5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3.2. Số phận của con người trong lịch sử
Văn học từ sau Đổi mới bên cạnh khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, các nhà văn bắt đầu chú ý đến số phận con người – những con người cá nhân, cá thể,
những thực thể người theo đúng nghĩa của nó: Mùa lá rụng trong vười (Ma Văn
Kháng), Ngược dòng nước lũ, Tướng Về Hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Phố, Ăn mày dĩ
vãng (Chu Lai)...đặc biệt, những sáng tác của Bảo Ninh đặt ra vấn đề thân phận con
người với những nỗi đau mất mát do chiến tranh để lại, những con người nhỏ bé với bao nỗi cơ cực của cuộc sống đời thường. Đằng sau mỗi thân phận nhỏ bé, Bảo Ninh đề cập đến khát vọng sống hòa hợp trong hạnh phúc cá nhân và tính yêu đôi lứa của con người thời đại. Đó không phải là khát vọng của cái “tôi” cực đoan mà là khát vọng hạnh phúc của cả cộng đồng vừa bước ra từ cuộc chiến tranh đẫm máu.
Chiến tranh khiến thân phận con người nhỏ bé và tầm thường như "con sâu cái kiến"[100,18]. Sự sống của con người trong chiến tranh thật là mong manh, chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi những chàng trai trẻ trung, khỏe mạnh, vạm vỡ đang ở tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống bị bom đạn chà nát chẳng còn hình hài con người. Thân xác họ chỉ còn lại những bàn tay, cẳng chân, đoạn ruột, mẩu thịt, tóc,...cùng máu trộn bùn đen, hòa vào nước sông, nước suối...Từ những trận bại vong ấy, vô số hồn ma ra đời “hiện vẫn đang lang thang khắp các xó xỉnh, bờ bụi ven rừng, chưa chịu chầu trời...”[100,8], trở thành những hồn ma vô danh. Chiến tranh thật ngược đời và nghiệt ngã. Bởi lẽ cái chết vốn là điềm gở, là một trong những bất hạnh lớn nhất của con người, nhưng trong chiến tranh cơ hồ cái chết lại là sự giải thoát. Vì “dưới âm ti người ta chẳng còn nhớ chém giết là cái trò gì nữa đâu. Chém giết là sự
nghiệp của những thằng đang sống.” [100,14]. Chứng kiến những vết thương của
người lính mới hiểu được những giây phút bình yên mà chỉ có cái chết mới mang lại được. Quảng – tiểu đội trưởng đầu tiên của Kiên bị thương nặng hồi mùa khô năm 66: “Bụng rách trào ruột. Nhưng đáng sợ là xương xẩu dường như gãy hết, mạng sườn lõm vào, lủng liểng, hai đùi tím ngắt (...) mồm ứa máu nhưng còn hơi thở, sủi bong bóng đỏ, mắt mở trừng trừng, muốn nhắm mà không nhắm lại được,
...”[100,91]. Sự đau đớn rùng rợn từ vết thương của Quảng truyền sang cả Kiên. Đáng lẽ anh đã được chết để thoát khỏi đau đớn nhưng “cái chết như muốn bắt
Quảng chịu đến cùng sự hành hạ của nó”.Và Quảng đã dùng hết tàn lực để kết liễu
đời mình bằng một quả u – ét. Quảng lưu lại núi rừng và trong tâm khảm Kiên tiếng cười cuồng loạn nức nở.
