Giọng mỉa mai chua xót

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 110)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.3. Giọng mỉa mai chua xót

Không giống như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, mang đến cho văn học Việt Nam thời đổi mới tiếng cười giễu nhại, mỉa mai, cay độc, tạo một giọng điệu hả hê trước những thói hư tật xấu của con người – Bảo Ninh mang đến cho người đọc một cái gì đó vừa chua chát vừa hài hước hay nói đúng hơn là tiếng cười mỉa mai nhưng chua xót để biểu thị một thái độ phê phán, đôi khi là để che dấu một nỗi buồn, một tấn bi kịch bên trong. Trong phần trình bày này, chúng tôi muốn nhấn mạnh một sắc thái giọng điệu vừa mang cái nhìn hài hước vừa mang trái tim mẫn cảm về hiện thực sống của nhà văn (Sự hài hước chứa đựng nỗi chua cay). Bảo Ninh thường giành cho chính mình và người đời giọng mỉa mai. Tác phẩm của ông mang nhiều sắc thái, đa dạng và sâu sắc, chủ yếu tập trung vào đời sống nội tâm của con người. Cuộc sống được nhìn với muôn màu muôn vẻ: môi trường, hoàn cảnh sống, nó có đủ sức mạnh làm cho nhân phẩm con người bị thui chột, cuộc sống của con người bị hạ nhục, cái đẹp bị trà đạp nát vụn, khát vọng của con người bị giày xéo tiêu tan và tất cả có thể đều bị tẩy trắng xóa. Cách nhìn cuộc sống ấy đã chi phối nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. Với cách nhìn đời sống ấy Bảo Ninh đã có một giọng văn mỉa mai mà chua xót. Anh không chế giễu cuộc sống đầy bất trắc khó lường trong chiến tranh, nhưng anh mỉa mai sự bất lực, trốn tránh của con người, của những cảnh đời, những bất thường trớ trêu trong cuộc chiến thảm khốc có một không hai trong lịch sử này.

Nỗi buồn chiến tranh khởi điểm của sự chia li, chết chóc, của người mình yêu, của cha, của mẹ, của đồng đội nhưng mục đích chính vẫn là niềm tin hàn gắn với người con gái bị bỏ rơi, với người cha không được hiểu, người mẹ không được yêu, với người sống và chết, với chiến tranh và hòa bình, quá khứ và tương lai, với Hà Nội thành phố quê hương nhiều lần buộc phải rời xa. Để tạo ra giọng mỉa mai chua xót Bảo Ninh đã thường tập trung làm bật lên “nghịch lý” hoàn cảnh cho phép

nhưng nhân vật không làm – vì nhiều lí do. Chính vì vậy nhân vật trong Nỗi buồn

chiến tranh luôn tự mỉa mai sự tàn nhẫn và hèn nhát của mình. Đó là cái chết của Hòa gốc Hải Hậu con gái miền biển làm liên lạc đường rừng hy sinh năm 1968. Hòa đã hy sinh để bảo toàn tính mạng cho đồng đội ngay trước mặt Kiên. Tại sao Hòa -

một cô gái mảnh khảnh yếu ớt kia lại phải chết khi Kiên có trong tay một quả lựu đạn sẵn sằng làm tiêu tan nửa số kẻ thù. Thật mỉa mai sao chỉ trong một khoảng cách rất gần mà Kiên là một đấng nam nhi khỏe mạnh có thể đủ sức ném quả cầu thép vào giữa kẻ thù nhưng anh lại cứ phải quỳ và nín thở sau lùm cây làm thinh: “Chỉ trong tầm ba chục thước không hơn” Kiên đủ sức “Cả trái cầu thép này vào giữa đám quét đi ít nhất là non nửa số Mỹ đang chất đống . Nhưng nín lặng, gần như cả nín thở nữa, Kiên cứ thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. Đã đến lúc phải cắt ngang cận cảnh dã man này, phải đánh dấu chấm hết lên đầu bọn khỉ đột, xong cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên” [100,239]. Phải chăng anh đã nhận ra sự kìm nén của mình khi không tung quả cầu thép vào kẻ thù là một điều trớ trêu và đau xót. Anh thấy bao nhiêu sợ hãi, đau đớn, uất hận, căm hờn giằng xé trong anh và tình cảm kinh khủng quá sức chịu đựng giờ đây chỉ là một sự đau xót, một nỗi buồn mênh mang, nỗi buồn được sống sót. Anh có thể làm được tất cả, anh đâu có hèn nhát và tàn nhẫn nhưng anh lại phải cố kìm nén cơn đau đớn ấy và để Hòa cô đơn lặng lẽ ra đi ngay trước mặt mình bởi anh hiểu rằng còn bao đồng đội đang trông chờ anh và anh là người duy nhất có thể đưa họ trở lại vùng an toàn về với cuộc đời.

