Kếtcấu dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh và những truyện

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 88)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.2. Kếtcấu dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh và những truyện

đặc sắc

“Dòng ý thức” là một dòng văn học đầu thế kỷ XX, chủ yếu là văn học hiện đại chủ nghĩa hướng tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc, liên tưởng. Thuật ngữ “dòng ý thức” do nhà tâm lý học Mỹ Uyliơm Giemx đặt vào cuối thế kỷ XIX, khi ông cho rằng ý thức là một dòng chảy, dòng sông trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, “phi lô gic”. Dòng ý thức là trường hợp cực đoan của độc thoại nội tâm, khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi phục lại” (Nhiều tác giả: Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992.Tr.74). “Dòng ý thức” trong văn học hiện đại là sự phối hợp tác động của giả thuyết Giemx, phân tâm học của Phrơt, thuyết trực giác của Becsxong cho rằng: hoạt động tâm lí của con người không phải cấu thành bởi những yếu tố cô lập, tách rời mà là một “dòng” liên tục không dứt, không hề gián đoạn. Biểu hiện dòng ý thức là phơi bày các hoạt động và bí mật của nội tâm. Xây dựng tác phẩm dòng ý thức, các nhà văn cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện, không chú ý bối cảnh, ngoại cảnh, câu văn không dùng dấu chấm, dấu phẩy. Các nhà văn sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật mới như đảo ngược thời gian, thời gian đồng hiện, hòa trộn thực hư, hiện tại, quá khứ, tương lai. Các nhà văn tiêu biểu cho văn học dòng ý thức là: M.Prutx, Vieecsgini Vunfơ, G.Gioixơ, Phocnơ.

Dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh chính là dòng hồi ức của nhân vật

chính trong tác phẩm. Kiên – một nhà văn đã từng là người lính tái hiện lại câu chuyện về chính cuộc đời mình, từ khi còn là một cậu bé mười ba tuổi (1961) cho đến những năm sau hòa bình (sau 1976), khi đã trở thành một người đàn ông ngoài bốn mươi tuổi. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, dòng hồi ức của nhân vật Kiên trong tác phẩm có đặc điểm sau: Dòng hồi ức của nhân vật chính không tuân thủ tiến trình thời gian lịch sử.

Trong Nỗi buồn chiến tranh dòng hồi ức của nhân vật Kiên không được trình

tưởng, nhảy cóc giữa những kí ức về chiến tranh, về tình yêu, về Hà Nội được biểu hiện bằng sơ đồ thời gian, sự kiện như sau:

Thời gian Sự kiện

Mùa khô đầu tiên - Kiên trong đội thu nhặt hài cốt tử sĩ từ bờ tây sông PôCô đến

truông Gọi Hồn

Cuối mùa khô 69 - Tiểu đoàn 27 bị xóa sổ, Kiên và một vài người may mắn sống

sót, cái truông núi vô danh → có tên là Gọi Hồn

Mùa mưa 1974

- Kiên và đám lính trinh sát lập bàn thờ cúng giỗ các linh hồn tiểu đoàn 27 và dân làng Hủi

- Chuyện Thịnh “con” giết nhầm người hủi mà anh tưởng là vượn.

- Nhớ lại những ngày bình yên và sung sướng của lính trinh sát. - Cái chết của Vân, Thanh, Từ những đồng đội cùng tổ trinh sát với Kiên.

Cuối tháng 8/1974

- Ở truông Gọi Hồn, hoa hồng ma nở rộ, Kiên và đồng đội say sưa trong khói hồng ma với những cơn mộng mị. Thứ khói mà

anh và đồng đội gọi là “bả độc”.

- Những câu chuyện ma quái và những ngày mưa mịt mùng trong khu rừng mà trung đoàn Kiên ẩn náu.

Mùa thu (T9/1974)

- Can bỏ trốn vì chán trường, khổ sở, nhớ nhà và chết trong khổ sở, nhục nhã.

- Chiến sự lớn lao ở miền cánh Bắc, quân lính sống trong nơm nớp chờ vào trận.

- Kiên suy sụp tinh thần, có lúc không muốn sống.

Mùa mưa 1974

- Ở truông Gọi Hồn diễn ra mối tình cuồng si, đầy tội lỗi của đám trinh sát với ba cô gái trong khu trại tăng gia bị bỏ quên giữa rừng.

- Ba cô gái bị bọn thám báo giết. Kiên và nhóm trinh sát tìm bắt được chúng.

để cứu Kiên và đồng đội.

