Những truyệnngắn đặc sắc

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 42)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.3. Những truyệnngắn đặc sắc

Bàn về truyện ngắn của Bảo Ninh nhà văn, PGS.TS. Đặng Anh Đào viết:“Cá nhân tôi thích truyện ngắn của Bảo Ninh hơn tiểu thuyết của anh. Trước hết vì anh có một giọng văn “trắng”, thoạt nghe tưởng như vô cảm, dường như anh đã thừa hưởng được điều đó từ người cha – nhà ngôn ngữ Hoàng Tuệ, một người có giọng văn tưng tửng, thâm thúy và rất có duyên. Bàng bạc trong tiểu thuyết và truyện của Bảo Ninh là nỗi buồn mang ý nghĩa sâu sắc về khoảng cách thế hệ, về vấn đề cha và con…Điều đó chứng tỏ anh vẫn thấy được vẻ đẹp thời đã qua và lưu luyến với nó.”

<nguồn: http://caulongbacchai.com>

Quả thật, ngoài cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh được giải

thưởng Hội nhà văn, các tác phẩm của Bảo Ninh chủ yếu là truyện ngắn (khoảng 40

truyện được in trong 3 cuốn: Chuyện xưa kết đi, được chưa? (2009), Lan man trong

lúc kẹt xe (2005), Truyện ngắn Bảo Ninh (2002), với chủ đề đa dạng: có truyện về chiến tranh, có truyện về hậu chiến, có truyện về Hà Nội thời thuộc địa,v..v,. Trong truyện ngắn của Bảo Ninh người ta tìm thấy những giây phút đầy kỷ niệm của người lính, ngắn ngủi thôi nhưng nó sẽ theo họ đi suốt cuộc đời. Những tình cảm đó đến bất chợt nhưng ấn tượng nó để lại thì còn mãi theo thời gian. Người ta thấy ở

đây một sự đồng điệu với hình tượng Sợi chỉ xanh óng ánh trong văn của Nguyễn

Minh Châu. Bảo Ninh viết trong Giang – Câu chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ của

anh lính trẻ và cô con gái Tham mưu trưởng đêm trước khi về đơn vị: “ Chiến tranh, đời lính tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉ thế thôi, thoảng nhanh. Thoảng nhanh nhưng không tắt lịm. Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi. Trở thành nỗi đau. Những nỗi đau mất mát âm thầm.” [102,73] “Chắc là bây giờ Nhật Giang vẫn còn nhớ đến tôi, người lính trẻ vô danh hơn ba chục năm về trước. Tôi thì không bao giờ

quên cô ấy, mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế, một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mơ hồ gần như không có thật mà năm tháng cuộc đời cứ mãi chồng chất lên

xóa nhòa.” [102,73] Hay lãng mạn hơn và cũng đầy nuối tiếc hơn là cuộc hẹn ước

hư ảo của cô gái và người lính quen nhau khi cùng trú bom, chàng trai sau này không tìm được nhà của cô nữa bởi anh chỉ nhớ được nơi đó ở gần ga và có đoàn tàu điện đỗ; đến khi ban mai, nghe tiếng còi tàu anh mới sực tỉnh và chết lặng khi biết mình đã mất dấu. Bóng dáng thân yêu kỷ niệm đó vẫn theo người lính cho đến những ngày trở về trong hòa bình: “Trở về sau chiến tranh, khi họa hoằn có dịp nào qua Hà Nội thì tôi vẫn chỉ một lối mòn xe điện ấy để đi. Cứ như thế thôi, chẳng phải để tìm thấy một cái gì, cũng chẳng phải để đi đến đâu. Lần gần đây nhất xuống ga Hàng Cỏ, tôi mất dấu con đường mòn. Hà Nội đã xóa bỏ tàu điện. Phố xá huy hoàng. Nhà cửa đẹp đẽ. Đời sống sung sướng…Có lẽ đến một ngày nào đó, người ta khó có thể hình dung nổi đã có thời tồn tại chính trên xứ sở tươi đẹp này những cảnh tượng đại loại như cảnh tượng tôi từng thấy hai chục năm về trước, khi tôi còn

rất trẻ.” [102,183] Nhưng cũng có sự tình cờ hội ngộ đẹp đến kỳ lạ như trong Ba lẻ

một – câu chuyện về người chiến sĩ xe tăng hơn 20 năm đi tìm đồng đội, tình cờ trở