Và thật mỉa mai hơn nữa là cuộc tiễn đưa nhau của Phương và Kiên. Đây là cuộc tiễn đưa lạ lùng, tàn khốc đến ghê người. Một cuộc chia tay với bao cảnh hãi hùng diễn ra: cảnh bom nổ tung trời, cảnh chết chóc thương tâm, cái hỗn loạn của thời chiến rồi cảnh Kiên bị lạc mất Phương và Phương bị làm nhục ngay trong giờ khắc khởi đầu của cuộc chiến, là Kiên bắt đầu nhúng tay vào máu khi đánh tên áo kẻ sọc trên toa tàu, là cảnh Kiên bỏ rơi Phương và mối tình của họ. Cuộc tiễn đưa Kiên vào cuộc chiến thật là thảm khốc, kinh hoàng. Kiên biết đâu lại xảy ra cơ sự như thế? Với tâm hồn rực cháy tuổi mười bảy Kiên lao vào cuộc chiến tranh háo hức biết nhường nào nhưng mới chỉ bắt đầu chạm vào chiến tranh Kiên đã cảm thấy ghê sợ, cảnh vật, con người đều tan tành như mây khói trước sự hủy diệt của chiến tranh. Kiên, Phương đã trở thành một con người hoàn toàn khác trước. Chỉ cách đây vài giờ Phương còn ngây thơ trong trắng biết nhường nào, Kiên hừng hực sức trẻ bước vào cuộc chiến hào hùng thì giờ đây họ đã trở thành xa lạ, xa lạ với loài

người, với cuộc đời, với chính họ: “Ngập ngụa trong khói bom đặc và nóng xộc vào phổi, sặc sụa, Kiên như điên lên...Một con người khác, một con người máu me, ù đặc, lì lợm vô tri giác, một con người chết chóc đang hung hãn hồng hộc thở trong

Kiên chứ không còn là chính bản thân anh nữa”. [100,269]. Thật mỉa mai và chua

xót biết nhường nào cuộc tiễn đưa của người lính trong chiến tranh là cả một thế giớ xa lạ bị bóp nghẹt, bị nén lại hết mức không có ánh mặt trời, không có không khí, hơi thở, không còn con người, lòng nhân, tình trắc ẩn. Con người đã biến dạng, cái đẹp đã bị chà nát, xé vụn một cách tàn nhẫn không thương tiếc.

Những đêm dài lang thang trên đường phố Kiên trở thành kẻ xa lạ giữa dòng đời anh lại tìm về quá khứ, tìm về ma men, anh đã mượn rượu để giải sầu, mượn rượu để quên đi tất cả, tình yêu, nỗi buồn, sự mất mát, cô đơn và sáng tác văn chương. Nhưng cũng thật mỉa mai là chỉ khi cơn say ập đến Kiên mới tìm đến với người đàn bà câm trên tầng áp mái nơi đó xưa là xưởng vẽ của cha anh. Người đàn bà câm như bị thu mất hồn bởi những câu chuyện chẳng ra đâu vào đâu của anh. Người đàn bà câm ấy cũng là người ngăn hành động thiêu hủy tác phẩm của Kiên. Chị cũng chính là người duy nhất nghĩ đến việc cất giữ bản thảo của anh và tìm cách đưa tác phẩm đến với độc giả. Thật chua xót khi ta thấy anh không đàng hoàng mang tình yêu đến cho người đàn bà câm, mà anh chỉ đến với chị trong lúc không còn là chính mình, trong cơn say, trong cơn mộng du với những hành động bấn loạn, với những lời lẽ rối bù...Nhưng “tất cả những lời lẽ rối mù ấy của anh đối với

chị mỗi ngày một thêm quyến rũ, như là bùa ngải, như là phép chài ếm” [100,128].

