5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2.4. Giọng tra vấn
Trong văn xuôi trước 1975 nhân vật tự tra vấn để đối chiếu với kinh nghiệm, với tiêu chuẩn cộng đồng còn với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Chu Lai và đặc biệt là Bảo Ninh thì tra vấn lại để đối chiếu với bản chất người. Nó xuất hiện không phải dưới áp lực của bên ngoài mà bắt nguồn từ nội tại của nhân vật, từ nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách của chính mình, con người đã bị tổn thương rất nặng trong chiến tranh và đặc biệt hơn về tinh thần. Nó có nhu cầu
“chạy chữa” về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu không con người ấy sẽ bị tàn phế, bị lạc lõng và tha hóa về tâm hồn trước ngọn lửa thiêu cháy bạo tàn của chiến tranh, trước hoàn cảnh éo le, trớ trêu của cuộc đời. Giọng tra vấn còn đánh thức yêu cầu chỉ ra bản chất thực sự của mỗi sự vật hiện tượng. Nó tái hiện những băn khoăn trăn trở dằn vặt của nhân vật, bắt nhân vật phải trả lời, độc giả phải trả lời. Trước giọng điệu này người đọc không được phép lẩn trốn sự thật. Dẫu không tìm được câu trả lời, dẫu không thay đổi được điều gì nhưng con người sẽ trở lên người hơn, từ chính những dằn vặt, những trăn trở, sự tra vấn đó.
Trong Nỗi buồn chiến tranh, giọng tra vấn xuất hiện khi nhân vật đứng trước
những sự kiện không tin được dù đó là sự thật, và khi nhân vật nhìn vào nội tâm của mình với những hồi ức như mơ hồ, những rung động tinh tế. Kiên là một người lính nhưng anh không thể nào tưởng tượng được tại sao mình lại phải cầm súng, phải bắn giết mặc dù lịch sử cho thế hệ anh cái quyền được giết người, giết một cách công khai và vinh quang. Nhưng trong giờ phút vinh quang ấy anh lại thấy ghê rợn và suy nghĩ về con người:“Kiên ôm bụng ngồi thụp xuống cạnh bốn xác chết và run bần bật ọe khan. Mười năm đánh nhau, từ thuở là tân binh đến giờ anh mới bị một
lần như thế...nhân tính, tình người...”[100,120]. Nhân tính tình người đâu cả? Tại sao phải hành hạ con người như thế? Tại sao phải hủy diệt con người? Kiên tự dằn vặt với chính mình, với những hồi ức về chiến tranh như mơ hồ, như hoài nghi. Tại sao lại phải thế? Anh run lên như vừa qua một cơn ác mộng và không tin ở sự thật nữa. Còn Phán với giọng hoài nghi Phán đã nhìn vào nội tâm, tra vấn lại lương tâm của mình sau khi đã hạ gục một tên Ngụy, rồi nhận ra anh ta bị thương trước khi rơi vào hố trú bom của mình. Phán không lí giải được tại sao anh lại có cảm xúc xót thương trào lên khi chứng kiến cái chết của tên lính Ngụy, tại sao anh lại hốt hoảng chạy đi tìm bông băng để cứu anh ta??: “Nước ngập bụng dâng lên đôi vai, tới cổ, chấm cằm, chạm vành môi, rồi nhân trung, kề ngay hai lỗ mũi...Và bắt đầu sặc...” [100,105]. Và tại sao hòa bình đã rất lâu nhưng trái tim của anh vẫn như bị thọc dùi, lại nhỏ máu khi nhìn cảnh trời mưa lũ. Chính nhân tính, tình người trong anh đã dày vò anh, dằn vặt anh, khiến Phán không thể nào tìm được sự bình yên trong suốt những năm tháng hòa bình. Rồi cha Kiên, Dượng Kiên, mẹ Kiên và Phương cũng đều có suy tư về cuộc đời. Cha Kiên lạc loài giữa xã hội loài người, đành nhập vào
xã hội yêu ma “siêu thực” , đắm chìm trong thế giới ảo giác và sau cùng thiêu hủy
toàn bộ sáng tác trước khi từ giã cõi đời. Dượng Kiên băn khoăn về lòng hăng hái, say mê cuộc chiến tranh của thế hệ Kiên, ông khuyên Kiên: “hãy cảnh giác với tất cả sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy”[100,65]. Với Phương chiến tranh là đổ nát, là hủy diệt, thế nên trước sự háo hức của Kiên với chiến tranh, cô đã có những câu hỏi chất vấn: “anh sẽ giết nhiều người chứ? Sẽ thành anh hùng chứ”, “vào đại học, hay vào chiến tranh cuộc sống nào là tốt đẹp hơn”??.[100,141]. Qua giọng tra vấn chân dung tâm hồn của con người được hiện lên một cách chân thực nhất, sống động nhất.
