Nghệ thuật dựng cảnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 96)

Trọng Lang đặc biệt thành công trong nghệ thuật tả cảnh. Bối cảnh để cho các nhân vật trong phóng sự xuất hiện được miêu tả một cách chi tiết sinh động.

Nguyễn Thị Định 93 Khung cảnh của phóng sự Trọng Lang trải qua nhiều miền không gian, nhiều góc khuất, mang bầu không khí chung của xã hội lúc bấy giờ ngột ngạt, bế tắc, quẩn quanh. Không gian thành thị với sự tấp nập và náo nhiệt ban ngày bộc lộ rõ mặt thật về đêm. Tác giả nắm bắt được cái thần của hiện thực và dựng cảnh Hà Nội trong những đêm sương gió, thiên nhiên khắc nghiệt và con người xuất hiện trong bối cảnh đó chỉ làm cho bức tranh thêm những nét khẳng khiu tê tái: “con đường Cột cờ vào khoảng mười một giờ đêm. Các ngọn cây xào xạc, cuống cuồng vì gió lạnh quá. Tôi rảo bước qua những ánh đèn điện vàng hoe, những bụi cây bùm tùm, những nhà cửa lặng lẽ đang chìm trong sương nặng. Liếc nhìn ngọn cột cờ vòi vọi, huyền ảo trong thẳm xanh, tôi tưởng như chỉ còn tôi là đang sống ở một chỗ đất chết. Nếu không có một chiếc xe hơi ích kỷ, đầy ánh sáng, êm ái vút qua, như một cái mộng đẹp”[53, 331]. Đường phố Hà Nội giữa đêm khuya được khắc họa những nét vẽ vừa huyền ảo vừa gân guốc. Người ta như cảm thấy rõ hơi lạnh của sương đêm, ánh sáng mờ ảo của ánh đèn vàng. Hà Nội trong sương gió dù sao cũng sẽ vẫn nên thơ nếu như không có sự xuất hiện của con người. Bóng người lang thang trong đêm lạc loài, khốn khổ càng làm tăng thêm cái lạnh của thời tiết, lạnh tê tái trong lòng người: “ Đến Ngã Tư Sở, trước sân Mangi. Từ một gốc cây, tôi thấy nảy ra một cái bóng, cao bằng tôi. Lùi lại ba mươi năm về trước, tôi sẽ cho là một con yêu tinh. Nhưng, tôi không trợn. Vì ở những chỗ đi về của nhà binh này, tôi vẫn thường thấy lởn vởn mấy mụ đàn bà. Họ có bộ mặt một con sen, quần áo lụa là, xốc xếch. Họ có vẻ băn khoăn như lạc đường, nếu họ đóng vai con sen. Họ ghếch chân lên bờ hè, mặt đắm nhìn về phía cổng trại, để nói chuyện với cu li xe”[53, 331]. Trong đêm tối, con người vốn nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn, họ chỉ là những cái bóng. Sự tồn tại của họ trong màn đêm quả thật mơ hồ nhỏ bé. Góc nhìn của tác giả đi từ khung cảnh thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm nền để lột tả hiện thực và dọn đường cho con người xuất hiện. Tính chất của khung cảnh là điềm báo trước cho sự kiện sắp xảy ra. Thời gian

Nguyễn Thị Định 94

được lựa chọn là “mười một giờ đêm”, không gian được chọn là “con đường

cột cờ”, đây là nơi tập trung của những con sen, cu li, gái giang hồ. Đó là cơ sở cho cuộc gặp gỡ thoáng qua giữa tác giả và bóng người đàn bà “đê hèn, khốn nạn, đau khổ nhất giữa loài người”. Đây là không gian, thời gian đắc địa cho một cuộc gặp gỡ đầy ám ảnh như thế.

