Hình tượng người trí thức, người nghệ sĩ

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 69)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.3. Hình tượng người trí thức, người nghệ sĩ

Trong từ điển tiếng Pháp hay tiếng Anh, “Trí thức” là Intellectuel hay

intellectual, vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí tuệ, trí thông minh) [99]. Trước khi có xã hội dân chủ để người trí thức xuất hiện thiên chức thì những cá nhân có trí tuệ cao, có phẩm cách đẹp đã xuất hiện rất sớm và được gọi bằng các tên khác nhau. Trí thức là nguyên nhân cốt lõi và vĩnh hằng của tiến bộ xã hội. Trong xã hội Việt Nam, thời phong kiến không có khái niệm “trí thức”, mà chỉ có nói tới tầng lớp sĩ phu, đến thời Pháp thuộc mới có khái niệm “trí thức”. Văn xuôi Việt Nam trong giai đoạn này cùng với sự ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây, bắt đầu xuất hiện hình tượng người trí thức trong các sáng tác của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,v.v..Hình ảnh người trí thức trong sáng tác của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là các điền chủ, luật sư, quan lại – có vốn trí thức và có chút băn khoăn, muốn nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực hiện một ít cải cách cho đời sống của họ đỡ tăm tối. Họ vẽ ra những chuyện cải cách trong các trang ấp như: xây giếng, làm nhà, dạy người lớn

sáng của Hoàng Đạo viết chung với Nhất Linh). Nhưng những ước mơ ấy đặt trong bối cảnh thực dân phong kiến trước 1945, là những ước mơ không thể nào thực hiện được. Chính vì vậy người trí thức trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn chỉ là hồi quang xa xôi, mơ hồ, thoát ly và đối lập với hiện thực. Một hình ảnh trung thực về người trí thức trong xã hội thuộc địa phải đến Nam Cao mới xuất hiện. Đó là người trí thức vừa trong chật vật của sự mưu sinh, vừa trong bi kịch của những thất vọng

về bế tắc tinh thần (Hộ trong Đời thừa, Điền trong Giăng sáng, Thứ trong Sống

mòn, v.v.). Khơi sâu được vào trong những bi kịch của người trí thức trong xã hội thuộc địa – đó là nét đặc trưng và cũng là đóng góp của Nam Cao trong giai đoạn kết thúc văn học hiện thực Việt Nam trước 1945.

Suốt ba mươi năm chiến tranh (1945 – 1975), văn học Việt Nam đặt nhiệm vụ phục vụ cho kháng chiến vệ quốc lên hàng đầu. Các nhà văn không ngớt ngợi ca cuộc chiến đấu hào hùng và thể hiện niềm tin vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Nhân vật trong giai đoạn này mang những nét đặc thù riêng. Sứ

mệnh “Phục vụ kháng chiến” đã hướng nhà văn tập trung thể hiện con người quần

chúng, những người thuộc ba thành phần cơ bản: công – nông – binh. Nhân vật được phân ra rạch ròi hai tuyết chính diện và phản diện. Những dụng công và tâm huyết của nhà văn luôn dành cho các nhân vật chính diện. Đó phần lớn là người anh hùng. Họ mang phẩm chất của nhân vật sử thi: là đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng, tầm vóc của núi sông, của lịch sử, luôn luôn chiến thắng hoàn cảnh. Họ sống chủ yếu trong tư cách con người chính trị, con người công dân – Những con người lí tưởng, đẹp một cách hoàn hảo. Bị kẻ thù treo lơ lửng trên cây dừa, chị Sứ tự nhủ: “Bữa nay, có lẽ mình chết. Nhưng mình chỉ thấy tiếc chớ không ân hận mắc cỡ gì cả...Tới phút này đối với Đảng, mình vẫn y nguyên, như chị Minh Khai, như Võ Thị

Sáu...nên từ phút này trở đi, mình cũng phải giữ được như vậy...” [Anh Đức, Hòn

đất, NXB GD, 1984, tr.166). Nhân vật người trí thức cùng các chủng loại nhân vật khác rất ít xuất hiện, hoặc nếu có cũng rất mờ nhạt