Như vậy, không như những nhà văn ở giai đoạn trước thường mang đến cho tác phẩm của mình một giọng nói, đơn giản một chiều bằng giọng hào sảng, đanh thép vui buồn. Bảo Ninh mang đến cho người đọc một cách nhìn cuộc đời, nhìn cuộc chiến tranh từ nhiều phía, giúp người đọc tiếp nhận được tác phẩm bằng nhiều kích cỡ đa chiều, đa thanh có nhiều giọng điệu trên cái nền của giọng chủ âm: giọng tra vấn, giễu nhại, mỉa mai đau xót, ngậm ngùi buồn thương. Các giọng điệu cứ
vang lên, khi thì cay đắng mỉa mai lúc thì chua xót ngậm ngùi như một bản hợp xướng của những giọng điệu thể hiện cái nhìn đa chiều của Bảo Ninh về chiến tranh, về cuộc đời, về con người.
3.3. Đổi mới về phân tích tâm lý nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh và một số truyện ngắn đặc sắc
Nếu như văn học giai đoạn 1975 nhân vật thường là những nhân vật lí tưởng đại diện cho tiếng nói cộng đồng thì văn học sau 1975 là những nhân vật của đời tư thế sự. Văn học đã phản ánh, khám phá nhân cách con người, những thăng trầm của số phận con người, về đời sống nội tâm con người và từ đời sống nội tâm mà soi
chiếu ra hiện thực.“Hiện thực ở bề sâu ẩn kín”. Đó là hiện thực của tâm lý, tư
tưởng mang chiều sâu triết học, đúng như nhà lý luận văn học – Giáo sư Trần Đình Sử nhận xét: “Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái hiện thực mà cả cái hư ảo của đời sống, không những nắm bắt cái hiện thực mà còn nắm bắt cái bóng của
hiện thực mà đó mới là hiện thực đích thực”. Và một trong những hiện thực đích
thực ấy nhà văn khám phá chính là: “Thế giới nội tâm của con người”. Đặc biệt là
văn xuôi sau 1975 đã trút bỏ bộ cánh của thời đại “đồng phục tinh thần”, “người có
chung một khuôn mặt” trở về với bản ngã cá nhân, cá thể và bắt đầu có những khoảng riêng tư thầm kín. Với những tác phẩm khai thác đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cho thấy mục đích của nhà văn không phải là theo đuổi sự kiện với dữ lượng thông tin mà là lí giải sự kiện, làm sáng tỏ những gì ẩn khuất bên trong sự vật. Phân tích tâm lí nhân vật là thao tác nghệ thuật quan trọng giúp nhà văn biểu hiện sâu sắc bề sâu bên trong của nhân vật trong mối quan hệ phức tạp của đời sống chứ không phải là cái nhìn giản đơn một chiều theo quan điểm số đông của cộng đồng. Nghiên cứu các tự sự khai thác đề tài lịch sử, TS. Phạm Xuân Thạch cho thấy “quá trình chủ quan hóa tự sự gắn liền với mô thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, với những kỹ thuật phân tích tâm lý, độc thoại, độc thoại nội tâm, và thu hẹp trường nhìn tự sự...”[83]. Độc thoại nội tâm (monologue intérieur) đã trở thành một thủ pháp độc đáo trong nhiều sáng tác của các nhà văn lỗi lạc trên thế giớ như Phlobe, Gôgôn, Đôxtôiexki, LepTôn xtôi, v.v, là một thủ pháp nghệ thuật có nhiều thế mạnh, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật soi sáng, lí giải những vận động phức tạp nơi thế giới
nội tâm con người. Tác phẩm đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ cho tư duy phân tích tâm lí có sự biểu hiện của những
dòng độc thoại nội tâm là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Trong tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh và một số truyện ngắn đặc sắc những trang viết độc thoại nột tâm đã giúp nhà văn phát hiện ra nhiều bi kịch đau đớn của con người bị chiến tranh vùi dập, đọa đầy bằng chính ngôn ngữ bên trong một cách chân thực và sâu sắc.