Năm 1965 - Kiên đến Chèm thăm Dượng, người chồng sau của mẹ trước

khi lên đường đi B. Trước khi chiến

tranh xảy ra (trước 1965)

- Nhớ về cố Dụ và những người hàng xóm. Trong đó có Hạnh, người phụ nữ độc thân xinh đẹp làm dấy lên trong Kiên tình cảm bồng bột của tuổi mười bảy.

Cuối mùa thu 1976

- Trên chuyến tàu xuất ngũ ra Bắc, Kiên đã gặp Hiền thương binh người Nam Định, họ sống gấp với nhau những cây số cuối cùng của tuổi thanh xuân chiến hào.

- Kiên trở về Hà Nội gặp lại Phương sau mười năm xa cách. Đêm đầu tiên của cuộc đời mới sau chiến tranh với những chuỗi ngày tiếp theo đau đớn vật vã và Phương bỏ đi.

Sau năm 1976 - Kiên tiếp tục vào Đại học và trở thành văn, bắt tay vào viết

cuốn tiểu thuyết về mình và đồng đội...

Mùa khô 1976

- Tổ thu gom hài cốt tử sĩ đào trúng một ngôi mộ kết ở thung lũng Mo Rai bên bờ Sa Thầy.

- Chuyện Phán kể về cái chết của tên ngụy, khiến anh ta luôn sống trong day dứt.

Mùa khô 1966

- Nhớ tới cái chết của Quảng, tiểu đội trưởng đầu tiên của Kiên ở chiến dịch Đông Sa Thầy để lại ấn tượng thương tâm suốt đời Kiên.

Mùa khô 1976

- Đội thu nhặt hài cốt tìm thấy người điên ở đồi 300 bên bờ sông Sa Thầy, phỏng đoán Tùng, đồng đội của Kiên bị một viên bom bi lọt vào não làm cho mất trí. Hình ảnh những người điên làm cho Kiên và đồng đội buồn thương da diết.

Ngày 30/4/1975

- Cảnh lính tráng ăn uống, xả hơi sau chiến thắng.

- Chuyện xác chết của người đàn bà ở cửa Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bị hành hạ, khiến Kiên nhớ đến cái chết của Oanh ở ty cảnh sát Buôn Ma Thuột cách đó hơn một tháng.

Phương đã trốn ra bơi ở Hồ Tây. Mùa thu 1965

- Nhà ga Thanh Hóa sau trận mưa bom, hôm Phương tiễn Kiên đi B. Lần đầu tiên Kiên thấy người bị giết, thấy sự dã man của chiến tranh

1968 – 1972

- Nhớ lại trận xáp lá cà dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, những ngày tháng khổ đau của chiến trường Tây Nguyên hung tàn.

- Cảnh Kiên và Tạo voi quỳ lên khẩu Ma Lai xả súng vào dòng thác tàn binh ngụy. Tạo hi sinh trong thời khắc đó.

Mùa xuân 1965

- Cái chết của cha và những kí ức về ông làm Kiên đau đớn. - Kiên lầm lì cô độc – Phương bước sang tuổi mười bảy vút lên trở thành một sắc đẹp rực cháy sân trường Bười.

Mùa mưa 1969

- Kiên bị thương, nằm ở Điều trị 8, trong đau đớn do vết thương, chập chờn giữa những cơn mê man, anh đã tưởng lầm cô y tá câm là Phương.

Năm 1961

- Nhớ lại chuyện năm 13 tuổi Kiên cùng Phương, Toàn, Sinh được đi chơi tàu điện. Trong lần ấy, Phương đã thể hiện tình yêu rất trẻ con nhưng mãnh liệt của mình với Kiên.

Năm 1965 - Gặp Phương trước khi vào Nam đi B, Kiên đã nhỡ đơn vị, cùng

Phương lên tàu vào ga Thanh Hóa. 8/1964

- Đoàn trường Chu Văn An tổ chức cắm trại ở Đồ Sơn, Phương đã hát bằng tất cả những dự cảm đầu tiên về cuộc chiến tranh đang đến gần.

Mùa hè 1965 Kiên vào bộ đội.

Mùa thu 1965 - Chuyến tàu đêm, Phương tiễn Kiên lên đường đi B. Họ đã đi

nốt với nhau những cây số cuối cùng của mối tình đầu.

30/4/175

- Từ hi sinh vì sự chần chừ của Kiên khi tấn công vào dãy lầu Lăng Cha Cả.

- Nhớ đến những đồng đội Oanh, Cừ, Thịnh “nhớn” và Hòa đã hi sinh bởi sự sống của Kiên và bao người khác.

1964

- Cuộc trò chuyện giữa Kiên với mẹ Phương và những lo lắng của bà cho cuộc đời Phương.