Không gian đặc trưng của thành thị được mô tả trong đêm gắn với ánh đèn điện, với những người thất nghiệp không nhà cửa. Còn không gian thôn quê lại gắn với lũy tre làng, càng đi sâu vào nó, càng thấy những ngôi nhà tiêu điều, xơ xác, những con đường quê mòn mỏi, gánh nặng “xôi thịt” đè lên cuộc sống người dân. “Lùi lại một bước là Hà Nội với tất cả những tráng lệ và trưởng giả của một đế đô. Nhưng chỉ tiến một bước thôi, lại là một làng, có hơn trăm xuất đinh, vẫn nhất định, sau rặng tre, khư khư ôm những hủ tục, những nhân vật mà lẽ sống, trước ngày mồng 9 tháng ba, là xôi thịt và sau ngày mồng 9, lẽ sống lại vẫn là xôi thịt như thường”[53, 565]. Tác giả đặc tả một ngôi làng L.Q tiêu biểu cho bao ngôi làng khác. Khung cảnh được dựng nên tạo cái nền cho hiện trạng nạn xôi thịt đang là một vấn nạn cần xóa bỏ. Con người trở về quê hương thường ôm ấp trong tâm hồn những cảnh tượng nên thơ nên mộng: “Tôi nghĩ trước đến tre xanh của chim sẻ sẽ làm xúc động bất cứ một tâm hồn nào còn nặng một quê hương, đến thóc gạo của mồ hôi được trả cho người, để người lại được làm “người”, sau bao nhiêu năm nơm nớp sống như trâu bò, xa đèn điện, mịt mù trong vòng nô lệ”[53, 565]. Nhưng đối lập với tưởng tượng là hiện thực làng quê hoang phế, đổ nát. Chúng ta chỉ

thấy “những đống rác, những bãi phân người nặng mùi mà không hề ghê tởm,

trên con đường đi vào giữa làng. Đường lở từng quãng để có chỗ chỉ còn hẹp bằng dăm viên gạch. Nước ao mênh mông, váng như nước muối cà, vẻ lại dính như hồ, quyện lấy từng đám lá, cả lá tre xanh nữa, liếm vào đến vách những nhà lá điêu tàn. Tôi hoang mang như đứng trước một cảnh lụt”[53, 565]. Ngôn ngữ miêu tả như từng nét vẽ tỉ mỉ dựng nên cảnh tượng làng quê

Nguyễn Thị Định 95 bi thảm đến mức chỉ rặt có “nước ao tù, phân người và rác”. Dù chưa tìm hiểu, gặp gỡ những người dân trong làng, dù chưa biết đến nạn “xôi thịt” đang hoành hành nơi đây nhưng chỉ qua đoạn văn tả cảnh đầu phóng sự “xôi thịt” người ta cũng đã bắt đầu cảm nhận được thế nào là “hoang phế, đổ nát”, thế nào là sự công phá của hủ tục.

Thành thị và nông thôn tuy cảnh tượng khác nhau nhưng đều một màu thê lương, u ám. Trong mỗi không gian lớn, tác giả lại đi vào dựng từng khung cảnh nhỏ phù hợp với từng nhóm người, từng tính chất nghề nghiệp, cuộc sống sinh hoạt riêng. Đối với thành thị, Trọng Lang dựng cảnh đặc tả với con người thành thị đang tha hóa, vướng vào các vấn nạn mại dâm, nghiện hút, cờ bạc… thì khung cảnh thường thấy sẽ là trong những tiệm nhảy, nhà thổ, nhà cô đầu, tiệm thuốc hút.