lại thành phố Nha Trang, vào lại điểm dừng chân ngày xưa trên đường hành quân: “Và như thế là đã hai chục năm trời rồi theo đuổi vô vọng cho tới buổi chiều hôm ấy. Chẳng phải sự tình cờ, mà là một sự run rủi tuyệt vời của định mệnh đã khiến tôi bước vào vườn cây lêkima bên bờ biển Khánh Hòa. Cuộc đời có hậu đã cho tôi, một số phận lẻ một, khi đã luống tuổi, lúc đã xế tà vẫn còn ruổi kịp đà tiến công vũ bão của thời thanh xuân để gặp lại được số phận chung bốn anh em”, “Chiều hôm ấy, trước bức ảnh xe tăng 301, người thiếu nữ năm xưa, vụt sống lại với buổi bình minh của đời mình, đã không cầm được nước mắt. Và tôi cũng vậy sau hai chục năm trời,

lệ chiến tranh lại tràn mi.”[102,19]. Có khi là giây phút tác giả trải lòng mình trong

trang viết khi hồi tưởng lại những năm tháng tuyển quân đi nghĩa vụ của lớp người con ưu tú: “Mà thật ra nào phải tôi, thật ra là nhân dân, nhân dân muôn thuở dịu hiền, muôn thuở cầu ước sống bình yên, đã âm thầm cảm thấu con sóng thời đại đang ập thẳng tới bến bờ Tổ quốc tôi. Một thời đại lớn lao và nghiệt ngã chưa từng có. Thời của chiến tranh và của cách mạng lay trời, thời của những đau thương vô

hạn, những mất mát vô bờ, thời của chủ nghĩa anh hùng tuyệt đỉnh, của sức chịu đựng vô cùng, thời của tình yêu và của lòng quả cảm. Và từ họa sĩ Năm Tín, từ anh Trung, nhất là từ bà mẹ anh, từ chị Giang, những người đàn bà mềm yếu và nhân từ, thân thương hiền dịu của ngôi nhà số bốn, linh cảm về số phận sắp tới của dân tộc đã truyền vào trái tim tôi, làm xoay chuyển cuộc đời tôi ngay từ khi tôi chưa kịp bước hẳn vào đời. Đối với tôi, thời thơ ấu êm ả và tươi đẹp thế là đã vĩnh viễn và dữ dội ra đi vào chính cái buổi chiều mùa xuân êm ả và tươi đẹp đầu năm Giáp Thìn

ấy.” [103,322]. Có khi là một nỗi buồn, “một nỗi buồn sâu thẳm, cao vợi và rộng

lớn vô biên” [102,77] trong Mùa khô cuối cùng. Tác phẩm được đánh giá là đặc sắc

nhất trong mảng truyện ngắn của Bảo Ninh được viết theo mạch của tiểu thuyết Nỗi

buồn chiến tranh. “Mùa khô nung vàng đồng cỏ. Và những ngọn gió dại gào hú , làm bốc lên những cột lốc đỏ lòm. Những ngọn gió điên rồ như có móng vuốt, cào xé mặt đất. Chúng tôi chỉ không ngờ rằng chúng tôi đang tiến vào mùa khô cuối cùng của cuộc chiến. Chúng tôi đã bắn chết những người báo trước hòa bình, vậy mà hòa bình vẫn đến.”

Có thể nói, truyện ngắn là những lát cắt của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

(tiêu biểu nhất là truyện Mùa khô cuối cùng), trong sự thống nhất đến gần như trọn

vẹn của những vấn đề được đề cập: nỗi buồn hậu phương. Bởi xét về mặt không gian, hầu hết các truyện đều lấy bối cảnh Hà Nội, xa nhất là đến Vinh, Hà Tĩnh, Tây Nguyên. Về mặt thời gian, hầu hết cũng xảy ra trong thời chiến (nếu là câu chuyện

thời hậu chiến thì lại luôn là một hệ lụy của chiến tranh (Gọi con, Chuyện xưa kết