Thật là mỉa mai khi anh chỉ tìm đến với chị để giải tỏa tâm hồn để làm dịu những cơn say bực bội của cuộc đời. Tại sao anh không tìm đến với chị trong những lúc thư thái, lúc đầu óc minh mẫn mặc dù đường lên chỗ chị hoàn toàn quen thuộc mà chỉ khi nào đầu óc mụ mị anh mới tìm được đường lên với chị?? Anh đã chiếm đoạt chị, tàn phá lao vào chị một cách điên cuồng khi anh quyết ra đi để lại một mình chị trong căn phòng bỏ ngỏ vào lúc rạng mai gió bấc tràn về bung màn cửa sổ: “Bụi xám, mưa phùn thổi vào buồng, phủ lên chút ít đồ đạc sơ sài, những tàn tích của một lối sống đã quá thời. Tro than từ lò sưởi tỏa phù ra, với giấy má từ mặt bàn, giá sách, từ đống bản thảo chất trong góc tung xõa, vương khắp trên sàn” [100,296].

Bụi xám mưa phùn thổi vào căn phòng cô đơn hay thổi vào chính cuộc đời của chị và thổi vào chính số phận của cuốn tiểu thuyết??

Phạm Thị Hoài viết văn như để đùa cợt, giễu nhại tất cả những gì người đời cho là quan trọng, nghiêm túc, chị không hề quan tâm đến những nguyên tắc truyền

thống về “tính điển hình” nghệ thuật hay lôgic tính cách, tất cả đều được mô hình

hóa theo sân khấu của hài kịch. Chị muốn bứt phá tất cả, muốn phê phán và có thái độc phẫn nộ, thất vọng trước một xã hội mà tất cả như một cỗ máy rò rỉ tuột xích, một cuộc sống nhạt nhẽo, sống hộ người khác không dám là mình. Còn Bảo Ninh lại đưa người đọc trở về với sự mỉa mai chua xót của những day dứt, dằn vặt, ân hận tự xỉ vả mình, với những kí ức triền miên với những cơn mộng du, những ác mộng, những niềm tin và hy vọng ở quá khứ xa xưa. Bảo Ninh cũng mang đến cho người đọc một cái nhìn mỉa mai chua xót khi lòng trắc ẩn nhân tính của con người được khơi dậy trong chiến tranh. Đó là cái chết của Oanh, một cái chết đáng ra không thể có nếu như anh không lên tiếng tha thứ cho người đàn bà phía bên kia để rồi lĩnh trọn phát súng của chính chị ta: “Đàn bà? Đừng bắn...? Oanh rú lên...Anh nói rất nhanh với cô gái trẻ đang từ từ đứng dậy! Đi xuống sân đưa hai tay lên cao, sẽ không ai bắn! Oanh vội vã xách cái ba lô cóc lộn ngược nhét đầy lựu đạn mỏ vịt như cái túi ổi chạy nhào theo, bám sát Kiên...Nhưng...Lưng của Oanh đã hứng trọn cả mấy viên đạn mà kẻ bắn lén kia đã kịp bắn”[100,120].

Cũng vậy, trong các truyện ngắn của mình đan xen với giọng điệu buồn thương là giọng mỉa mai chua xót. Đây là sự mỉa mai chua xót của nhân vật “tôi” (Rửa tay gác kiếm) – người lính trở về sau chiến tranh những tưởng có thể “gác kiếm” sống cuộc sống hòa bình nhưng sự thật hòa bình là bắt đầu một cuộc chiến tranh mới: “Tôi lặn lội kiếm sống trải nhiều nghề, rốt cuộc thành nhà văn, song văn

chương gì tôi”[102,194]. Đó là sự mỉa mai chua xót khi những hành động phi nhân

tính của con người được thực hiện một cách công khai, một cách tập thể trong Bi

kịch của con khỉ. Hay sự chua xót không nói được thành lời của người chồng, người cha khi không thể cứu được vợ con mình trong khi cứu được con một người đàn bà

xa lạ trong Bí ẩn của làn nước. Đó là sự chua xót của người lính đã để lỡ cơ hội

Mỉa mai chua xót thường tạo nên giọng điệu khá đặc trưng cho tác phẩm của

Bảo Ninh, chế giễu nhưng trong đó vẫn có phần buồn đau không thể cứu vãn được

bởi con người buộc phải hành động như thế không thể nào khác được. Nỗi buồn

chiến tranh và những truyện ngắn của Bảo Ninh mang lại cho người đọc một nỗi xót xa, cho những số phận, những kiếp người trôi dạt và trở nên bèo bọt trong chiến tranh. Chiến tranh đã làm họ mất đi tất cả, sự nghiệp, tình yêu, tình người và nhân tính chỉ còn lại mỗi nỗi xót xa, một nỗi buồn mênh mông vô tận.

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)