Từ sau Đổi mới (1986), các nhà văn bắt đầu chú ý đến nhân vật người trí thức – một tầng lớp quan trọng của xã hội, điển hình có Nguyễn Quang Thân, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà,v..v, và Bảo

Ninh. Bảo Ninh không miêu tả người trí thức nhập cuộc như Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh; không miêu tả khía cạnh bạc nhược, hèn kém của họ như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh hướng ngòi bút về những con người không hoàn toàn bị cuốn vào dòng chảy của lịch sử. Người trí thức trong sáng tác cảu Bảo Ninh là những hình ảnh cuối cùng buồn bã của một lớp người đã qua, một thứ chứng tích của thời thuộc địa. Họ đứng bên lề, vừa tiên tri, thấy trước những khủng khiếp sắp đến, vừa nuối tiếc những thứ sẽ bị mất, bị thiêu hủy.

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh hình ảnh người trí thức của Bảo Ninh

nổi bật ở sự yếu đuối và lạc loài. Họ là những “nhà thơ tiền chiến” đã ẩn danh như dượng của Kiên, những họa sĩ thời “mỹ thuật Đông Dương” như cha của Kiên. Dượng của Kiên về cuối đời hoàn toàn đứng ngoài cuộc với cuộc chiến tranh đang tới. Ông như một “ẩn sĩ” sống ẩn mình trong một ngôi nhà xám xịt và cũ kỹ bên bờ sông Hồng. Ông sống độc thân rời rã, đắp đổi qua ngày, nhưng không luộm thuộm và ông luôn giữ một phong thái lịch thiệp để tiếp Kiên “Ông pha trà ngon mời anh,

đưa thuốc cho anh hút, nhìn anh với vẻ buồn buồn” [100,56]. Ở ông toát lên một “trí

tuệ sâu sắc, đa dạng với một tâm hồn lãng mạn và nhiệt thành theo lối tình cảm chủ nghĩa thời xưa, mơ mộng ngọt ngào, giàu nhạy cảm nhưng dường như rất ngây thơ,

thiếu thiết thực và vô bổ, thậm chí lầm lạc” [100,56]. Còn cha Kiên từ ngày mẹ anh

bỏ cha con anh, ông suy sụp hẳn, uống rượu nhiều hơn và thả hồn mình vào những cơn mộng du: “Không phải là liên miên nhưng cũng chẳng phải họa hoằn những đêm cha của Kiên trở thành không trọng lượng, nhẹ bỗng như thể chỉ còn lại có linh hồn, lẳng lặng rời khỏi giường, hiền lành và êm ả, chậm chậm tịnh tiến, mắt nhắm nghiền, tay thả xuôi, du hành khắp trong buồng, trong nhà, dọc hành lang, lên cầu thang, xuống cầu thang, rồi nếu phải hôm cổng chính chưa kịp đóng thì từ từ ông

lướt mình trôi ra phố”[100,122]. Ông giam mình trên tầng áp mái của chung cư,

chìm đắm trong rượu mạnh và thuốc lá. Ở đó ông sáng tác trong đau khổ, trong sự bất lực của mình trước sự biến đổi của thời cuộc. Ông không tìm ra con đường hòa nhập với lập trường quan điểm, thẩm mỹ của quần chúng nhân dân lao động: “- Phải hạ tính vĩnh cửu xuống mà thêm chất phàm tục vào? – Có lần Kiên bắt gặp cha mình đang giận dữ quát vào mặt bức họa đang vẽ dở trên giá – Phải xác định thành

phần giai cấp cho sông núi? Họ dạy thế, vậy phải làm sao bây giờ, hả?”[100,125]

