Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 37)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

Năm 1991 có ba cuốn tiểu thuyết được trao giải nhất của Hội nhà văn là:

Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của

Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Trong đó, Mảnh đất lắm người

những tác phẩm sớm được dư luận khẳng định còn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh lại có một số phận đặc biệt sóng gió. Tác phẩm không có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà chỉ là những mảng hồi ức của nhân vật Kiên, một người lính tiểu đoàn 27 độc lập hoạt động trên địa bàn B3 còn sống sót, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về cuộc chiến tranh đẫm máu vừa qua và về mối tình với cô bạn học trường Bưởi tên Phương. Bằng những kí ức chắp nối, tác phẩm như là những độc thoại của Kiên về thân phận con người. Tình yêu và chiến tranh, hai chủ đề, hai nỗi buồn thấm vào nhau, hòa lẫn nhau, da diết, xót xa, hủy diệt.

Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất

nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân

phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Có lẽ vì thế, trong hơn 10 năm,

tác phẩm đã bị cấm, không được in lại; mặc dù vậy, Nỗi buồn chiến tranh lại rất nổi

tiếng ở nước ngoài: năm 1994 cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank

Palmos và Phan Thanh Hảo, với tựa đề The Sorrow of War, được ca tụng rộng rãi,

và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong số ít sách nói viềt chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây.

Bên lề tác phẩm có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau: khen, chê, đối chọi nhau gay gắt bằng khẩu chiến, bút chiến, nhưng khoa học nghệ thuật bao giờ cũng có chân lý của nó, những gì có giá trị thực sự nó sẽ được trả xứng đáng. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về nỗi buồn chiến tranh chứ không phải là khúc khải hoàn chiến thắng. Vấn đề đặt ra ở đây là cách nhìn cách nghĩ về chiến tranh, chỉ là cái nhìn về chiến tranh chứ không phải là cuộc chiến tranh nào cả.

Năm 1991, tuần báo Văn nghệ tổ chức một cuộc thảo luận về tiểu thuyết

Thân phận tình yêu quy tụ rất nhiều các ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu văn học có uy tín như: Trần Đình Sử, Nguyễn Phan Hách, Cao Tiến Lê, Vũ Quần Phương, Nguyên Ngọc, Phạm Tiến Duật...Sau đó các ý kiến này được đăng tải trên báo Văn nghệ số 37 năm 1991. GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Tác giả đã trừu tượng bớt đi cái phần mục đích, chiến công, nhân tố thắng lợi để chỉ kể lại cuộc chiến

tranh với tất cả tính chất...chiến tranh của nó...Có thể nói tác giả đã lộn trái cuộc chiến tranh ra để ta được nhìn vào cái phía trong bị che khuất lấp một chỗ trống

chưa được lấp”; Ngô Văn Phú thì khẳng định: “Cuốn tiểu thuyết được giải thưởng

là cái được lớn của văn chương. Đây đích thực là văn chương”. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Đây là một cuốn sách nghiền ngẫm về hiện thực...tác giả với tư cách hoàn toàn của người trong cuộc, không đứng ngoài, đứng trên, nhìn ngắm mà

đứng trong, thậm chí ở tận đáy của cuộc chiến tranh”;v.v..Cũng trong phạm vi cuộc

tranh luận này, ngoài những ý kiến đánh giá về thành tựu của tác phẩm thì bên cạnh đó cũng còn có những ý kiến chưa tán đồng hoặc phủ nhận. Từ Sơn cho rằng: “Âm hưởng của tác phẩm còn đậm chất bi, âm hưởng hùng còn bị chìm lấp đâu đó, chưa

tạo nên đầy đủ nét bi hùng của một thời đại đã qua”; Vũ Quần Phương lại viết:

“Anh đánh mất hào khí rất đẹp của những năm tháng ấy” và “có cảm giác tác giả có điều gì đó không hài lòng nên có cái nhìn thiên kiến, có chỗ cực đoan. Đọc những

chi tiết khủng khiếp, đay nghiến, ta thấy tác giả ác”;Nhà văn Hồ Phương vừa khẳng