đi, được chưa?). Khuôn mặt của chiến tranh luôn ẩn hiện trong những gì, mà ngoài khung khổ của các tập truyện, người ta cho rằng không về chiến tranh. Cũng đã có lúc, Bảo Ninh viết về một vấn đề khác không liên quan tới chiến tranh, đó là trường

hợp của Lan man trong lúc kẹt xe, Không đâu vào đâu, Thời của xe máy, Bi kịch

con khỉ, Trước nữa, nhưng sau đó thì dừng lại, không tiếp nối dòng mạch ấy nữa. Phải chăng có thể lí giải đấy không phải là vấn đề cốt tử, hiểu như lẽ sống và lẽ viết, nảy sinh từ chấn thương mà Bảo Ninh nếm trải??. Vì vậy, ký ức là chất liệu chủ đạo trong sáng tác của Bảo Ninh, còn Bảo Ninh là kẻ “ăn mày ký ức” ấy. Chỉ có điều, ký ức trong hồi tưởng của Bảo Ninh không phải là một quá khứ đã đông kết; nó

hàm chứa thế năng bung phá vào hiện tại và tương lai. Nói theo ngôn ngữ của Robbe – Grillet, hồi tưởng về quá khứ của Bảo Ninh không phải là một tái lặp (repetition) hướng vào việc miêu thuật quá khứ, với những sự kiện và con người đã trở nên trọn vẹn; mà là một tái diễn (reprise) hướng về phía trước với tất cả khả thể của nó. Vì thế, văn Bảo Ninh không phải là một tự thú về thời đã qua là một tự hư cấu từ việc nếm trải thời đã qua hòng đề xuất những vấn đề thuộc về nhân sinh và nghệ thuật.

Truyện ngắn của Bảo Ninh tuy nhỏ bé hơn so với thành tựu của tiểu thuyết nhưng nó vẫn là một phần quan trọng làm nên thân phận nghiệp văn của Bảo Ninh, nó là câu chuyện cuộc đời, nhưng được triển khai trên một mảnh đất khác, nên không hề bị cớm bóng tiểu thuyết, mà với số lượng nhiều hơn, sẽ đem đến được nhiều thể nghiệm hơn. Đó là điều chúng ta ghi nhận và trân trọng những đóng góp của tác giả vào sự phát triển của văn học Việt Nam.

Tiểu kết: Trong những phần trên, chúng tôi đã trình bày lại một cách hệ thống những tiền đề cơ sở làm điều kiện để hình thành đề tài nghiên cứu trong luận văn. Ở đây, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc nhìn nhận vị trí của nhà văn Bảo Ninh trong đời sống văn học hôm nay. Chúng tôi có tìm hiểu và khái quát lại những đặc điểm đáng lưu ý trong cuộc đời và sự nghiệp, đặc biệt là những nhân tố quan trọng đã tác động đến quan niệm sáng tác và văn nghiệp của nhà văn Bảo Ninh. Những ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình và dư luận đối với tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh có tác động lớn tới việc chúng tôi mởi rộng triển khai các vấn đề trong luận văn ở các chương tiếp theo. Ở đây, chúng tôi đồng thời tập trung khái quát lại tình hình phát triển của Văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới, nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật trong văn học và nhận diện những giá trị văn chương độc đáo trong tiến trình phát triển phong phú và đang dạng của Văn học Việt Nam.

CHƯƠNG 2

SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH – MÔT CÁI NHÌN MỚI VÈ HIỆN THỰC

Tại chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu những vấn đề về diện mạo của văn xuôi thời kỳ Đổi mới, tình hình phát triển, sự thay đổi quan niệm nghệ thuật, tư duy tiểu thuyết, truyện ngắn, các khuynh hướng chính, đồng thời tìm hiểu về cuộc đời, sự

nghiệp nhà văn Bảo Ninh, các đánh giá của giới phê bình về tác phẩm Nỗi buồn

chiến tranh và các truyện ngắn. Sau năm 1975 đặc biệt là bước vào thời kì Đổi mới, người nghệ sĩ có độ lùi về thời gian để suy tư các vấn đề của đời sống và văn chương. Văn học chuyển từ tư duy nghệ thuật mang tính sử thi sang tư duy nghệ thuật mang tính thế sự - đời tư. Sự thay đổi về nhu cầu phản ánh đã dẫn tới những chuyển biến tích cực trong tính tư tưởng và nội dung thể loại. Trong chương 2, chúng tôi khảo sát và phân tích các tác phẩm của Bảo Ninh để làm rõ được những độc đáo và mới mẻ ở chiều sâu về nội dung và các vấn đề tư tưởng trong sáng tác của Bảo Ninh.

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 42)