1965

- Kiên đến chào từ biệt mẹ Phương.

- Phương đàn tặng Kiên một bản Xônát để tiễn anh ra trận. Kiên vô cùng xúc động.

1965

- Đoàn tàu chở Phương và Kiên đến ga Thanh Hóa bị địch oanh kích, Kiên tìm thấy Phương trên toa tàu hàng trong trạng thái vô hồn đờ đẫn... Sau đó Kiên quyết định ra đi bỏ lại Phương ở Thanh Hóa...Từ đó bặt tin Phương.

1973

- Nhận được thư của Kì “tổ ong” từ mặt trận khu V, thanh minh

cho Phương. Lá thư làm sống dậy trong Kiên niềm hi vọng về Phương.

Những ngày hòa binh

- Kiên sống âm thầm cô độc dốc trọn sức lực và tâm huyết để viết lên cuốn tiểu thuyết của đời mình và đồng đội.

- Rồi anh bỏ đi đâu không ai biết với gian phòng bừa bộn và một chồng bản thảo dang dở.

Từ sơ đồ dòng hồi ức của nhân vật, chúng tôi thấy tiến trình của hồi ức không tuân theo quy luật của tư duy lô gic mà là dòng chảy tự nhiên của tình cảm con người, của tâm trạng nhân vật. Lẽ ra theo tiến trình thời gian lịch sử thì cuộc đời Kiên phải bắt đầu từ sự kiện năm 13 tuổi (1961), nhưng theo dòng hồi ức thì sự kiện đầu tiên lại là mùa khô 1976, sau chiến tranh. Kiên trong đội thu lượm hài cốt tử sĩ ở truông Gọi Hồn, khi ấy anh đã 28 tuổi, rồi mới ngược lại quá khứ. Thời gian hồi cố ngưng đọng nhiều ở các mốc 1965, 1974, 1976 vì các mốc thời gian ấy xảy ra rất nhiều sự kiện trong cuộc đời của Kiên, sự kiện nào đối với anh cũng là bước ngoặt lớn lao. Đặc biệt là mốc năm 1965 – Kiên 17 tuổi cha mất, người thân duy nhất của Kiên không còn, cũng là năm anh tốt nghiệp lớp mười, rồi vào bộ đội...,

Phương tiễn Kiên trên chuyến tàu “định mệnh” vào ga Thanh Hóa, Kiên mất

Phương, lầ đầu tiên Kiên thấy sự bạo tàn của chiến tranh. Mốc thời gian ấy như một dấu ngạch nối cho cuộc đời của Kiên. Từ chỗ đang có tất cả: Có một gia đình bỗng nhiên Kiên trở lên bơ vơ cô độc, từ một học sinh trường Bưởi hào hoa, trở thành lính chiến xông pha nơi trận mạc, tình yêu đang nồng nàn thì phải chia li, cả người con gái trong trắng, đằm thắm mà anh hằng yêu dấu cũng bỗng trở thành người đàn bà phô phang bất chấp đời và bao hi vọng hiến thân cho sự nghiệp vinh quang trong chiến tranh bỗng nhiên bị dập vùi, bị đẩy vào tuyệt vọng đau khổ. Cho nên, dòng hồi ức của Kiên về những năm tháng ấy để lại ấn tượng sâu sắc không bao giờ phai nhạt, choáng ngợp trong miền kí ức của Kiên, như một vết thương trong tâm hồn luôn rỉ máu.

Mốc thời gian ấy được tái xuất hiện rất nhiều lần, chen lấn vào trong hồi ức của Kiên giữa bao kí ức về chiến tranh về tình yêu, về Hà Nội,...Cho nên các sự kiện được tái hiện theo những chiều liên tưởng đan xen, tạt ngang, chồng chéo làm cho dòng hồi ức trở nên miên man bất tận, ngay từ trang mở đầu là mùa khô đầu tiên sau chiến tranh 1976, Kiên trong đội thu nhặt hài cốt tử sĩ đến truông Gọi Hồn thì lập tức trong kí ức của anh sống dậy trận đánh làm xóa sổ tiểu đoàn 27, chỉ còn Kiên và mười người sống sót và cảnh chết chóc kinh hoàng được tái hiện, từ đó cái truông núi vô danh có tên là Gọi Hồn... Rồi những chuyện ma quái rùng rợn ở vùng này cũng ra đời, cho nên mùa mưa 74, khi trung đoàn Kiên về ẩn náu ở đây đã lo

lập bàn thờ cúng giỗ cho các vong hồn cả lính tiểu đoàn 27 và dân thường làng Hủi.