Tranh của ông bị người ta phê là những “chân dung ma quỷ” [100,125], ông bị kết

tội là “nhân vật bất mãn đáng ngờ, một tay hữu khuynh” [100,124]. Ông trở thành

kẻ lập dị, khó hiểu trong thời đại mới, mà Kiên và mẹ Kiên là đại diện. Chính vì thế

mẹ Kiên – một đảng viên, một trí thức mới cho ông là một kẻ “quẫn trí”, một

người “suy đồi” và có cuộc đời “thất bại”, còn Kiên không hiểu nổi ông, không

gần ông và không yêu ông, thậm chí anh còn thấy “hổ thẹn”, “ngấm ngầm bực

bội”, và nhìn ông với cái nhìn “nặng trịch phê phán” [100,127]. Trong thời đại của Kiên (thời của cái anh hùng, thời của bão táp và cách mạng), thế hệ những người như cha và dượng của Kiên (thời của cái lãng mạn và tự do cá nhân) thuộc về

những người “muôn năm cũ” (Vũ Đình Liên), “héo vàng sống vu vơ giữa những

miền không có thật của cuộc đời, mỗi ngày thêm lạc bước ra khỏi cõi dương không ngoái nhìn lại” [100,125], bởi họ đã cắm rễ vào một thời đại “nhất khứ bất phục phản”, không thể hòa nhập vào đời sống và thời đại hiện tại, họ như những cái bóng hiu hắt của quá khứ, trở nên lạc lõng, cô độc trước cộng đồng, và dừng lại ở bên này cánh cửa của lịch sử. Tuy nhiên, ở họ có một sự tiên cảm về sự hủy diệt sắp tới, về ngày mai đầy chết chóc và bất hạnh. Khả năng tiên cảm ấy thể hiện ở những lời tiễn biệt buồn bã như một lời trăng trối của dượng với Kiên trước ngày anh ra trận:“Nghĩa vụ của một con người trước Trời Đất là sống chứ không phải là hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đầy đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ...Không phải ta khuyên con trọng mạng sống hơn cả nhưng mong con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy..., ta mong con hãy sống và hãy trở về” [100,56]. Sự tiên cảm ở người cha nghệ sĩ của cha Kiên thể hiện trong cái nghi thức “man rợ và dấy loạn” khi ông đốt đi toàn bộ tác phẩm của mình trước khi từ giã cõi đời. Đối với ông, hành vi đốt tác phẩm thể hiện điểm tột cùng của một sự lạc loài của một tâm hồn trong thời đại mới, đồng thời cũng là tiên cảm về mặt bên kia của một thời đại chiến tranh đang tới, một thời đại anh hùng nhưng tột cùng đe dọa đối với cái đẹp – cái giá đau đớn của chiến tranh. Sự tiên cảm ấy trước hết linh ứng với cuộc đời của Kiên khi ông

thấy ở Phương một “sắc đẹp không bình thường”, một “vẻ đẹp lạc thời và lạc loài”

và vì thế sẽ phải gánh chịu những đau khổ tột cùng. Mối quan hệ và những tình cảm của ông dành cho Phương vượt ra ngoài trường ngữ nghĩa của những tình cảm thông thường của con người. “Không biết là từ bao giờ, có thể là ngay từ khi còn bé, giữa cô và cha Kiên đã thầm lặng hình thành một thứ tình cảm khó hiểu, không hẳn ra tình cha con, bác cháu, cũng không phải là một thứ tình bạn vong niên, nó mập mờ chạng vạng, như ánh chiều, vô hình mà nặng trĩu như thể đồng ám thị”

[100,129]. Đó là sự chiêm ngưỡng cái đẹp (ở ý nghĩa phổ quát) của một người nghệ

sĩ và sự lo âu của một người thấu thị trước tương lai về những mối đe dọa đối với

cái Đẹp. Sự tiên cảm về một ngày mai đầy chết chóc, khổ đau của cha và dượng Kiên không phải là sự phản chiếu cái nhìn cộng đồng về lịch sử mà nó là một cái nhìn, một sự suy nghiệm cá nhân về lịch sử. Thế hệ của họ không phải là thế hệ

những con người “lập dị” mà ngược lại đó là “một thế hệ vĩ đại” nhưng “bi thảm,

đầy những hoài bão và đầy những không tưởng, mang nặng những phẩm chất và

những tình cảm cao quý” mà ngày nay đã bị thế hệ của Kiên làm cho “vĩnh viễn

mai một”. [100,55]. Họ tự nhận là những kẻ “lạc thời”“lạc loài”, song sự thật,

họ là tinh hoa của thời đại họ, là những con người của nhân văn nhân đạo, của vĩnh cửu.

