Kết cấu đảo trật tự thời gian

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 71)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.1Kết cấu đảo trật tự thời gian

Trước hết, chúng ta dễ nhận thấy tác giả đã sử dụng kết cấu đảo trật tự không – thời gian trong các tác phẩm của mình. Kết cấu này khá phức tạp và thường thấy ở trong tiểu thuyết cũng được các nhà văn sử dụng như một kết cấu điển hình.

Thông thường, kết cấu phổ biến nhất trong các sáng tác mà các nhà văn ở giai đoạn đầu khi tiểu thuyết mới hình thành và phát triển là diễn biến thời gian của cuộc đời nhân vật. Đó là cách kết cấu khá giản dị và rất phù hợp để thể hiện tư tưởng của nhà văn. Trong kết cấu này, từng quãng đời, từng giai đoạn của các nhân vật dần được tái hiện lại sâu sắc và những phẩm chất, những tính cách của nhân vật được tái hiện một cách rõ nét. Nhưng theo thời

gian, sự phát triển của tiểu thuyết đã không cho phép các nhà văn lặp lại kiểu kết cấu ban đầu đó và họ lần lượt tìm đến phương thức phá vỡ kết cấu trật tự thời gian tuyến tính. Một nhà nghiên cứu lý luận văn học Trung Quốc - Phó Đằng Tiêu, đã tổng kết, trong sáng tác tiểu thuyết, lấy thời gian làm thứ tự tình tiết, xuất hiện ba thứ tình huống. Đầu tiên viết kết quả, để độc giả vừa vào đầu đã biết xảy ra tình huống gì, từ đó mà trong quá trình đọc không ngừng suy nghĩ về ý nghĩa của kết cục đó. Thứ hai, viết từ cao trào của tình tiết, để tạo ra ý nghĩ treo lơ lửng, khơi gợi tò mò của độc giả, khiến người ta dường như đã ở trong cảnh, mà không quá chú ý đến thứ tự thời gian. Thứ ba, lúc triển khai tình tiết câu chuyện, do nhu cầu nào đó, đưa vào nhận vật hoặc sự kiện, tuy sẽ khiến tình tiết đang tả tạm thời đứt đoạn, nhưng có thể tạo thêm sức chú ý của độc giả.

Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh dựng nên một không gian

cách Hà Nội không xa, ở đó làng Sọ và chùa sọ với các thế hệ người dân quê và bộ máy cai trị khá củ gồm lý trưởng Phượng, có đồn bốt do Quản Mật cai quản, có đại úy Thalan phụ trách P.C, huyện và trung úy Tây lai Bernard phụ trách phòng nhì, có đồn bốt, trại giam… Cuộc sống của người dân trong cái không gian ấy luôn bị kiểm soát gắt gao. Nhưng đằng sau “vòng kim cô” vây hãm xóm làng kia, vẫn có một mạch nguồn sự sống luôn chảy, mạch nguồn của yêu thương, của những tâm hồn sáng trong được gột rửa bởi lòng từ bi và một dòng chảy của niềm tin về những điều tốt đẹp phía trước.

Nếu như Mẫu Thượng ngàn có cấu trúc “kiểu kịch”, bởi ở đó quy tụ

một cách hết sức phong phú các nhân vật tư tưởng, từ Pierre, Philippe, nhà bác học René, cha cố Colombert, người Hoa Kiều Lềnh cho đến những nhà Nho như cụ đồ Tiết, ông Vũ Huy Tân, ông Cử Khiêm và cả những người thanh niên trẻ như Đinh Công Tuấn, Vũ Xuân Huy… Thì kiểu cấu trúc truyện kể thuần túy lại thắng thế ở Đội gạo lên chùa. Toàn bộ tiểu thuyết trở thành dòng chảy nối tiếp nhau, gối lên nhau của những câu chuyện được kể lại. Đan xen vào đó là những đối thoại mang tính triết lý về đạo Phật, về

chính trị và lý tưởng sống. Nguyên do của việc lựa chọn lối cấu trúc này bắt nguồn từ việc, những nhân vật tiểu thuyết mang tính chất con người tư tưởng rõ nét nhất đều theo đuổi đạo Phật mang tinh thần nhập thể và hành động theo kiểu Vô Úy hoặc kiểu Khoan Độ với thứ triết lý tôn giáo được kết tinh trong những châm ngôn ngắn gọc, những ngụ ngôn và những thái độ hành xử, hoặc là một thứ lý tưởng sống mang tinh thần dấn thân kiểu Vô Trần… Thêm vào đó, Đội gạo lên chùa cũng là tiểu thuyết mà số lượng nhân vật có tính cách bình dân, nhân vật số phận – tính cách chiếm vị thế tràn ngập, lấn át kiểu nhân vật tư tưởng.

