Ước mơ về hòa bình, hòa giải dân tộc

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 84)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.3. Ước mơ về hòa bình, hòa giải dân tộc

Sự hòa hợp dân tộc, hòa hợp cộng đồng, hiện nay đã thành một đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước, thành một tình cảm xã hội rất được coi trọng, thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh và những năm đầu hòa bình vấn đề này hầu như không được đề cập. Là một nhà văn, nhưng trước hết là một người lính,

Bảo Ninh thấm thía hơn ai hết giá trị của những ngày tháng hòa bình, của mái ấm

gia đình bình dị, thân phận “con sâu cái kiến” của người lính trong chiến tranh ở cả hai bên chiến tuyến. Chính vì vậy, trong sáng tác của mình từ truyện ngắn đến tiểu thuyết Bảo Ninh rất quan tâm đến sự hòa hợp, hòa giải dân tộc với mong ước có một cuộc sống hòa bình trọn vẹn. Điều này được nhà văn gửi gắm qua hình ảnh biểu tượng ngôi nhà, qua lớp ngôn từ mang màu sắc trung lập.

Trong tác phẩm của Bảo Ninh hình ảnh ngôi nhà xuất hiện không nhiều nhưng lại trở thành nơi lưu giữ niềm khát khao cháy bỏng của người lính về một cuộc sống khác, cuộc sống tự nhiên mà nhân loại đang sống.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, hình ảnh ngôi nhà xuất hiện đầu tiên là của ba

cô gái bị bỏ quên giữa rừng: “Trong nhà, căn nhà nhỏ ba gian xinh xắn, mái lồ ô, thơm ngát hương huê rừng, đồ đạc vẫn nguyên vẹn, ngăn nắp...Bộ bàn ghế mây. Lọ hoa. Ấm tách. Một cuốn sách đọc dở. Giường chiếu. Gối chăn. Gương lược...trong dãy sạp kho chạy dài bên kia sân, thóc, gạo, ngô, sắn, ăm ắp. Và mùi măng sấy, mùi mộc nhĩ, nấm hương, mùi mật ong nữa vấn vít vào nhau hăng ngầy ngậy...Sau bếp là sào vườn trồng lạc, trồng cà và giền. Rồi đám dong giềng. Khóm chuối. Hàng

dâm bụt...”[100,35]. Con người có khả năng tạo dựng sự sống tuyệt vời như thế ở

ngay giữa lòng rừng già. Thế mà ba cô gái trẻ trung, sinh ra để làm bà chủ hoàn hảo của mỗi gia đình lại chỉ để làm dịu bớt đôi chút cơn khát cháy lòng của các chàng trai trinh sát về một mái ấm hạnh phúc. Tiếp theo là ngôi nhà của gia đình đôi “vợ

chồng trẻ người Bắc di cư và một đứa con trai nhỏ chừng sáu bảy tuổi” ở vùng thảo

nguyên miền Nam Tây Nguyên chính là ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Ngôi nhà nhỏ giản dị này là chốn thiên đường nơi mặt đất: “một ngôi nhà xinh xắn nằm cô

lẻ...Nhà nhỏ, kiểu nhà sàn...Khang trang, giản dị và thật đẹp. Ấp trại có máy cày, máy nổ, có hệ thống đường ống tưới cho cà phê nhưng không gây huyên náo. Quanh nhà trồng hoa. Sau nhà là vườn ăn quả”. Giữa ngôi nhà, “trong tiếng trò chuyện nhỏ nhẹ, phúc hậu hiền hòa, trong sự bài trí đẹp đẽ của căn phòng, trong ánh mắt và gương mặt dịu dàng của người vợ, vẻ tự tin bình thản của người chồng, trong nét mãn nguyện, yên hàn, dư đủ, vô nghĩa lí của đời sống gia trưởng tách biệt khỏi thời cuộc” Kiên và đồng đội chợt thấm thía “một nỗi buồn ngọt ngào, cay đắng

khó tả” [100,246]. Với những người lính, trong suốt quãng đời dài chinh chiến thì

đột ấp là hành động nguy hiểm nhất nhưng cũng đáng mong chờ nhất: “Đột ấp rất dễ chết nhưng nếu không chết thì đó lại là cả một ngày hội của những năm tháng rừng ảm đạm. Được sống lại một khoảnh khắc thân thương của đời thường với những mái lá, tiếng chó sủa, mùi rơm rạ, phân trâu bò, nhang khói, tiếng trẻ thơ, cái cười của những bà má...Đó là bát cơm nóng ăn với cá kho tiêu, lát dưa leo mát rượi

chấm với nước mắm thứ thiệt...”[100,23]. Thật bình dị mà cũng thật hạnh phúc!

