Nỗi ám ảnh quá khứ trong tác phẩm của Bảo Ninh

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 46)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.Nỗi ám ảnh quá khứ trong tác phẩm của Bảo Ninh

2.1.1. Kí ức về chiến tranh

Trong ba lô người lính, Bảo Ninh đã cất giữ cho riêng anh những hoài niệm về chiến trường gian khổ. Trong hành trang tinh thần của anh, chiến tranh là nỗi nhớ, là nỗi buồn nguyên khối. Viết về chiến tranh sau cuộc chiến tranh với Bảo Ninh cũng như các nhà văn quân đội là niềm hạnh phúc hay chính là món nợ văn chương cần phải trả đối với cuộc đời. Khảo sát sự nghiệp sáng tác của Bảo Ninh

gồm một cuốn tiểu thuyết “trứ danh” Nỗi buồn chiến tranh; 34 truyện ngắn được in

trong ba cuốn: Chuyện xưa kết đi, được chưa? (2009), Lan man trong lúc kẹt xe

(2005), Truyện ngắn Bảo Ninh (2002), cho thấy Bảo Ninh đã giành cho đề tài chiến

tranh một vị trí trang trọng (1 cuốn tiểu thuyết, 24/34 truyện ngắn) trong sự nghiệp sáng tác của mình, đồng thời đối với ông, chiến tranh cũng là đề tài thể hiện

“thương hiệu” và mong muốn của nhà văn: “tôi muốn văn mình mang vẻ đẹp quân

đội”. [http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc]

Trong hầu hết truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh chiến tranh không

như đều thống nhất ở dòng hồi ức của người kể chuyện xưng “tôi”: Thời tiết của kí ức, Hà Nội lúc không giờ, Lá thư từ Quí Sửu, Trại bảy chú Lùn, Mùa khô cuối cùng, Ba lẻ một, Đêm trừ tịch, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Giang, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng.v.v.

2.1.1.1. Khúc ca bi tráng về một thế hệ người Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Chiến tranh từ những trang viết của các nhà văn, nhà thơ đã ghi lại cho các thế hệ mai sau cảm nhận được sự hy sinh xương máu vô cùng lớn lao của một thế hệ cha anh trong những năm tháng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”(Tố Hữu). Sự hi sinh đã viết lên một bản anh hùng ca bất diệt về tinh thần yêu nước, quyết chiến với kẻ thù xâm lược để giành lại độc lập tự do cho tổ quốc, để chính nghĩa chiến thắng.

Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh không bao giờ quên cuộc chiến ghê rợn

vào cuối mùa khô năm 69, tiểu đoàn 27 độc lập của Kiên bị xóa hoàn toàn phiên hiệu. Hình ảnh tiểu đoàn trưởng trong cảnh hoảng loạn, tan tác trước sự tấn công của kẻ thù đã tỏ rõ khí tiết, vai trò cầm quân của mình, trấn an đồng đội “thà chết không hàng...Anh em, thà chết...!” và tự tay “đọp vào đầu” mình. Hành động tự sát trong cơn hoảng loạn song nó chứng tỏ tư thế, bản lĩnh của người lính trên chiến trường. Có phải chết cũng nhất định phải chết trên chiến hào, trên vị trí của mình chứ không thể chết trong tay của kẻ thù xâm lược.

Trong kí ức của Kiên, cuộc đời của lính bộ binh B3 thời hiệp định “đằng đẵng chuỗi ngày cùng cực. Sau những tháng ròng liên miên rút lui lẫn đợt phản công dữ dội, rồi lại phải khiêng nhau mở đường máu chạy. Rồi lại phản công...cấp tập quăng mình vào cõi một sống một chết”, anh vẫn nhớ, nhớ mãi đó là “chuyện xảy ra ở chân đèo Thăng Thiên, họ bảo thế...khi bóng tối vùi kín rừng cây trong hẻm núi thì từ đáy rừng phủ lá mục tiếng hát thì thào dâng lên, có cả tiếng ghi ta hòa theo nữa hoàn toàn hư, hoàn toàn thực: “...Năm tháng vinh quang khổ đau bất tận...”, lời và giai điệu bài ca vô danh ấy giản dị và huyền bí nên mỗi người nghe ra mỗi khác, song không ai là không nghe thấy. Cuối cùng, sau mấy đêm lắng nghe, người ta định vị được chỗ đất có hồn người. Trong tấm tăng bó xác, xương cốt đã

