Kiểu nhân vật tư tưởng-lãng mạn

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 57)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.2Kiểu nhân vật tư tưởng-lãng mạn

Đây là kiểu nhân vật có chức năng khái quát và truyền bá tư tưởng, thường hay xuất hiện trong các tác phẩm tựu sự luận đề, “tải đạo”. Nguyên lý tính Mẫu trước hết là tụng ca những phẩm tính huyền diệu của người mẹ. Đó là tâm thức trở về bụng mẹ, như một ngưỡng vọng của bất kỳ con người nào, là tìm về “sự ngơi nghỉ, sự an toàn” và “sự tái sinh”. Nguyên lý tính Mẫu cũng chính là sự biểu hiện của một kiểu cổ mẫu ( archetyp) khi có một thế giới với những giá trị được chứa hoặc là tất cả những gì to lớn, bao bọc, nương náu, bảo tồn, nuôi dưỡng, che chở và sưởi ấm cho những gì là bé nhỏ, bất hạnh... Chiều sâu, vực thẳm, giếng, hang động, túi, bình, hầm trú ẩn, nhà, đô thành,... và tất cả những gì làm nên cõi ẩn náu vĩ đại của loài người đều được coi là Mẹ trong tâm thức người Việt.

Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã dành một vị trí trang trọng cho những nhân vật phụ nữ. Họ có thể là những người phụ nữ có địa vị cao sang như công chúa Huy Ninh, công chúa Quỳnh Hoa, bà hoàng

Thánh Ngẫu trong Hồ Quý Ly, nhưng họ cũng có thể là những con người

bình thường như bà tổ Cô, bà Mùi, Nhụ, bà Ba Váy hay thậm chị là những người có địa vị thấp hèn như mẹ con Hoa trong Mẫu Thượng Ngàn, cô kỹ nữ Thanh Mai, cung nữ Ngọc Kiểm trong Hồ Quý Ly và cả những nhân vật

phụ nữ trải qua bao mất mát để đến với cách mạng như Nguyệt, cô Nấm…trong Đội gạo lên chùa.

Mẫu tính của các nhân vật được thể hiện trước hết là vẻ đẹp ngoại hình. Nhà văn đã tốn không ít bút lực để miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật nữ. Không ai giống ai nhưng tất cả đều toát lên vẻ nữ tính “mười phân vẹn mười” (Nguyễn Du).

Đội gạo lên chùa, những người phụ nữ lại được khắc họa ở vẻ đẹp

thuần khiết, trong sáng, không quá phô bày nhưng lại như một sức hút ngầm ẩn. Nguyệt với vẻ đẹp thanh khiết, nguyên sơ ở chiếc cổ cao trắng ngần, mái tóc đẹp đến mê hoặc và làn da trắng hồng. Trong thời buổi tao loạn, vẻ đẹp đó ngầm ẩn những hiểm nguy cho chính Nguyệt nên cô phải cải trang làm sao cho thật xấu, làm sao để không ai chú ý đến mình. Còn với những người phụ nữ như Xim, bà Nấm, bà Thêu, cô Thì, vẻ đẹp của họ lại là sự kết hợp giữa vẻ phồn thực, mạnh mẽ và tính nữ mềm yếu, dịu dàng. Vẻ đẹp ấy có sức hút đến kỳ lạ, có sức hút đến nỗi đưa sư Vô Trần từ bỏ kiếp chân tu để trở về cõi trần tục. Ở bà Thêu, vẻ đẹp của người phụ nữ lại toát ra không chỉ ở mái tóc làn da tóc đen nhánh, da trắng, mắt bồ câu long lanh, người cân đối thon thả, bà mặc áo cánh nâu vừa khít mà còn ở sự thông minh sắc sảo nhiều khi đến nghiệt ngã. Hay Rêu cũng như Nhụ trong Mẫu Thượng Ngàn, có vẻ đẹp tinh khiết và trong sáng một đứa con gái gầy gò, bé nhỏ nhưng da trắng, môi hồng, tóc đen như mun, mắt đen láy long lanh ấm áp. Nhà văn đã tâm sự: “những người đàn bà Việt Nam vốn đã đẹp sẵn rồi, đẹp từ trong gian khổ, đẹp từ trong đói nghèo”. Phải chăng chính những cảm nhận ấy cùng với những năm tháng sống bên cạnh những người chị, người mẹ, người dì đã giúp ông có cái nhìn sinh động, đầy đủ và rõ nét về tính nữ, chất âm tính mà

ông miêu tả trong các tiểu thuyết của mình. Ông luôn dành cho những người đàn bà, các cô gái cái nhìn đầy thiện cảm trong các tác phẩm của mình.

Tất cả nhân vật nữ của Nguyễn Xuân Khánh đều đẹp, dường như vẻ đẹp của họ là một nguồn năng lượng sống được dồn nén đến cực độ, chỉ chờ dịp để được bung phá, tuôn trào mãnh liệt. Một Thanh Mai xinh đẹp, nồng nàn và ấm áp bên cạnh Nguyên Trừng nhưng trước đó cô đã trải qua biết bao thăng trầm cuộc đời trong thân phận kỹ nữ bị đánh đập, bị đối xử tệ bạc. Một cô Nguyệt dịu dàng đằm thắm, da trắng, tóc đen nhánh và cái cổ cao ba ngấn trắng ngần đầy kiêu sa luôn phải giấu đi vẻ đẹp của mình để trốn tránh những tai họa có thể xảy ra. Nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung đó là đẹp, cái đẹp được toát ra từ mẫu tính.

Chúng tôi sử dụng từ “mẫu tính” ở đây để nhấn mạnh những đặc điểm trong tâm thức, trong phẩm chất của các nhân vật chứ không chỉ đơn thuần nói về các nhân vật nữ. “Mẫu tính” không chỉ được thể hiện ở vẻ đẹp ngoại hình mà còn được thể hiện ở những đức tính đảm đang giàu đức hi sinh, ở sự dịu dàng ấm áp che chở cho người chồng, người con và cả những nhân vật mang ảnh hưởng tâm linh của đạo Mẫu.

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 57)