định “đây là một cuốn sách hay viết về chiến tranh”, nhưng cũng lại cho rằng:

“càng đọc về cuối càng có cảm giác cộm lên: tác giả đã dần đánh mất khá nhiều sự chân thật, trong suốt, hết sức tự nhiên của mình. Bàn tay tác giả mỗi lúc một lộ ra

trong mọi việc, mọi người. Sự cường điệu cũng lộ ra càng đậm nét”, còn cái nhìn

của nhà văn về chiến tranh: “Sao tăm tối thê thảm. Dường như chỉ thấy có chết chóc và khổ cực. Dường như chỉ thấy có mất mát và tan hoang, ghê rợn...Cũng chính vì thế, ở đây lí tưởng của cuộc chiến, cuộc sống đã không được chú ý tới một cách

đúng mức”. Đặc biệt Đỗ Văn Khang với bài “Nghĩ gì khi đọc Thân phận tình yêu”

(báo Văn nghệ số 43 năm 1991) đã phủ nhận hoàn toàn giá trị của tác phẩm, Trần

Duy Châu trong bài viết “Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh” (đăng trên Tạp chí

Cộng sản, số 10 năm 1994) đã không tiếc lời phê phán. Năm 2003, sau hơn 10 năm

vắng bóng trên văn đàn, Nỗi buồn chiến tranh lặng lẽ được xuất bản, cùng với một

loạt các bài viết, các công trình khoa học nhằm đưa ra một cách tiếp cận mới về tác phẩm để trả lại “danh phận” cho cuốn sách - “Tác phẩm xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam trong vòng hai mươi năm qua, nó không chỉ là viết về chiến tranh, mà còn là sự chứng thực bề sau và bề sâu những biến động của xã hội và con người

Việt Nam đi qua chiến tranh và cách mạng”. (Phạm Xuân Nguyên, Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ Mỹ, http://www.sachhay.com). Trong số đó, chúng tôi chú ý đến bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình như Phạm Xuân Thạch, Nguyễn Ngọc Bích, Khương Thị Thu Cúc, Đoàn Cầm Thi, Phạm Xuân Nguyên, Đỗ Văn

Hiểu. Qua đánh giá của các tác giả, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm

đặc sắc, tiêu biểu cho sự đổi mới về nghệ thuật của Văn học Việt Nam hiện đại, thể hiện tài năng của một cây bút có tâm và có tầm với nghệ thuật, với cuộc đời và con

người. Trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ

chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp TS. Phạm Xuân Thạch đã có một cái nhìn khái quát khá toàn diện về tác phẩm từ kết cấu, đến mạch ngầm văn bản, thế giới nhân vật, cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và con đường mới viết về chiến tranh trong thời hậu chiến, từ đó tác giả đặt ra vấn đề cần có một lối đọc mới – lối “đọc sâu” (close reading) cấu trúc văn bản, kết hợp với thao tác đọc liên văn bản (intertextualite’) trong hệ thống sáng tác của tác giả và trong đời sống văn chương giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, đặc biệt, trong sự đối chiếu với những cây bút tiêu biểu của văn học chiến tranh thập niên 80 (Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn

Minh Châu...). Tác giả Đoàn Cầm Thi trong bài viết Chiến tranh, tình dục, tình yêu