hóa mùn cả, riêng cây đàn ghi ta tự tạo của người chết thì vẫn còn nguyên vẹn”. Người lính ấy dù thân xác không còn, song tâm hồn và lí tưởng của anh đã hóa vào đất trời, sông núi, như một sự khẳng định cho sức sống bất diệt của con người Việt Nam, trong đau thương gian khổ nhưng vô cùng vinh quang. Qua hồi ức của Kiên, người đọc thấy được “kho tàng những truyện truyền kì về sự nghiệp thiêng liêng đau khổ của người lính chống Mỹ”, ngay cả sự hi sinh của họ cũng đậm màu sắc bi tráng. “Kiên nhớ, ở thung lũng MoRai bên bờ Sông Thầy, một hôm tổ các anh đào trúng một ngôi mộ kết. Mộ nổi lên như một đụn mối lớn trên mô đất cao gần dốc bờ sông. Chỗ này ngay giữa mùa mưa lũ cũng không bị ngập. Thế nhưng thật khó lòng mà hiểu nổi nguyên nhân vì sao mặc dù chẳng phải trong quan ngoài quách, chẳng ướp thuốc tẩm dầu, thi thể người chết lại sống như thế. Nằm trong một cái túi ni lông dày giống như bao đựng xác của quân Mỹ nhưng trong suốt, người chiến sỹ vẫn như còn đang thở, mắt nhắm lại ngủ say, khuôn mặt đẹp đẽ, trẻ trung vẻ trang nghiêm trầm mặc, da thịt tuồng như còn ấm. Bộ đồ Tô Châu thậm chí còn nguyên độ nóng và nếp là. Nhưng chỉ phút chốc cái túi đã đục trắng, mù mịt như mây khói, rồi sau đó như chói lên một đạo hào quang và một cái gì đấy vô hình đã siêu thoát. Màu trắng đục tan nhanh, cái túi xẹp xuống và trong đó bày ra nguyên vẹn một bộ hài cốt màu vàng sạm. Kiên và mọi người sững lặng, xúc động đến bàng hoàng. Không ai bảo ai, tất cả đều quỳ xuống, đưa cao tay lên với theo bóng hồn thiêng liêng của người đồng đội đã về thần. Đúng lúc bấy giờ trên vòm trời bao la cuồn cuộn gió mây miền cánh Bắc, một đàn thiên đường cánh đen vừa từ hướng biển lên, đội hình chữ V đều tăm tắp, nhịp nhàng vỗ cánh thong thả và trang trọng bay vượt qua miền núi non trùng điệp”[100,87]. Sự hi sinh của người chiến sĩ ở đây mang màu huyền thoại, thể hiện cảm hứng bi tráng về cuộc đời người lính làm ta nhớ lại hình ảnh người lính Tây Tiến năm xưa trong thơ của Quang Dũng: “Áo bào thay

chiến anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” [Nhiều tác giả, Văn học 12

tập I, Phần Văn học Việt Nam (sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000). NXB Giáo dục, Hà Nội 2000, 77].

Những người lính không chỉ đẹp ở tư thế sẵn sàng xả thân, sẵn sàng hi sinh thân mình cho Tổ Quốc, cho quê hương, mà họ còn đẹp ở sự hi sinh mọi ham muốn

cá nhân một cách thầm lặng. Đó là những nhân cách cao đẹp như Mộc trong truyện

ngắn Trại bảy chú lùn, anh không vì hạnh phúc cá nhân mà quên đi nghĩa vụ của

người lính, anh không bỏ khu rừng già khi tất cả anh em đồng đội đã hi sinh. Anh tự nguyện ở lại nơi những anh em chiến sĩ đã quên mình cho Tổ quốc. Anh gắn bó với khu rừng già – nơi lưu lại bao máu và nước mắt của đồng đội anh. Bên cạnh Mộc, là

hình ảnh của của khẩu đội cao xạ trong truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công, ở đó có

những người lính sáng ngời phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ. Họ vẫn sẵn sàng cứu bất cứ ai, họ đã hy sinh khi chưa bước vào cuộc tấn công. Ở họ luôn toát lên vẻ thân thiện, lịch sự, thái độ tôn trọng con người. Đó là ấn tượng của cô gái con ông chủ hiệu ảnh khi gặp những người lính Cộng sản, những người lính mà cha cô đã sợ hãi

đến nỗi bỏ lại cả cô con gái cưng của mình trong truyện ngắn Ba lẻ một,v.v.