Chiến tranh làm đảo lộn mọi giá trị cuộc sống bình yên: sống – chết; phúc – họa. Con người chiến đấu vì sự sống nhưng cái chết là cuộc sống khác mà nhiều lúc con người đi qua chiến tranh vươn tới. Có nhiều người từ chiến tranh thoát chết trở về nhưng chiến tranh vẫn ngấm ngầm gieo nỗi đau, những vết thương trên thể xác và trong tâm hồn mãi theo họ về với cuộc sống đời thường. Hiền – chiến sĩ của mặt trận quân khu 9 đi B từ năm 66, quê Nam Định, gái chợ Rồng nhưng giọng nói ăn đậm chất Hà Tiên. Kết thúc chiến tranh, Hiền trở về với đôi chân không lành lặn. “Một mình Hiền quay đi, khó nhọc lết tới cửa ga. Hai vai cô tì lên hai chiếc nạng gỗ. Thân hình mềm mại hơi lệch nghiêng, phướn lên, cô đu người tới trước từng
đoạn, bả vai nhô cao.” [100,86] Vết thương sẽ để lại di chứng trong suốt cuộc đời
người con gái nhưng có lẽ chẳng thể bằng nỗi buồn sâu thẳm cùng tâm trạng tan hoang bi đát trong tâm hồn.Cũng như Hiền, thân thể Sinh bị chiến tranh tàn phá nhưng sau chiến tranh vết thương ấy mới hành hạ cướp đi phần đời bình yên mà khó khăn lắm Sinh mới có được: “Thời gian đầu thấy nói Sinh chẳng có gì là phế binh. Anh định cưới vợ nhưng dần dần từ chân trái lan sang chân phải rồi nửa người Sinh bị liệt (...) Các bác sĩ lấy làm lạ không hiểu sao cái vết thương cột sống kinh khủng ấy không lượm Sinh ngay đi trong chiến tranh mà nấn ná lâu đến thế mới
giáng họa...” [100,81]. Vết thương ấy y học bó tay. Từ người lính ôm ấp ước mơ lí
tưởng trở thành Lê Anh Xuân tạc vào thế kỉ, Sinh trở thành bệnh nhân ốm yếu, sự sống tàn lụi: “Đầu Sinh trụi hết tóc, đen sạm, quắt queo như cái gộc cây. Mũi dẹt lét chỉ còn cái sang mảnh như lưỡi dao. Môi má chẳng thấy, chỉ thấy hàm răng và hai
hố mắt, không rõ nhắm hay mở.” [100,81] Cái chết với Sinh mới đúng là sự giải
thoát, là hạnh phúc thực sự. Đằng này, giờ chết đã điểm mà thần chết lại lần chần. Đã hơn hai ngày hôn mê mà bệnh nhân chưa ngừng thở. Chiến tranh đã đi qua hơn
chóng cuộc đời. Thân phận những thằng bị thương như mình, bị chiến tranh tước đoạt mất tự do có khác nào thân phận nô lệ...”[100,82]
Bao năm trời đã trôi qua sau khi chiến tranh kết thúc, nỗi buồn không theo đó mà vơi đi. Nỗi buồn được di truyền, được chắt chiu lắng sâu qua mạch nguồn cuộc sống, ám vào trong từng thân phận, ẩn sau đáy mắt con người. Trong sáng tác của mình Bảo Ninh không đi sâu miêu tả cuộc sống của người dân thường, nhưng những mảnh đời thoáng qua trong trang viết của nhà văn không hề nhàn nhạt mà
ngược lại nó ám ảnh người đọc bởi những ngang trái, éo le “mỗi cây mỗi hoa, mỗi
nhà mỗi cảnh”.
Trong Nỗi buồn chiến tranh, chỉ riêng khúc quanh dòng sông cuộc đời nơi
Kiên ở cũng chứa đựng bao thân phận, bao mảnh đời trắc trở. Đó là gia đình ông Huynh có ba con tử trận. Gia đình ông Tánh lục đục, đay nghiến nhau vì miếng cơm khiến ông – một đại úy quân nhu – toan tự tử bằng dây thừng. Bà cụ Sen – mẹ hai liệt sĩ – bị vợ chồng cháu họ lập mưu cướp nhà rồi đẩy vào nhà điên Trâu Quỳ...Biết bao mảnh đời cứ thoáng hiện lên nhưng nhói lên trong lòng người bao nỗi ám ảnh. Nhưng có lẽ ám ảnh nhất trong lòng người đọc là hình ảnh của người thanh niên Bảo, đại diện cho thế hệ mới, trẻ trung. Bảo làm được những việc động trời: Giết người, bị tù chung thân...nhưng được thả do cải tạo tốt...Con đường zêrô dài dặc tạo cho Bảo dáng vẻ chay tịnh của một đời chân tu. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra tù, Bảo đã làm cho bà con dân phố phải ngạc nhiên trước tâm tính dịu hiền, tấm lòng chân thực trong sáng, ngây thơ và khắc khổ hiện lên ở từng cử chỉ, từng lời ăn, tiếng nói. “Chỉ có điều nom Bảo quá buồn. Đôi mắt buồn. Nụ cười hiền hậu cũng buồn khôn xiết, buồn đến nỗi khi bắt gặp nụ cười ấy, ai nấy không khỏi thấy lòng mình se lại”[100,59].
