện lịch sử. Tác phẩm tái hiện những giai đoạn lịch sử dài của dân tộc, trong một triều đại rất được lòng dân - triều Trần, truyền đạt được cái “tinh thần lịch sử”

(chữ dùng của nhà thơ Hữu Thỉnh). Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải đến với bạn đọc như những bộ phim lịch sử hấp dẫn. Mặc dù trong toàn bộ không khí tác phẩm vẫn còn đoạn nặng về xu hướng giáo huấn, chẳng hạn như khi tác giả để nhân vật Huyền Trân công chúa dễ dàng chấp nhận lấy vua Chiêm Thành Chế Mân với sứ mệnh phục vụ dân tộc mà không có những trường đoạn mô tả tâm lí nên khiến câu chuyện ít nhiều có phần “lí thuyết”.

Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác cũng là một thử nghiệm nghệ thuật thành công khi viết về đề tài lịch sử. Ở đây, tác giả dường như có xu hướng coi lịch sử là chất liệu, bút pháp nghiệ thuật tiểu thuyết phóng khoáng, lãng mạn mới là yếu tố chính chi phối cách kể, cách xây dựng nhân vật. Một mặt ông trung thành tuyệt đối với các văn kiện lịch sử như ngày tháng, địa điểm, tính cách nhân vật lịch sử như Ngô Thì Nhậm, Đỗ Thế Long, nhưng mặt khác ông vẫn bồi đắp cho các nhân vật lịch sử còn bỏ trống như Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc… để khắc hoạ rõ hơn thế giới nội tâm phức tạp. Đó cũng là những trang văn hấp dẫn trong tác phẩm, thể hiện năng lực hư cấu tài tình của một cây bút dày dạn, có nghề.

Có thể nói, hầu hết trong các tiểu thuyết lịch sử đương đại, các tác giả đã cố gắng luận giải lịch sử theo góc nhìn riêng, với những suy nghĩ thấu đáo, sâu sắc. Các nhân vật lịch sử nổi danh một thời không chỉ được khai thác với từ cách nhân vật có chức năng, phận sự phục vụ lịch sử mà còn được soi sáng từ nhiều góc độ, có đời sống nội tâm với cung bậc tình cảm chân thực. Hình ảnh Nguyên Phi Ỷ Lan hay nhà sư Từ Đạo Hạnh trong tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ THị Hảo hiện lên sau ánh hào quang là những mâu thuẫn giằng xé giữa quyền lực và tham vọng trần tục. Hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung cùng chiến công công lẫy lừng được nhà văn Nguyễn Mộng Giác khắc hoạ trong mối quan hệ nhiều chiều: vợ chồng, anh em, thầy trò…

để từ đó giúp người đọc nhận diện rõ hơn bối cảnh lịch sử và những bước ngoặt to lớn của dân tộc trong giai đoạn bão táp cuối thế kỉ XVIII.

Tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, duy nhất chỉ có Hồ Quý Ly được

đặt tên trọn vẹn là tiểu thuyết lịch sử nhưng không thể phủ nhận rằng thấm đẫm trong từng trang văn, kết cấu truyện, không gian, nhân vật tác phẩm… là những chất liệu lịch sử, văn hoá và phong tục, tập quán rất tiêu biểu của dân tộc Việt.

Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly được nhà văn viết trong những suy tư,

trăn trở sâu sắc về quá trình đổi mới của dân tộc bằng việc lât lại câu chuyện đầy sóng gió cuối thời Trần (1225-1440), khi nhà nước Đại Việt đang gồng mình chống đỡ khủng hoảng trong nước và chống gặc ngoại xâm. Tác phẩm góp thêm tiếng nói khám phá xã hội và con người Hồ Quý Ly, một trí thức cách tân trước thời đại nhưng vấp phải bi kịch đau đớn nhất là không được lòng người. Đồng thời, tiểu thuyết còn là bức tranh đẹp về văn hoá ngàn năm của dân tộc với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục đẹp… được lưu truyền nay đã mai một cùng năm tháng.