Kí ức lại tạt sang chuyện Thịnh “con” bị giết và những đồng đội khác trong đội

trinh sát của Kiên cũng lần lượt ra đi, còn sót lại mình anh...Và cứ như vậy, những liên tưởng, tạt ngang chồng chéo như những sợi dây đan bện vào nhau, kí ức của Kiên lại tiếp tục ngược dòng về quá khứ. Đó là những hồi ức trong hồi ức, nó đan xen “tỏa rộng như những mạng nhện”, những liên tưởng tạo thành những sợi ngang, dọc chằng chịt...có quá khứ gần, quá khứ xa quện nhau tạo thành một thứ thời gian đồng hiện đưa đến cho người đọc cảm giác về sự lộn xộn, rối bời trong ý thức, biểu hiện của một trạng thái tinh thần bất ổn ở hiện tại. Con người cứ bị cuốn vào những hồi tưởng về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà không thể nào thoát ra được. Muốn hiểu được diễn biến của cốt truyện cần phải sắp xếp lại các sự kiện tuần tự theo lôgic tuyến tính từ mốc khởi đầu khi Kiên 13 tuổi (1961); 1964; 1965; 1966; 1968; 1969; 1972; 1973; 1974; 1975; 1976 và thời gian sau đó.

Như vậy dòng hồi ức của nhân vật chính là một thủ pháp của Bảo Ninh xây dựng kết cấu dòng ý thức cho tác phẩm của mình. Với thủ pháp “dòng ý thức”, các nhà văn với các tác phẩm thuộc loại kinh điển của trường phái này trên thế giới, từ rất lâu, đã tin chắc rằng, họ có thể khai quật được những khối quặng dưới lòng đất trong tâm thức con người. Còn với Bảo Ninh, ông hẳn tin rằng, nhờ vào đó, ông sẽ tái hiện được toàn vẹn “hai nửa sự thật” của hiện thực chiến tranh, và đồng thời, qua “hội chứng sau chiến tranh” của nhân vật nhà văn Kiên, Bảo Ninh muốn truyền đi một thông điệp phản chiến với nội dung sám hối, lên án chiến tranh nói chung là tai hoạ của loài người, bởi lẽ, Kiên đã là một người lính chiến đấu, đến khi thoát ra khỏi cuộc chiến, mới trở thành một nhà văn hậu chiến, thời “bung ra”, chuẩn bị cho

công cuộc Đổi mới, khác với những nhà văn viết về chiến tranh trong chiến tranh.

Bảo Ninh không chỉ áp dụng kiểu kết cấu dòng ý thức để tổ chức cuốn tiểu

thuyết Nỗi buồn chiến tranh mà nhà văn còn sử dụng kỹ thuật này trong hầu hết các

truyện ngắn. Trong số các truyện ngắn của Bảo Ninh, truyện ngắn Mùa khô cuối

cùng (Gió dại) là truyện ngắn đặc sắc nhất viết theo dòng mạch của cuốn tiểu

thuyết Nỗi buồn chiến tranh và được coi là một Nỗi buồn chiến tranh thứ hai.

Truyện ngắn đặc sắc này cũng triển khai khá giống tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

tức là có sự đan xen giữa ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba và sắp xếp sai trật tự niên biểu các mốc thời gian. Kết cấu truyện gồm 6 phần: phần 1 là thời gian hiện tại, nói về sự xuất hiện của “bóng ma” Diệu Nương với giọng hát “tiên cô”, sau đó là sự phác thảo về làng Diêm; phần 2: thời gian năm 1972-1973, câu chuyện “huyền thoại” về Diệu Nương (cô ca sĩ Ngụy Sài Gòn), chuyện về làng Diêm trong những ngày được giải phóng; phần 3: mở đầu là thời điểm hiện tại sau đó người kể chuyện lại hướng về thời gian những năm 1972 – 1973 “hồi đó, ngày hai bận anh nuôi từ trong làng gùi cơm ra trận địa” [102,84], dòng kí ức của người kể chuyện trôi về những kỉ niệm sống trong làng Diêm, kết thúc mốc thời gian lại trở lại thời điểm hiện tại “nghe nói đến tận bây giờ người ta vẫn thấy con Ních đi và về trên con đường ấy” [102,88]; phần 4: thời gian của những ngày tháng 1972-1973, sự xuất hiện của Tuấn, người lính cao xạ trở thành anh nuôi ở làng Diêm; phần 4: phần đầu là thời gian hiện tại, kể về việc linh mục biến mất khỏi làng Diêm ngay sau ngày Diệu Nương bị bắn chết, sau đó thời gian lại trở về những ngày tháng 1972 – 1973,

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)