Tác giả luôn có cái nhìn bao quát toàn cảnh, chọn những chi tiết đặc sắc để dựng cảnh, làm bật lên nội dung hiện thực cần đạt tới của khung cảnh. Khi viết về các cô gái nhảy, thời gian đặc trưng thường vào ban đêm, trong các tiệm nhảy thường là đèn mờ và những cặp nhảy qua lại tưởng như êm đềm. Nhưng hiện thực đằng sau đó là nỗi khổ của bọn người “nô lệ” của môn nhảy đầm. Tác giả dựng nên cảnh tượng một tiệm nhảy bằng vài nét nhưng đủ gợi nên trong tâm trí người đọc nỗi thống khổ của sự nhảy đầm: “nhạc nổi một bản tango “Anrés toi, je n’aurais pus d’a muor”. Dịp được, dịp không, một cậu bé mặc áo cánh, thì thầm với cái trống đã trùng mặt và kêu “phập phùng” như cái trống mọi ăn thịt người. Một ông như cái xác chết biết cử động, vừa ngọ nguậy đun một cô nung núc những thịt, vừa âu yếm nũng nịu như một ông nhảy đầm ở bên Tây về”[53, 94]. Từng chi tiết, từng biểu hiện đã làm nên cảnh trong tiệm nhảy nặng nề, u ám. Đối với những tiệm nhảy có vẻ chuyên nghiệp hơn thì cảnh tượng cũng không khá gì hơn. Thậm chí, các cô gái nhảy phải làm việc qua đêm, khung cảnh tiệm nhảy ở một bar ở Bờ Hồ lúc hai giờ sáng được dựng lại bằng đường nét uể oải, rã rời: “cu li xe đã ghếch

Nguyễn Thị Định 96

chân lên xe, ngáy om sòm trước mặt một ông cảnh sát vừa đi lò dò vừa ngủ gật. Đang làm việc để kiếm tiền, chỉ có mấy mụ “phu thùng” với các cô nhảy. Tôi bước vào. Có hai “thứ” đón tôi: cặp mắt vui vẻ của một anh bồi đã trông thấy ở bộ quần áo của tôi một hay hai hào tiền diêm thuốc và những bộ mặt cau có của một vài cô đang chống cự ráo riết với thần ngủ bằng những cái chớp mắt nặng nề”[53, 102]. Cùng là con người lao động, nhưng giấc ngủ của họ được phân chia. Khi cu li xe đã “ngáy om sòm” thì ngược lại mấy cô gái nhảy phải “chống cự ráo riết với thần ngủ”. Dựng nên cảnh này, tác giả cho chúng ta thấy gái nhảy là một thứ lao động mạt hạng hơn cả cu li xe. Họ là người được nghỉ ngơi sau cùng và tủi nhục đến khốn cùng. Mỗi khung cảnh là một bức tranh của hiện thực mang ý nghĩa phê phán thực trạng xã hội. Hậu trường của các tiệm nhảy là phòng dạy nhảy kiêm chỗ ở của gái nhảy. Đây chính là không gian bộc lộ cuộc sống thật nhất sau ánh đèn của các cô đào

nhảy. “Ở phòng dạy, trên sàn gác lụp sụp, một cái màn ám khói, không biết

họ treo bấu víu vào chỗ nào. Ở trong đó, có gối, chăn, bên cạnh gối chăn, chân tay co quắp, ông thầy dạy nhảy đang phều mồm ra mà ngáy như có ngậm cái răm kèn tầu trong cuống họng. Tôi ngó vào cái buồng con, tối lờ mờ: Hai người mặc quần đùi, nằm thẳng cẳng ngủ như chết. Ở đó, xông lên một thứ “mùi ngủ” rất khó chịu riêng của người ốm và ở bẩn. Đó, mấy tài tử của Hà Nội nhảy “đêm qua””[53, 111]. Tác giả dựng cảnh phòng dạy nhảy là một gác nhỏ quá tạm bợ, không gian dành cho gái nhảy ở cũng “tối lờ mờ” như cuộc đời của các cô vậy. Ở đó, đặc trưng là thứ mùi riêng của sự bẩn thỉu, bệnh tật. Bằng ấy nét của cảnh vật và con người cũng đủ để chúng ta hình dung ra cái nghèo đói, bần cùng của đào nhảy lấy đêm làm ngày, một cuộc đời trôi dài không bao giờ được sống tỉnh táo như một người bình thường, luôn ở trong trạng thái u mê của những cơn buồn ngủ cho tới chết.