3.3.1.
Bảng khảo sát thống kê các cuộc thoại
Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai
Số trang Tổng số cuộc thoại Độc thoại nội tâm Đối thoại Số trang Tổng số cuộc thoại Độc thoại nội tâm Đối thoại 258 551 420 131 338 299 151 148
Theo dõi bảng khảo sát thống kê các cuộc thoại ta thấy: Ngôn ngữ độc thoại
so với ngôn ngữ đối thoại trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai là tỉ lệ 1/1, trong Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh tỉ lệ là 3/1. Vậy ngôn ngữ độc thoại nội tâm xuất
hiện nhiều trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Dường như cả cuốn tiểu
thuyết là dòng độc thoại nội tâm. Qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm Bảo Ninh đã dựng lại trước mắt người đọc một quá trình tâm lý phức tạp gắn với sự thức tỉnh đau đớn của nhân vật, hé mở nỗi ưu tư, niềm xót xa luôn bị che dấu đi sau lớp vỏ bề ngoài tĩnh lặng của con người. Độc thoại nội tâm ở đây được Bảo Ninh sử dụng một cách “đắc địa”, trong dòng hồi tưởng của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại ít mà chủ yếu là ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Với khát vọng viết về: “cuộc chiến tranh của riêng anh”, nhân vật của Bảo
Ninh đã tự phơi bày thế giới bên trong phức tạp của mình với vị trí của người kể chuyện xưng tôi. Nhưng cũng có lúc nhân vật được đẩy sang ngôi thứ ba. Cả khi ấy nhà văn cũng đã nhập vào nhân vật để cất lên tiếng nói giãi bày bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Toàn bộ thiên truyện như là một thế giới bên trong của con người, được hé mở những điều riêng tư thầm kín nhất mà con người đã trải qua trong chiến
cả những gì thuộc về chiến tranh, sự thật về chiến tranh, những mặt khuất của chiến tranh. Mặc dù tiểu thuyết có sự kết cấu lồng ghép “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”, “câu chuyện trong câu chuyện” đan xen giữa quá khứ và hiện tại, quá khứ trong quá khứ, quá khứ - tương lai thì chúng ta vẫn có thể nhận thấy ở nhân vật chính một quá trình tâm lý phức tạp trước, trong và sau chiến tranh mặc dầu có được che dấu bằng cách nào đi chăng nữa. Trong độc thoại nội tâm của nhân vật đó là nỗi buồn: nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, nỗi buồn sáng tạo. Những cảm xúc ấy đan chéo lẫn nhau gây cho người đọc nỗi kinh hoàng, day dứt nhức nhối khôn nguôi. Kiên bước vào cuộc chiến tranh với một niềm háo hức say mê như một vận hội mới. Nhưng khi vào cuộc Kiên mới nhận ra bộ mặt ghê gớm của nó. Những cánh rừng hoang lạnh, những trận chiến thảm khốc, bệnh tật khủng khiếp, đói khổ triền miên, những trận oanh tạc ngập máu và xác người: “máu lội lõm bõm quá bụng chân”,
“mái nhà lợp bằng thây người”...[100,85+86]. Sự cô đơn của người lính không lối
thoát, họ tìm vào mộng mị của khói Hồng ma để quên đi mọi nông nỗi của đời lính, quên cả ngày mai. Rồi những canh bạc giải sầu trong những đêm mưa rừng dài lê thê. Rồi cả những cái chết: chết sầu thảm, chết hèn nhát và chết cho nhau, hi sinh vì nhau. Tuổi trẻ hừng hực tràn đầy sức sống, say đắm tình yêu thế mà người lính họ phải trơ trọi nơi rừng thiêng nước độc trong cảnh chém giết tàn canh và tương lai hư ảo, thử hỏi ai là người hiểu được tâm trạng của họ như thế nào? Kiên nhận ra rên lên vì sầu thảm: “Chao ôi!Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn
khổ và phiêu bạt vĩ đại...” [100,30]. Ra khỏi cuộc chiến tranh Kiên ấp ủ một giấc