Đó là số phận của những người dân thường thời tem phiếu, xếp hàng lấy nước, lấy gạo, thức ăn,... Cuộc sống “xếp hàng”, đầu tắt mặt tối cứ mòn đi, rỉ ra trong sự mưu sinh khốn khó khiến con người mất hết ước mơ, hoài bão và lí tưởng.
Điển hình là Túc và Hảo (Mắc cạn), sau khi sinh con họ phản bán dần từ nhẫn cưới,
đồ đạc: “Đồ đạc trong phòng cứ vợi dần...bao nhiêu món đồ có giá sắm từ bên Liên Xô...đều phải lần lượt cho ra chợ giời đi ở nhà người. Túc thì thậm chí cả tự điển, cả
sách chuyên ngành cực quý cũng mại. Bia rượu không, thuốc lá từ. Chẳng màng bè
bạn, bỏ bẵng mọi mối quan hệ. Thôi hẳn chí tiến thủ”. [101,33] Vợ chồng Túc -
Hảo là đại diện cho phần lớn những số phận của những người "sân sau" (Bội phản)
sống nghèo khổ, chật chội trong lòng Hà Nội buổi giao thời: "chỗ chui ra chui vào của cả sáu gia đình đều chật chội khổ sở, già trẻ lớn bé đóng hộp. Tất cả nấu nướng cùng một khoang bếp, tắm táp cùng một hốc tường, phơi phóng, hít thở, đấu hót, cãi cọ, chuyện gẫu, nuôi lợn, nuôi gà tất cả trong một khoảnh sân tù hãm. Tất cả đều nghèo túng. Tất cả đều đầu tắt mặt tối"[101,103].
Đó là số phận của cô gái ăn xin trong Bi kịch của con khỉ. Câu chuyện kể về
một chú khỉ còn sót lại trong một bách thảo đã hoang tàn. Khi đã chán những trò mua vui của chú khỉ, đám đông những người thường ngày dạo chơi trong bách thảo từ người lớn đến trẻ con liền nghĩ ra một trò tiêu khiển mới: ho bỏ đói chú khỉ, rồi háo hức xem phản xạ của chú khi được ném cho ít thức ăn thừa, họ nhổ nước bọt vào chuồng khỉ, họ biến chuồng khỉ thành toa lét công cộng, họ tò mò xem xét và đánh giá sức chịu đựng của chú. Nhưng trò tiêu khiển đó bỗng bị gián đoạn khi đám đông phát hiện ra cô gái ăn xin đã hành động khác hoàn toàn mình, cô chia khẩu phần ăn ít ỏi của mình cho chú khỉ, cô dọn rác, dọn những thứ uế tạp mà đám đông kia thải vào chuồng chú khỉ. Chính hành động khác biệt đó khiến cô bị đám đông kết tội cùng một loài “khỉ” với chú khỉ kia, họ coi cô không khác nào một con thú: “Trong chuồng khỉ, ngoài khỉ có thêm con bé ăn mày nọ. Nó bị lột truồng, ngồi thu lu, hai đầu gối nhọn hoắt che ngực”[102,38], “người ta ném đá, ném gạch để thúc
nó đứng dậy”[102,39]. Ngay trong đêm đó, cô gái treo cổ tự tử. Cái chết của cô gái
ăn xin là tiếng kêu tức tưởi cho những thân phận nhỏ bé, nghèo khổ bị coi rẻ trong xã hội hiện đại. Là lời thức tỉnh về tình người, lòng nhân ái đang ngày càng mai một.
Như vậy, qua một lớp người thoáng hiện trong những tác phẩm của Bảo Ninh, mỗi người có một hoàn cảnh éo le riêng, nhưng đều mang trong mình một nỗi buồn sâu thẳm. Viết về những kiếp người nhỏ bé, chạm đến những nỗi đau trong sâu thẳm con người, Bảo Ninh đã chứng tỏ mình là một nhà văn có tâm và có tầm
với thiên chức một nghiệ sĩ chân chính: "một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo trong cốt tủy" (Sêkhốp).