Rời khung cảnh của tiệm nhảy, Trọng Lang đưa người đọc đến với cuộc sống của cô đầu. Nếu trong tiệm nhảy vẫn còn có đôi chút của ánh sáng

Nguyễn Thị Định 97 lờ mờ thì đến chỗ làm việc của cô đầu người ta sẽ thấy bao trùm lên không

khí màu tang thương của địa ngục, chết chóc. “Ngã Tư Sở, giữa những cơn

gió rét đầy tử khí của cánh đồng phân và bãi tha ma, thật là nơi bán cười xứng đáng của một đám cô đầu mà người ta đã gọi là cô đầu... “lông vịt”. Nó cũng âm thầm, hôi hám, “thê lương” như họ…”[53, 127]. Đây là cách dựng cảnh trực tiếp tạo ra cảm giác đối với độc giả. Có lẽ hình dung ra địa ngục trần gian của xóm cô đầu không khỏi khiến người ta rùng mình ớn lạnh. Mượn cảnh để phô bày thực trạng cuộc sống con người là một đặc trưng trong nghệ thuật dựng cảnh của Trọng Lang. Cảnh không vô hồn mà cảnh là gắn với con người, thể hiện cuộc sống của con người.

Không gian trong nhà thổ, mới thật là đầy “tử khí”. Tác giả dựng cảnh phù hợp với nghề nghiệp và cảnh sống của từng hạng người. Đối với gái trong nhà thổ, mọi thứ trở nên chật hẹp, nhơ bẩn hơn tất cả. Có những con phố riêng của nhà thổ, một nhà chứa được miêu tả trong đêm vẫn không che đậy nổi những cảnh hoang tàn: “Mưa tạnh, trời đã khuya. Vầng trăng lờ đờ, “mệt nhọc” trong bầu tử khí của cái phố đầy nhà thổ, nước rãnh và chuột cống”[53, 180]. Theo tác giả vào nhà thổ, người đọc thấy rõ cuộc sống của

đám đàn bà thổ, họ đã sống mà không biết rằng mình đang sống: “cả nhà chỉ

còn hai ả, phấn sáp loang lổ, bó gối ngồi trên phản ngựa, mặt mũi trơ trẽn dưới ánh đèn điện le lói. Một người khách, ăn vận lối lao động, lấm lét từ trong một ngăn buồng bước ra, mặt nhợt nhạt như một người ốm. Hai ả ngồi trên phản, ngáp một cái, nhìn tôi, vì không còn gì để mà nhìn nữa”[53, 181]. Ngôn ngữ miêu tả được dùng đến sắc nhọn. Những người đàn bà “trơ trẽn”, sống trong bầu tử khí ấy, có lẽ đời họ mãi mãi trong đêm dài chết chóc.

Nghệ thuật dựng cảnh linh hoạt, có khi cảnh tượng được mô tả từ trên cao xuống thấp, từ xa đến gần, có khi lại là lối tả cận cảnh trực tiếp sự vật, sự việc, con người, gây ấn tượng mạnh với độc giả. Khung cảnh trong tiệm thuốc phiện được dựng nên bao trùm bởi “không khí u uất”. Tác giả rất chú trọng

Nguyễn Thị Định 98 mô tả không gian chủ đạo bao quát, sau đó mới đi vào chi tiết: “Đèn điện nhà nước, gió trời không đủ để đuổi tan cái không khí u uất, hắc ám nó làm tắc cổ tôi như một ác mộng. Một vài anh nghiện lò rò, e lệ cả với bóng tối. Mấy con nhà thổ ưỡn ẹo quạt phành phạch vào ống chân, nhìn một “người vật” đang ngồi sổm húp cháo nóng một cách quả quyết bên rãnh nước cống. Trong đêm khuya, mấy thứ sống ngắc ngoải còn lăn lộn thản nhiên trước thời khắc qua. Tôi tìm vầng trăng, vì chỉ có trăng là “trong sạch” giữa chỗ lầm than