Song, trong chiến tranh cuộc sống bình dị ấy khó trở thành hiện thực. Nền hòa bình

hôm nay quý giá biết bao! Nhưng có lẽ, hình ảnh ngôi nhà gây ám ảnh sâu sắc

với người đọc là hình ảnh “ngôi nhà hòa hợp” trong truyện ngắn Lá thư từ Quí Sửu: “Và trên cái yên ngựa trũng xuống giữa hai mỏm cao, nơi mà những ngày trước đây máu người tưởng chừng có thể ngập đến bụng chân, thì từ 29 Tết quân sĩ đôi bên đã cùng nhau cất lên một cái nhà lán mái tranh đơn sơ tre nứa, gọi là nhà hòa hợp”[103,87]. Đó là những ngày tháng hiếm hoi trong chiến tranh, “ngày nào cũng trong lành, cũng tươi sáng như bao bọc trong hào quang. Hạnh phúc hòa bình ngân dài trong gió, rực sáng dưới nắng, như là một niềm hư ảo có thể ngửi thấy, sờ thấy, có thể chạm vào được.”[103,85]. Trong ngôi nhà hòa hợp ấy, không phân biệt

“địch” – “ta”, ở đó chỉ có những người anh em cùng chung dòng máu “con Lạc

cháu Hồng”, họ thân nhau nhanh chóng, quây quần lại, ăn uống bên mâm cơm khá thịnh soạn, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau chia sẻ nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân: “Như tất cả những kẻ ngày tết ngày nhất mà phải xa gia đình, binh lính chỉ chuyện quê nhà kể cho nhau. Chẳng ai lên giọng phách lối, chẳng ai đấu khẩu,

chẳng ai lí sự...Tất cả hòa trong một bầu không khí tương thân thật lòng, một niềm

thông cảm và cả một sự xót thương lẫn nhau nữa”. [103,88]

Bên cạnh việc xây dựng hình ảnh biểu tượng, Bảo Ninh trong sáng tác của mình luôn dùng một lớp ngôn ngữ trung lập, không miệt thị, và luôn có một cái nhìn nhân ái đối với cả những người bên kia chiến tuyến. Bởi dù là lực lượng đối lập nhưng họ cũng là những con người bằng xương bằng thịt, có linh hồn và họ cũng là nạn nhân bi thảm của chiến tranh: “Những xâu lính trẻ măng, mình mẩy không chút xây xát ngồi ngả đầu vào vai nhau thiu thiu giấc ngủ ngàn năm dưới những ngách hầm bị tống thủ pháo. Những lính dù trang phục vằn vện nằm phơi nắng trong các bụi lúp xúp ven rừng Kờ Leng thản nhiên trương phình lên, thản

nhiên chịu đựng lũ ruồi, bầy dòi và mùi da thịt khắm lặm của mình.” [100,96].

Những người lính Mỹ và những người lính Việt cùng nằm dưới lòng sâu đất ẩm của đại ngàn, không phân biệt người vinh, kẻ nhục, không có người đáng sống và kẻ đáng chết...Cái chết đối với họ cũng đồng nghĩa với sự giải thoát: “Các bạn hãy tin tôi: trong lòng cái chết không phải là địa ngục khủng khiếp (...) trong lòng cái chết vẫn là cuộc sống, dĩ nhiên là một kiểu khác của cuộc sống kia. Trong lòng cái chết

ta có được tự do chân chính...”[100,96].

Như vậy, từ những trang viết của mình Bảo Ninh đã nêu lên một định nghĩa thật sâu sắc về hòa bình: hòa bình không chỉ là im tiếng súng, là ngừng chém giết,

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC TỰ SỰ CỦA BẢO NINH

Trong những chương trên, chúng tôi bước đầu phác họa một toàn cảnh về sự phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1986 cũng như dựng lại hành trình sáng tác của Bảo Ninh, những đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình về ông, những đóng góp của nhà văn về phương diện đổi mới nội dung, tư tưởng. Tại chương này, chúng tôi hướng toàn bộ mối quan tâm vào những phương diện đáng chú ý nhất về hình thức biểu hiện trong tiểu thuyết và truyện ngắn Bảo Ninh. Để khai thác và làm nổi bật được những nét độc đáo trong tác phẩm của nhà văn về phương diện thể loại, chúng tôi vận dụng các lí thuyết công cụ mang đậm dấu ấn thi pháp học, tự sự học. Trên cơ sở đó, chúng tôi tập trung vào các vấn đề: Kết cấu, giọng điệu, phân

tích tâm lý trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và một số truyện ngắn đặc sắc.

3.1. Đổi mới về kết cấu 3.1.1. Khái niệm kết cấu

Một phần của tài liệu Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)