mơ bình thường giản dị được đi học, có một gia đình hạnh phúc và sống cuộc đời như bao cuộc đời khác. Nhưng nỗi ám ảnh về chiến tranh vẫn cứ dai dẳng bám theo anh. Anh không thể nào nhận ra nổi tâm hồn mình và cảm thấy hư vô, trơ trọi giữa cuộc đời hậu chiến, anh cay đắng nhận ra: “Cuộc đời thị dân xám xịt, chán ngắt, sao mà cạn đến thế niềm vui. Lạc thú nhớp nhơ, tơi tả, như giẻ rách và nghèo nàn không khác gì miếng cơm manh áo...”[100,144]. Kiên không tìm thấy niềm tin trong hiện tại anh luôn cô đơn trong đám đông, nỗi cô đơn luôn ám ảnh anh: “Sự cô đơn nghèo nàn và đơn lẻ lồ lộ phơi bày trong các số phận đồng loạt, lầm lũi đi bên nhau, nối nhau thành dòng nước quẩn” [100,154], và trong anh luôn vang lên lời thúc giục “đi
thôi” để chạy trốn nỗi cô đơn khủng khiếp đang đè nặng lên tâm hồn anh. Niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, đau khổ đều nhạt nhẽo, vô ích, cùn mòn, lập lòe, sáng tối trong cuộc đời anh. Anh không thể chịu đựng nổi, anh đã ý thức được thân phận của mình là tràn trề nỗi đớn đau và mất mát trong chiến tranh. Và cả khi được trở về với đời thường anh cũng không sao quên nổi chúng. Vẫn là những hồi ức đau buồn của ngay hôm qua, cứ ngày qua ngày, đêm qua đêm dày vò anh ghê gớm như một sự đau đớn đã ăn sâu vào máu huyết của mình. Kiên lại tự nói với lòng mình: “Con đường đời thực sự giành cho anh, con đường hướng tới tương lai tốt đẹp, con đường ấy nó đã lùi lại ở đâu đó phía sau xa trong khoảng tối mịt mù trên những cánh đồng
thời gian mà đất nước đã vượt qua” [100,212]. Kiên nhận thấy đằng sau cuộc chiến
tranh đầy vinh quang ấy Kiên là người mất hết: tuổi trẻ, tình yêu, đồng đội, người thân, bạn bè. Anh chẳng còn giữ lại gì cho riêng anh sau ngày chiến thắng ngoài những giấc mộng, những ám ảnh về quá khứ đau đớn. Cuộc đời anh giờ đây tẻ nhạt, lạnh ngắt và chua xót khi anh tự thốt lên: “Thì ra cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng đẩy lùi về dĩ vãng. Đối với tôi tương lai đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi. Và không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hy vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi, mà trái lại những tấm thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi
thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay...”[100,45]. Độc thoại nội tâm của Bảo
Ninh đã cho người đọc thấy được quá trình tâm lý gắn với thức tỉnh đau đớn của nhân vật: một thế giới nội tâm với sự bế tắc, cùng quẫn, vô vọng, lạc lõng không tìm ra lối thoát cho tâm hồn và dường như ngày càng lấn sâu vào bi kịch của tâm hồn. Kiên cảm thấy mình là kẻ không phải đang sống mà bị “mắc kẹt” giữa cõi đời này. Độc thoại nội tâm đưa người đọc tới những trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật. Qua độc thoại nội tâm Bảo Ninh muốn đối thoạt với tất cả chúng ta về những giá trị một thời, được, mất, đúng, sai, ngộ nhận, sáng suốt. Ta thấy Kiên không thể đối thoại với thực tại bởi vì anh không hiểu nổi chúng, anh xa lạ chúng. Bởi vậy khi đối thoại với Phương, mẹ, cha, dượng anh không hiểu họ, ai cũng có chân lý và cách hiểu của riêng họ, nhưng khi độc thoại vớ chính mình thì anh lại dễ hiểu. Đặc biệt là trong sự khủng hoảng về mất mát, về sự đớn đau, dòng độc thoại của anh bất
tận và cất lên đau đớn nhiều khi đứt đoạn lộn xộn không định hướng. Qua dòng độc thoại nội tâm là những ký ức dữ dội về chiến tranh, những ám ảnh về tâm linh, những tiếng vọng từ tiềm thức giúp người đọc khám phá được cái hiện thực bí ẩn sâu kín, cái vũ trụ riêng tư, nhỏ bé của mỗi người. Thế giới bên trong của nhân vật tự hiện lên qua lời tự thú vô cùng phức tạp muôn màu muôn vẻ đa dạng như chính cuộc sống đầy bí ẩn của con người.
3.3.2. Thế giới nội tâm của con người luôn là miền đất bí ẩn và có sức thu