Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh về con người và thế

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 36)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh về con người và thế

thế giới

Đọc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng ta một lần nữa được khám phá lịch sử dân tộc thông qua cuộc đời của mỗi con người. Mỗi nhân vật, mỗi cuộc đời là một minh chứng đầy đủ và sâu sắc nhất cho những bước thăng trầm của lịch sử. Hệ thống nhân vật của nhà văn khá đông đảo, từ những con người nhỏ bé bình thường đến những con người đã có tên trong sử sách đều được nhà văn thể hiện rõ nét trong bộ ba tiểu thuyết của mình. Họ là những con người đã chịu tác động của lịch sử, sản phẩm của lịch sử, nhưng đồng thời cũng là những người đã góp phần tạo ra lịch sử. Thông qua nhân vật Hồ Quý Ly, nhà văn đã thể hiện một bức tranh sinh động của giai đoạn cuối đời Trần, ông hiện thân cho người anh hùng mang đầy hoài bão và tham vọng nhưng con đường thực hiện của ông đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ những người theo phái bảo thủ, khư khư giữ lại những giá trị đã thực sự mục nát. Hình ảnh anh em nhà Messmer trong vai trò của những nhà chinh phục

mang đến cho đất nước nhỏ bé sự cách tân, đổi mới dưới ánh sáng của văn minh, nhưng con đường đó lại tạo ra vết cắt lịch sử đầy đau thương. Sự thất bại của họ là câu trả lời cho sự “không hòa hợp” của công cuộc Tây hóa mà người Pháp đã thực hiện trên đất nước Việt Nam. Còn nhân vật Bernard trong

Đội gạo lên chùa là một cuộc đấu tranh để chối từ nguồn gốc Việt trong con

người hắn, chính điều đó đã khiến cho tính hung hăng của hắn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hắn là kết quả của một phần lịch sử của cuộc xâm chiếm, khi mà những người lính Pháp phối kết với những người đàn bà thuộc địa. “Hắn cố phủ nhận người mẹ. Và để lấy lòng người cha, hắn không từ một thủ đoạn nào. Hắn ghê tởm dòng máu người mẹ mà hắn mang trong huyết quản. Và từ đó, hắn trở thành một phần tối trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của làng Sọ”. Cái chết bi thảm của Bernard cũng là khúc ca khải hoàn cho một giai đoạn lịch sử mà nhà văn đã để cập trong phần đầu của Đội

gạo lên chùa.

Lịch sử cũng được mang đến từ số phận của những con người luôn biết đấu tranh cho đất nước như hai anh em Chất và Phác trong Mẫu Thượng Ngàn, như sư Vô Trần, thầy giáo Hải, Nguyệt, An trong Đội gạo lên chùa…

Thông qua cuộc đời của họ là lời khẳng định hơn nữa những giá trị của việc đấu tranh không ngừng của những con người Việt Nam nhỏ bé.

Ở Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh lại một lần nữa tái hiện lại cả một giai đoạn lịch sử từ thời kháng chiến chống Pháp đến khi thống nhất nước nhà thông qua cuộc đời của các nhân vật sư Vô Úy, Vô Trần, sư Khoan Độ, chị em Nguyệt, Huệ, Hiếu, Trắm… Những con người ấy đã sống để chứng kiến và tham gia vào lịch sự, cuộc đời của họ vừa đẹp đẽ vừa gian truân nhưng thanh khiết. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã đem lại những nỗi đau đớn cho An và Nguyệt khi phải mất đi những người thân yêu nhất của mình là cha mẹ và chồng sắp cưới. Cả cuộc kháng chiến chống Pháp và thời kỳ cải cách ruộng đất cũng như giai đoạn hợp tác xã nông nghiệp đã để lại dấu ấn thương đau trong cuộc đời của vị sư già Vô Úy. Ông đã chịu cảnh bị

bắt giam trong nhà ngục thực dân, chịu tra tấn đến gãy xương vì bị nghi là Việt Minh. Đến khi hòa bình lập lại, cuộc cải cách ruộng đất với những vụ đấu tố, những nghi ngờ, những bản án oan sai lại tiếp tục khiến nhà sư phải chịu cực hình, bị trói, bị giam, bị quản thúc lao động… Những thăng trầm mà cuộc đời ông đã trải qua gắn liền với những mốc lịch sử quan trọng của cả dân tộc mà thông qua đó, những trang sử như được tái hiện trong cái cụ thể nhưng ý nghĩa của nó lại mang tầm khái quát.

Như vậy, nhà văn đã tiếp cận lịch sử theo tư duy duy đối thoại. Chính điều này đã chi phối toàn bộ cách xây dựng bối cảnh, nhân vật, sự kiện…của nhà văn trong tác phẩm. Tiếp cận lịch sử bằng tư duy đối thoại đã giúp cho nhà văn tìm ra những cách thể hiện lịch sử thông qua số phận con người, nhìn lịch sử từ điểm nhìn của hiện tại và thông qua lịch sử để nói về những vấn đề dân tộc. Những điều đó đã cho thấy một đặc điểm rất riêng của Nguyễn Xuân Khánh trong tư duy về lịch sử và tiếp cận lịch sử.