Đi vào chiến tranh là đi đến nơi không hẹn ngày về, nhưng những người lính vẫn sống và chiến đấu vì lí tưởng cộng đồng, họ là những con người tượng trưng cho lý tưởng dân tộc: Chiến đấu vì Tổ quốc, quê hương. Tất cả họ đã nối tiếp truyền thống cha anh đi trước, hóa thân mình vào hồn thiêng sông núi, khẳng định tính chất bi hùng trong sự hi sinh của người chiến sĩ. Kiên, Mộc, Quảng, Từ, Tạo “voi”, Tâm, Cừ, Hòa, Hiền, Thịnh “nhớn”, Thịnh “con”, Vượng, Phượng, Trung, Vinh, Ynua, Tý, Hinh, Huy, Khương, Tùng,v.v, và những người đồng đội của họ là đại diện cho cả thế hệ những người cầm súng bảo vệ đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ là những “người con ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, những người xứng đáng hơn ai hết được quyền sống trên cõi dương này”[100,193]. Vậy mà họ đã chấp nhận hi sinh “lẳng lặng chấp nhận quy luật giản đơn của chiến tranh: mình chết thì bạn mình sống!”[100,193]. Họ chính là những “liệt sĩ của lòng nhân”, “những con người tuyệt vời”.

2.1.1.2. Chiến tranh khốc liệt, tàn bạo và hủy diệt

Để nhận thức một chân lí cuộc sống, con người cần phải trải qua một quãng

đời nào đó, cần phải có một độ lùi nhất định, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

những truyện ngắncủa Bảo Ninh đã có một độ lùi cần thiết như vậy. Được sống sót

trở về, được sống trong hòa bình để nhìn lại cuộc chiến mà cá nhân Bảo Ninh và thời đại ông vừa đi qua, nhà văn đã có một cái nhìn từng trải hơn, và từ đó có một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận thức sâu sắc, mang tính trải nghiệm hơn về bản chất của chiến tranh. Chiến tranh không chỉ có mặt anh hùng ca, mà khủng khiếp hơn chiến tranh để lại nỗi đau cả thể xác và tinh thần cho con người không chỉ ở một thế hệ, nó để lại một nỗi đau “truyền kiếp”.

Chiến tranh, trước hết là sự hủy diệt, là cái chết, là chấm dứt sự sống. Trong tác phẩm của Bảo Ninh, ngùn ngụt ngọn lửa thiêu cháy của chiến tranh, xác người

chất thành đống, máu chảy ngập tràn. Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh không phải

đợi khi anh trở thành người lính trinh sát ở mặt trận B3, mới cảm nhận được sự ác liệt và tàn bạo của chiến tranh. Kiên nhìn thấy chiến tranh với tất cả sự khốc liệt, tàn bạo ngay từ khi anh mới “chạm mặt” nó trên chuyến tàu chở anh và Phương vào ga Thanh Hóa. Ngay lúc đó với Kiên “chiến tranh trong phút chốc không còn là như anh vẫn tưởng” hình ảnh nhà ga Thanh Hóa “ngụt lửa, tanh bành, trụi nát...và rải rác những thân hình sóng sượt,...những tư thế khác nhau của xác chết bên đường”, sự hủy diệt của chiến tranh mà lần đầu tiên Kiên nhìn thấy. Vào mặt trận B3, trong hồi ức của Kiên, mở đầu là “mùa khô năm 69, mùa khô cực kỳ cùng khốn của toàn cõi B3, tiểu đoàn 27 độc lập, cái tiểu đoàn bất hạnh mà anh là một trong mười người may mắn còn được sống, đã bị bao vây rồi bị tiêu diệt mất hoàn toàn phiên hiệu, một trận đánh ghê rợn, độc ác bạo tàn...Mùa khô ấy, nắng gió lớn, rừng bị ướt đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục. Các đại đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả bị napam tróc khỏi công sự hóa cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn. Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét. Trên cái trảng hình thoi ở giữa truông...thân thể giập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng...Tiểu đoàn trưởng gào to, như điên, mặt tái lại, hốt hoảng hoa súng ngắn lên...anh ta tự đọp vào đầu mình, óc phọt ra khỏi tai”[100,6]. Chiến trận đã tàn bạo ghê rợn như vậy nhưng bãi chiến trường mà nó để lại thì còn khủng khiếp kinh hoàng gấp bội “những ngày sau đó quạ bay rợp trời, và sau khi bọn Mỹ rút thì mưa mù ập xuống, lụt rừng. Bãi chiến trường thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm, nổi váng đỏ lòm. Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình trôi lẫn