Lấy bối cảnh thời sơ khởi của công cuộc tiếp xúc, tiếp biến văn hoá Đông Tây ở Việt Nam trong những năm cuối cùng của thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục

khám phá quá khứ dân tộc, góp thêm cái nhìn sâu sắc về đề tài lịch sử. Tác phẩm cũng mang đậm màu sắc chủ đề văn hoá phong tục Vịêt Nam được thể hiện qua cuộc sống của người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ hồi cuối thế kỉ XIX mang tên Cổ Đình. Giữa bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phạt bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa bắt đầu ảnh hưởng và lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu, một tôn giáo của người Việt cổ có từ ngàn đời. Nhà văn dày công kể lại cho người đọc những câu chuyện tình yêu của người đàn

bà Việt trong không gian ấy, một tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt, vừa bản năng, đầy chất phồn thực và cũng nhiều đắng cay. Ở Mẫu thượng ngàn,

chúng ta còn thấy một bức tranh về lịch sử xã hội Hà Nội cuối thế kỉ XIX với việc Pháp đánh thành Hà Nội, việc xây dựng Nhà thờ Lớn... Những lớp lang lịch sử, văn hoá, phong tục đậm đặc dung chứa trong cuốn tiểu thuyết gần ngàn trang đã cho thấy bút pháp trữ tình đầy ấn tượng của Nguyễn Xuân Khánh, nhất là sự trưởng thành trong suy ngẫm của tác giả: tư duy của một nhà văn hoá, nhà tư tưởng trong tư cách một nhà văn.

Đến tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, mạch tự sự về văn hoá - lịch sử gắn

với những kiến giải về sức sống nội tại dân tộc Việt của nhà văn đã thực sự trọn vẹn, hoàn chỉnh sâu sắc. Tác phẩm lấy bối ảnh làng quê Bắc Bộ, một ngôi chùa làng, nơi chứng kiến tất cả những thăng trầm, bi thương của số phận người nông dân và văn hoá làng trong một khoảng thời gian khốc liệt không kém: từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi đất nước lập lại hoà bình. Nhà văn dẫn người đọc vào cuộc phiêu lưu kì lạ của hai chị em chú bé An, sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, cha mẹ đều chết, phải trôi dạt và nương nhờ lại chùa Sọ. Đội gạo lên chùa được viết theo lối cổ điển, mang tính luận đề về ảnh hưởng của đạo Phật trong đời sống của cư dân Việt. Hơn 800 trang sách trải dài qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc cùng những sự kiện lịch sử đặc biệt, chủ yếu diễn ra ở một miền quê Bắc Bộ. Không khí Phật giáo, tinh thần Phật giáo và tư tưởng của đạo Phật gần như can thiệp vào tất cả các tình tiết quan trọng nhất trong cuốn tiểu thuyết đồ sộ này. Tác phẩm thấm đẫm màu sắc Phật giáo, được nhà văn viết trong bốn năm, cũng là những chứng nghiệm sâu sắc của Nguyễn Xuân Khánh về biến thiên của làng quê, về sự ảnh hưởng, hiện diện của Phật giáo đối với cuộc sống con người mà ông rút ra là: “Phật giáo là một lối sống”.

Trong toạ đàm Lịch sử và văn hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh hồi tháng 10/2012, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã chia sẻ: “Viết tiểu

thuyết phong tục hoàn toàn dễ nhưng khó hay, nhưng Nguyễn Xuân Khánh đã thả hồn mình vào đó để làm nên những cuốn tiểu thuyết phong tục được coi là cuối cùng của thời đại chúng ta”.

Có thể nói, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là một điểm sáng trong dòng chảy cuả tiểu thuyết lịch sử - văn hoá - phong tục đương đại Việt Nam. Ba tác phẩm là khúc biến tấu của một chủ đề đã htống nhất, một tư duy thống nhất mà ông tự nhận và chúng ta thừa nhận: “Tôi không đi tìm hình thức mà chủ yếu là vấn đề, suy tư của dân tộc mình là chủ yếu”. Chính suy tư quan thiết về dân tộc, về văn hoá Việt, về sức sống nội tại của văn hoá trong mạch ngầm phát triển của dân tộc mà nhà văn suốt một đời trăn trở ấy đã làm nên tầm vóc thời đại cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.

Chƣơng 2: Các phƣơng thức xây dựng nhân vật từ góc nhìn loại hình

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)