Tiếp cận sự kiện lịch sử cũng mang tính đối thoại, nhưng những sự kiện lịch sử đã được Nguyễn Xuân Khánh tiếp cận một cách cụ thể hơn. Trước hết, ông đã đưa ra cả những sự kiện có thật và những sự kiện hư cấu. Để làm điều này, nhà văn vừa phải bám sát chính sử vừa phải dùng vốn sống của mình để đưa ra được bức tranh lịch sử đầy sinh động và ý nghĩa.

Đến Đội gạo lên chùa, những sự kiện lịch sử được nhà văn miêu tả đậm nét và liên tục trong thời gian dài hơn. Nhà văn tiếp cận lịch sử không phải trực tiếp từ những sự kiện lớn mà ông đã đi sâu khai thác cuộc sống của những con người nhỏ bé nơi làng quê, bên ngôi chùa cổ từ thời kháng chiến chống Pháp, đến cải cách ruộng đất và thời kỳ Đổi mới. Hầu như những sự kiện nhà văn đưa ra đều được lí giải từ hai phía. Sự tàn nhẫn của tên quan Tây lùn Bernard làm khổ sư Vô Úy, thầy giáo Hải và biết bao người dân vô tội khác là đáng căm giận. Nhưng trước đó, hắn đã phải chứng kiến cảnh mất đi người thân, người cậu tốt bụng nuôi nấng hắn từ tấm bé vì Việt Minh. Ngay cả sự kiện vốn dĩ mang tính nhạy cảm suốt một thời gian dài sau “sửa

sai” mà tất cả văn nghệ sĩ đều tránh nói đến là “cải cách ruộng đất” cũng được Nguyễn Xuân Khánh đưa ra với cái nhìn của một người đã từng trải qua. Nỗi ám ảnh về cái chết oan ức của cụ chánh Long không khỏi làm người đọc đau xót. Cái sai của thời kỳ cải cách, đấu tố đó đã được nhà văn vạch ra rõ nét và thẳng thắn hơn bao giờ hết. Hình ảnh của anh Khoát dường như đại diện cho mảng tối của một thời kỳ mà có lẽ dư âm của nó còn tồn tại đến tận bây giờ. Nhưng dù nói đến thời kỳ khiến cho con người ta bỗng trở nên xa lạ với nhau, phản bội nhau ấy nhà văn cũng không quên đứng trên lập trường đối thoại để lí giải. Tại sao người trại trưởng nơi sư Vô Úy và chú tiểu An lại lạnh lùng, sắt đá và căm ghét thành phần cường hào, địa chủ đến vậy? Đó là bởi cuộc sống cơ cực thảm thương mà ông đã phải trải qua “Đi ở cho nhà giàu từ khi còn nhỏ. Không tấc đất cắm dùi, không học hành, bị đói khát, bị đánh đập, hành hạ. Lớn lên lấy vợ, vợ có chút nhan sắc bị cường hào cưỡng hiếp. Như thế cũng chưa hết. Tiếp đó, cô lại bị bà chủ ghen, lột truồng ra, treo lên đánh cho đến trụy thai” [39;658]. Đó là tất cả những mảng tranh tối tranh sáng mà Nguyễn Xuân Khánh đưa ra cho người đọc. Ông không đi sâu vào miêu tả sự kiện mà tất cả đều được dựa trên những sự kiện có thực và hư cấu lại để thể hiện cách tiếp cận của mình trước thời đại lịch sử.

Các nhân vật trong lịch sử được tiếp cận dưới nhiều phương diện: cả trong chính trị lẫn trong đời sống bình thường: nhà văn loại bỏ “khoảng cách sử thi” trong cách tiếp cận nhân vật lịch sử. Trước hết, chúng tôi muốn nói đến những nhân vật có thật, hệ thống nhân vật này xuất hiện hầu hết trong cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly như Hồ Quý Ly, Nguyên Trừng, Trần Khát

Chân, Trần Nguyên Hàng, Vua Nghệ Tông v.v… Họ xuất hiện với tư cách là những nhân vật đã được lịch sử đúc khuôn. Nhưng với cách tiếp cận mang tính đa diện và xóa bỏ ranh giới sử thi của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, họ hiện lên không chỉ là những anh hùng mà còn là những con người bình thường, một người cha, người anh, người chồng và cả người tình…Các nhân vật chính trong Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa đều là những nhân

vật hư cấu nhưng nhà văn không vì thế mà làm mờ đi tính chân thực của mỗi con người xuất hiện trong tác phẩm. Con người lịch sử trong hai tác phẩm bản chất đã là những người bình thường và họ được đặt giữa hai ranh giới đối nghịch giữa thiện và ác, giữa những người mất nước và những người đi xâm lược. Tuy nhiên, tiếp cận các nhân vật lịch sử không phải bằng cái nhìn một chiều mà ngược lại, với những nhân vật chính như các thành viên gia đình cụ đồ Tiết, như Bà Tổ cô, như bà ba Váy, như chị Mõ Pháo, cô Hoa trong Mẫu Thượng Ngàn hay sư Vô Úy, Vô Trần, sư Khoan Độ, Hải, Nguyệt, chú tiểu