này”[53, 197]. Bức tranh đặc một màu đen tối của đêm, của khói thuốc, của

những khuôn mặt người lầm than. Trọng Lang trong lối dựng cảnh rất hay miêu tả đêm tối. Dường như, khung cảnh ban đêm mới lột tả hết được những cuộc đời khốn khổ, khốn nạn của đủ các hạng người, cư dân của xã hội thành thị. Cuộc sống của họ là đêm dài tăm tối, không biết đến ánh sáng. Họ sống trong đêm và có lẽ cái chết cũng đến trong bóng tối tịch mịch mà không ai hay biết.

Đối với bức tranh thành thị, ống kính của nhà viết phóng sự hướng về khung cảnh đặc trưng của xã hội đó như ở nhà thổ, xóm cô đầu, tiệm nhảy, tiệm hút. Có một đặc điểm chung đó là bao trùm lên tất cả không gian một bầu không khí u ám, thê lương, đen tối. Đối với nông thôn, Trọng Lang hướng về cảnh chợ, đó là nơi bộc lộ tất cả đời sống của người dân thôn quê, đó là nơi hiện hữu rõ nhất của đói nghèo tăm tối. “Anh K đưa tôi ra chợ, đến ngồi nghỉ trên ghế một hàng nước. Cái gì chín rồi, thì chín thêm chút nữa. Cái gì chưa chín, thì nẫu ra. Những cái bánh đúc và bánh đúc, những tiết canh, những sáo trâu, khô se đi dưới vòi chân ruồi nhặng! Mặt mọi người như nẫu ra. Tâm phổi tôi như nẫu ra, sau khi, luôn hai đêm liền, đã bị giam hãm trong cái u uất của tăm tối. Tất cả chợ đã mất đi tiếng xào xạc riêng của chợ. Những bác lái vẫn súng sính trong bộ đũi nâu non, những người của rượu, của thịt, những “linh hồn” của các phiên chợ đã chê rượu thịt và ngồi thưỡn ra rồi. Chỉ có mấy con chó gầy, đuôi tuột vào tận bụng, thừa những

Nguyễn Thị Định 99

phút ôn hòa thất thường ấy của loài người, mà la liếm cạnh đống rác, cạnh cả hàng quà nữa”[53, 343]. Phiên chợ tưởng như đông đúc nhưng dường như tất cả lại trầm xuống, đó không còn là chợ nữa mà là nơi trưng bày của những gì đang “nẫu ra”, đang trong xu hướng tàn úa. Cảnh có con người mà lại im hơi lặng tiếng, mà nặng nề thê thảm. Với việc dựng cảnh cho một phiên chợ quê, Trọng Lang đã cho bạn đọc thấy rõ hơn bao giờ hết cái đói, cái nghèo. Vì chợ vốn là thước đo chất lượng đời sống. Người ta thường đem đến chợ những gì sung túc, nhưng trong buổi chợ này thì ngược lại có lẽ cuộc sống đã đi xuống thấp nhất rồi.

Trong nghệ thuật dựng cảnh, Trọng Lang như một họa sĩ tài năng vẽ nên những bức tranh về hiện thực đầy ấn tượng. Tác giả rất chú trọng đến nghệ thuật tả, ngôn ngữ miêu tả tạo nên cho khung cảnh thêm sinh động, nhiều màu sắc biểu hiện. Với khung cảnh thiên nhiên và con người, Trọng Lang đã nắm lấy cái thần của cảnh vật để mô tả. Đôi khi chỉ bằng vài nét phác họa mà cảnh tượng đã hiện ra rõ nét làm nền cho con người và các sự kiện xuất hiện, hoạt động. Gam màu sáng tối được sử dụng làm gam màu chính.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)