Bên cạnh người trí thức, người nghệ sĩ đứng bên lề lịch sử như cha và dượng của Kiên còn một thế hệ những người trí thức yêu văn hóa Pháp, trong số họ có người đã từng tham gia cộng tác với Pháp, Mỹ nhưng không hoàn toàn theo chúng.

Đó là Me xừ Bôn trong Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng. Me xừ Bôn và những

người thuộc tầng lớp như ông được sống trong giàu có, no đủ, được giáo dục bởi nền học vấn của nước Pháp, và có một tình yêu sâu sắc với văn hóa Pháp, coi đó là mối tình thứ hai sau mối tình với quê hương xứ sở “thuở đó tôi và chúng bạn cũng lại thường hát như thế này: Tôi có hai mối tình. Quê hương tôi và Paris...”[103,221]. Cả thời trai trẻ, ông chỉ biết vùi đầu vào những chồng sách già nua, quay lưng lại với những biến động của lịch sử dân tộc, và ôm một giấc mộng không tưởng “tôi cứ thầm nuôi hy vọng sẽ có một sử thỏa hiệp, một tinh thần thiện chí nào đó từ nước Pháp. Gì thì gì cũng là nước Pháp kia mà. Người Pháp lừng lẫy

văn minh chứ đâu phải một giống dòng cuống chiến...không lẽ nước Pháp lại có thể rắp tâm giày xéo nền độc lập và tước đoạt tự do của nước người”[103,233]. Thế nhưng, chỉ vài ngày theo chân Phi – lip - Pêguy làm thông dịch cho hắn, được tận mắt chứng kiến những tội ác của quân Pháp thực dân ông đã vĩnh viễn chôn chặt mối tình với cô gái Pháp và nước Pháp trong nỗi đau buồn không thốt lên lời. Đó là

me xừ đờ San trong La – mác – xây –e, trước chiến tranh ông từng là một vị nhân sĩ

có chân trong mặt trận Tổ quốc, có cuộc sống no đủ, giàu sang, “ở ông luôn toát lên một vẻ sung mãn hồn hậu, một sự hài lòng kín đáo và một sự cao sang mực thước”[103,37]. Trong căn phòng xinh xắn của ông trong khu tập thể cao cấp ở Kim Liên “những đồ gia dụng, những đồ văn phòng” đều “xinh xắn, đẹp đẽ và kỳ lạ, và đều là của ngoại”[103,38]. Thế mà con người trí thức cao sang ấy sau chiến tranh lại trở thành một ông lão ăn xin tàn tạ “hai con mắt của lão thụt sâu dán vào mặt tôi một cái nhìn chằm chằm nhưng mờ mịt và vô hồn”, “cổ họng lão chằng chịt gân tím gân xanh. Yết hầu chạy giật cục”[102,34]. Đó là cha của Tâm, cha của Loan trong

Cũ xưa. Cha của Loan “người trong phố kháo rằng từng là ông chủ một tờ báo phản động ở Hà Nội thời tạm chiếm và sau hòa bình lập lại đã phải đi cải tạo”[102,50], còn cha của Tâm – một viên chức cao cấp trong chính quyền ngụy về hưu non, sống âm thầm và hết sức kiệm lời. Ông kiệm lời cả với đứa con trai duy nhất, chưa một lần đủ sức nói hết những suy nghĩ của mình khiến tình cha con xa cách. Tất cả họ đều là những người có học vấn cao, thế nhưng bản chất tầng lớp của họ là yếu hèn, yếm thế và bạc nhược. Họ không đủ can đảm đi theo tiếng gọi của cách mạng, đứng cùng hàng ngũ với nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nhưng họ không can tâm trở thành tay sai cho Pháp, Mỹ, họ lựa chọn lối sống thầm lặng, chôn chặt trong lòng những hoài bão của một thời đã qua.

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 69)