An… trong Đội gạo lên chùa đều được nhìn từ đời sống giản dị, chân thật

mà đẹp đẽ như những gì họ vốn có. Ngược lại, với những con người bên kia chiến tuyến, nhà văn cũng dành cho họ cách miêu tả khách quan nhất. Anh em nhà Messmer, cha Colombert, nhà dân tộc học Rénee (Mẫu Thượng

Ngàn) hay tên quan Tây Thalan, Bernard (Đội gạo lên chùa)… Cách tiếp

cận đó phải chăng chỉ có ở những nhà văn khi đã được sống trong thời đại mới, được cởi trói, được tự do trên chính văn đàn của mình như Nguyễn Xuân Khánh? Và ở đó, tư duy về lịch sử của họ dường như đã đổi khác, đã xóa tan kiểu tư duy một chiều khi tiếp cận vấn đề. Họ không còn mang tư tưởng của những con người chịu ảnh hưởng của lịch sử để phán quyết lịch sử mà thay vào đó, họ là những người đã biết hoặc đã chứng kiến lịch sử và phản ánh nó theo chiều hướng mang tính đối thoại.

Hầu như tất cả các yếu tố của hiện thực lịch sử đều được nhà văn đặt trong tư thế đối thoại. Các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng vốn xưa nay được xem như là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp dưới ngòi bút Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành những luận đề mang tính đối thoại cao và khá rõ ràng. Đạo Phật vốn dĩ được xem như tôn giáo lớn nhất trong thời Lý – Trần xuất hiện trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng có tính hai mặt của nó. Ngoài sự giải thoát, cứu rỗi và hướng thiện, Phật giáo lại vô tình trở thành một nơi lánh đời của những kẻ lười biếng. Trong Đội gạo lên chùa, những người xuất gia như

vẫn phải chịu nhiều sự ràng buộc với trần thế, để rồi cuối cùng họ đã vượt lên trên tất cả để tham gia cách mạng và chấp nhận đi ngược lại với nguyên tắc “vô sát”, “từ bi hỉ xả” của nhà Phật. Đạo Mẫu vốn xưa nay thường bị lợi dụng thành những việc làm mê tín dị đoan thì trong Mẫu Thượng Ngàn, Đạo Mẫu lại trở nên đẹp đẽ, mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Thiên Chúa giáo cũng là một vấn đề được đặt ra trong hai tác phẩm. Với Mẫu Thượng Ngàn,

dường như cái nhìn được đi sâu khai thác có tính cụ thể hơn cả, ông đã lí giải nó được hình thành và truyền bá từ đâu. Giáo lý của đạo Thiên chúa cũng như mọi tôn giáo khác đều khuyên con người sống hướng thiện nhưng không phải lúc nào nó cũng đạt được sứ mệnh cao cả của mình. Lí giải đạo Thiên chúa theo tư duy đối thoại cũng chính là để nhà văn lí giải sự tồn tại song song của đạo Thiên chúa bên cạnh đạo Phật và những tôn giáo khác trong xã hội Việt Nam một cách rõ nét.

Để nói về các tôn giáo, nhà văn đã đặt quyền phát ngôn cho những nhân vật của mình mà tiêu biểu là những nhân vật lịch sử luôn đứng giữa những lằn ranh công - tội, trung - phản, canh tân - bảo thủ như Hồ Quý Ly, Phạm Sư Ôn, Trần Thuận Tông, Chế Bồng Nga, chánh Long, Phillipe và Pierre, Vô Trần… Những nhân vật này đều được xây dựng như những vị đại sứ của tôn giáo và học thuyết tư tưởng mà họ đại diện để rồi chính những mối quan hệ có tính xung đột hay tương quan đều thể hiện cho những quan niệm của nhà văn về những mối quan hệ giữa những vấn đề nêu trên. Cụ lang Phạm khi trò chuyện với Nguyên Trừng, vừa xem Phật giáo là giếng trời, là mặt trời, còn Khổng, Lão chỉ là hang và khe, là bó đuốc, liền sau đó dặn cháu: “Con đừng nên chỉ học Phật. Hãy đọc cả trăm nhà, con có duyên với nhà nào, lòng con sẽ dừng ở đó, không nên cưỡng lại lòng mình” [69; 30].

Một phần của tài liệu Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)