với cành lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh pháo băm. Khi lũ tan mọi vật trồi ra dưới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc ghê tanh như thịt thối” [100,7]. Sau trận mùa khô năm 69 là trận xáp lá cà tắm máu cuối tháng chạp năm 1972 “những trận mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch bịch, lẹt bẹt xuống đồng cỏ voi bên bờ sông Sa Thầy vào lúc rạng mơ sau một đêm B52 liên tục chần. Có thể tận mắt ngắm sườn đồi Xáo Thịt sau ba ngày huyết chiến nom y hệt như một mái nhà lợp bằng thây người” [100,85]. Những cái chết mà Kiên chứng kiến “đa dạng, nhiều màu vẻ” không phải chỉ có lính ta mà cả lính Mỹ “họ bị giết từng người một hoặc là hàng loạt, bị bắn gục tại chỗ hay bị thương mất máu chết dần, chưa kể tới bao nhiêu kiểu đọa đầy khác...những xâu lính Mỹ trẻ măng mình mẩy không chút sây sát, ngồi ngả đầu vào vai nhau thiu thiu giấc ngủ ngàn năm dưới những ngách hầm ngầm bị tống thủ pháo, những lính dù trang phục vằn vện nằm phơi nắng trong các lùm bụi lúp xúp ven rừng Kờ Leng, thản nhiên trương phình lên, thản nhiên chịu đựng lũ ruồi,

bầy dòi và mùi da thịt khắm lặm của mình...”[100,85]. Còn đây là cảnh tượng kinh

hoàng của chiến tranh trong kí ức của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Lá thư từ

Quí Sửu :“Hầu như ngày nào sườn đồi cũng la liệt xác chết. Ban đêm, được dọn quang đi một phần, đến chiều hôm sau lại la liệt, chồng đống, bốc mùi. Đủ loại sắc lính ngụy đã thay thế nhau tấn công trung đội tôi và đã kế nhau nộp xác lại trên dốc

đồi 400” [103, 83], “Giữa đêm tối, tiếng rên la vật vã, tiếng kêu khóc và cả sự giãy

chết nữa không ngớt vẳng đến tai chúng tôi nghe như tiếng những hồn ma đang nấc nghẹn. Sườn đồi thành bãi tha ma lộ thiên với dập dờn hình bóng của bọn lao công

đào binh” [103,84 ], “Lại pháo, lại bom, lại những đợt tấn công thí mạng. Bị bắn

chết như rạ, tả tơi, xơ xác, tưởng đã phải cạn sức chịu đựng, phải tan tác, quị liệt, bọn lính chiến trung đoàn 53 vẫn tuân lện chỉ huy, nghiến răng, ùa lên, hứng đạn. Không còn là chiến trận nữa mà là tự sát hàng loạt. Khủng khiếp đến độ không thể

nào tin nổi vào thực cảnh”[103,85 ], “...máu người tưởng chừng có thể ngập đến

bụng chân” [103,87]. Còn đây là kí ức về “mùa hè đỏ lửa” đầy chết chóc của nhân

vật “tôi” trong Mùa khô cuối cùng “Năm 72, chiến sự rùng rợn giết hàng đống

người. Người chết, chết ngả rạ dọc các ngả đường, la liệt trên các nội cỏ và nổi lềnh phềnh trên mặt sông. Người còn sống sống ngắc ngoải, dở sống dở chết. Tứ phương

tan tác. Cả đến thiên nhiên cũng như thể bị hóa kiếp. Cảnh làng biến tướng”[102,78]. Dưới khói lửa của chiến tranh, chỉ trong thoáng chốc từ con người đến cỏ cây đều bị hủy diệt: “thực ra thì không làm gì còn làng nữa. Ngày trước làng ồn ào nhộn nhịp, nửa làng nửa phố, nhà cửa san sát, trù phú, thịnh đạt...Bây giờ thì...đều rữa nát và mục thối ra dưới những đống hoang tàn”[102,78+79].

Tính chất khốc liệt, bạo tàn của chiến tranh không chỉ hủy diệt những gì là vật chất hữu hình mà nó còn hủy diệt cả tinh thần, nhân tính của con người. Can “một bản chất con nhà nông” vậy mà hàng ngày phải giáp mặt với cảnh chết chóc, đầu rơi máu chảy, tuy đã luôn tự nhủ là “tránh giết người bằng dao và lê, nhưng mà quen tay mất rồi.” Can ý thức được rằng “cứ bắn mãi, giết mãi thế này thì chết hoại tình người”. Còn Kiên từ một chàng trai đa cảm, một học sinh trường Chu Văn An (Hà Nội), hào hoa là vậy mà cũng có lúc trở thành một kẻ “chán trường, táo tợn...Kiên đứng phơi ra chúc họng súng xuống điên cuồng nã từng phát, từng phát đóng đanh lên cái thân xác còn nóng hổi sức sống đang oằn oại đau đớn trong cơn rùng giật giãy chết. Máu phọt tóe ướt ống quần Kiên. Rồi hai bàn chân in dấu đỏ

lòm trên cỏ, anh lại từ từ đi thẳng đến những tên thám báo khác...” [100,17], trước

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 46)