trong văn học Việt Nam đương đại (http://evan.com) lại đặc biệt chú ý đến nhân vật Phương - người phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học của tiểu thuyết. Theo tác giả, “Nỗi buồn chiến tranh được viết với một niềm say mê, đúng hơn là đam mê, và mạnh mẽ đến nỗi người đọc tự cho phép mình hiểu rằng đây, nếu như không phải là một tự truyện, thì ít nhất cũng chứa đựng nhiều chi tiết có tính chất tự truyện”, và tác giả đưa ra ý kiến: “Theo tôi, bên cạnh hai chủ đề chính là tình yêu và chiến tranh, một chủ đề nữa, bao trùm lên tác phẩm, vẫn là văn học”, “Theo tôi, nên đọc như một tiểu thuyết mà khởi điểm là sự chia ly, sự chết chóc, của người mình yêu, của cha, của mẹ, của đồng đội, nhưng mục đích chính vẫn là niềm tin hàn gắn với người con gái bị bỏ rơi, với người cha không được hiểu, với người mẹ không được yêu, với người sống và người chết, với chiến tranh và hòa bình, với quá khứ và tương lai.”v.v..

Ngoài một khối lượng tương đối lớn các bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà văn có uy tín, trên các trang website chính thức của Bộ thông tin và Truyền thông đã đăng tải nhiều bài viết, bài phỏng vấn của các tác giả và những thảo luận về cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của đông đảo độc giả. Ở đây, có thể liệt kê một số bài

viết tiêu biểu như: Nhà văn Bảo Ninh, văn học Việt Nam rất đáng đọc của Hoàng

Kim Anh; Nhà văn Bảo Ninh bí mật về tiểu thuyết cuối cùng Nguyễn Thắng; Nhà

văn Bảo Ninh: “Tôi là thằng có duyên...nghe” (http://vannghesongcuulong.org.vn);

Tán gẫu với nhà văn Bảo Ninh do Hoàng Hồng thực hiện; Nhà văn Bảo Ninh sau hai chục năm thầm lặng ( http://tuldinh.wordpress.com ); đặc biệt là bài viết Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ Mỹ của tác giả Phạm Xuân Nguyên. Trong bài viết của mình tác giả đã trình bày khá kỹ những đánh giá, và sự đón nhận của giới

nghiên cứu, phê bình, cùng bạn đọc Mỹ đối với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến

tranh. Tờ báo Anh The Guardian viết: “Một cuốn tiểu thuyết không thể đặt xuống. Bất kỳ nhà chính trị hoặc nhà hoạch định chính sách nào của Mỹ cũng cần nên đọc cuốn sách này. Nó lẽ ra phải được giải Pulitzer, nhưng đã không được. Nó đã quá hấp dẫn để xứng đáng được thế.” Ông Dennis Mansker, thành viên của hội cựu binh

vì hòa bình và hội cựu binh Việt Nam chống chiến tranh, tác giả cuốn A Bad

Attitude: A Novel from the Vietnam War đã rất xúc động, và choáng váng khi đọc cuốn tiểu thuyết, ông viết: “Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một người lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính của mình sau mười năm tham chiến. Đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh trước nỗi đau mang tính phổ quát của những người lính ở mọi bên xung đột, và cuốn sách này là nên đọc đối với những ai chọn nghề “binh nghiệp”.Tôi đặc biệt giới thiệu nó cho các bạn bè cựu binh của mình; Bảo Ninh thực sự là “bạn chiến đấu” của chúng tôi, bất kể việc anh ta đứng ở phía bên kia. Hết sức giới thiệu.”...Cũng trong bài viết này tác giả còn

giới thiệu cuốn Nỗi buồn chiến tranh được đưa vào giảng dạy – một trong những tác

phẩm bắt buộc phải đọc và phân tích trong chương trình “Dạy văn học về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”.

Trên đây là sự tổng thuật của chúng tôi về những đánh giá của giới nghiên

chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh nói riêng và Văn học Việt Nam nói chung. Có thể nói, thời gian là vị quan tòa công tâm nhất, trải qua một thời gian dài long đong,

cuối cùng Nỗi buồn chiến tranh đã được nhìn nhận đúng với giá trị của nó. Chúng

tôi cũng mong muốn qua luận văn của mình, phần nào góp thêm một tiếng nói trong việc nhìn nhận giá trị của cuốn tiểu thuyết, và sự đóng góp của tác giả vào văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)