Tình huống khá thú vị trong Đội gạo lên chùa, hay nói cách khác là việc giải quyết một mối mâu thuẫn, những người nhà Phật khi Phật đạo không chủ trương sát sinh, nhưng cuộc đấu tranh cách mạng không thể không xảy ra cảnh đầu rơi máu đổ. Bởi chiến tranh là hủy diệt sự sống, là hủy hoại sự yên bình. Cuộc tháo gỡ mối mâu thuẫn ấy bắt đầu bằng việc, nhân vật An được học võ từ sư bác Khoan độ, ban đầu với lý do để “tự bảo vệ mình”, sau đó chú tiểu hiểu ra rằng, lẽ sống của một người nương theo cái thiện không chỉ biết bảo vệ mình mà còn phải ngăn chặn cái ác để bảo vệ sự sống. Bên cạnh đó, sau cái chết thê thảm của thầy giáo Hải cũng chính là chồng Nguyệt và anh rể tiểu An, việc giết Tây lai Bernard được ra một cách khẩn thiết hơn bất cứ lúc nào với cách mạng, đặc biệt với thầy trò tiểu An, vì gã Tây lai này đã trở nên hết sức nguy hiểm. Sư Khoan Độ với sức khỏe khác thường và mưu mẹo được chọn làm đạo diễn và người trực tiếp xuống tay là Thuồng Luồng. Nhưng, cũng sau vụ việc ấy sư Khoan Độ có phần trở nên lặng lẽ, đọc kinh sám hối nhiều hơn. Chính sư Vô Úy đã hóa giải cho tâm trạng nặng nề của sư Khoan Độ. Trong cảnh diệt trừ Tây lùn Bernard, mặc dù nhà văn ý tứ nói sư Khoan Độ chỉ bẻ ngoặt tay Tây lùn rồi giao cho Thuồng Luồng, nhưng nếu không phải là sự cho phép của sư Vô Úy, thì đám đàn em sao dám cưa cổ Tây lùn? Mặt khác, sư Vô Úy có biết sự việc này không? Tất nhiên là biết, là người mẫn giác, lại tinh thông lẽ thiện ác ở đời, làm sao sư không biết.

Nhưng sư vẫn lờ đi mặc cho “Bồ đề Đạt Ma” của mình diệt trừ ác căn, diệt trừ mầm họa cho con người…

Như vậy, vấn đề được giải quyết theo logic: đứng trước sự lộng hành của cái ác, nhà sư không thể vô cảm, càng không thể vô can. Một chi tiết bổ trợ cho việc giải quyết tình huống trên, khi vào bộ đội, trong trận xung chiến lần đầu tiên nhân vật An đã bắn chỉ thiên để tránh sát sinh, sư Vô Trần đã lấy hình tượng Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm để giải thích “hai lần nhúng tay vào máu quân thù. Nhưng khi giặc tan… hai bàn tay nhúng máu lại sạch tinh, người lại là đệ nhất tổ Thiền phái Trúc Lâm… người ta gọi đó là sự sát sinh cần thiết” [39, 780]. Cũng từ tình huống này, sư Vô Úy duy nhất hiện ra với nghĩa là một con người thực thụ chứ không phải chỉ là một ông Phật sống. Điều đó cũng đồng nghĩa với triết lý Phật giáo trong Đội gạo lên chùa là thứ

Phật giáo sống ở Việt Nam, Phật giáo nhập thế triệt để, đồng thời động thái này là một biểu hiện sinh động về sự kết hợp giữa đời và đạo.

Bên cạnh đó, nhà văn đã phá vỡ lối cấu trúc truyền thống và nghiêng về việc sử dụng cấu trúc phân mảnh. Đây là kiểu kết cấu không chú trọng trình tự sự kiện, không tuân theo diễn tiến thời gian, không tuân theo lôgíc thường thức mà là một loại kết cấu lắp ghép. Kết cấu phân mảnh được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại cạnh nhau nhưng cùng liên kết tạo thành một hệ thống. Kết cấu phân mảnh thường khá độc lập và không theo một trình tự thời gian nào cố định.

Kết cấu phân mảnh được thể hiện rõ nét nhất ở Đội gạo lên chùa. Tác

giả chia làm 3 phần lớn: Trôi sông, Bão nổi can qua, Về cõi nhân gian, mỗi phần chia thành nhiều chương nhỏ, tên các chương và các hành động kể đều xoanh quanh trục chính - ngôi chùa làng Sọ, cuộc đời cậu bé An (sư Khoan hòa, anh bộ đội An và sau thành người thầy thuốc An). Mọi biến cố, các tầng không gian truyện kể, các lớp truyện kể, các tuyến nhân vật đều gắn kết trực tiếp hoặc gián tiếp đến mái chùa làng Sọ. Kết cấu phân mảnh này đã tạo ra sự đa tầng, xếp chồng, ghép gẫy giữa các phần, các yếu tố trong các tác phẩm.

Kết cấu phân mảnh trong Đội gạo lên chùa có một đặc điểm hơi khác so với hai cuốn tiểu thuyết kia đó là nhà văn gần như không bám sâu vào nhân vật để xây dựng tiểu thuyết của mình. Ở đây, sự kiện được thể hiện rõ hơn. Cuốn tiểu thuyết được chia thành ba phần lớn: Trôi sông - Bão nổi can qua – Về cõi nhân gian, trong đó các phần nhỏ được sắp xếp khá độc lập với nhau. Tác phẩm nói về chủ đề Phật giáo, cùng với đó là các chủ đề về chiến tranh cách mạng, về cải cách ruộng đất và hòa bình lập lại. Có thể nói để có thể thông qua tất cả các chủ đề lớn của hiện thực xã hội như vậy, nhà văn đã không ngừng nỗ lực trong cách viết của mình để tránh sự rời rạc, không tương thích.

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 71)