Nếu như ở thành thị, vấn nạn lớn nhất là nạn mại dâm hệ lụy của sự du nhập văn minh phương Tây thì ở nông thôn nơi duy trì chế độ kiến hàng ngàn đời, vấn nạn nổi bật là nạn quan tham. Hủ tục ở làng quê vốn sống khép kín được duy trì quá lâu. Đó là cơ sở để cho những kẻ ăn trên ngồi chốc được cơ hội lộng quyền. Những người dân quê mùa khi ra khỏi lũy tre làng cầu quan không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, sợ sệt và đi theo đường mòn của lối suy nghĩ có hối lộ, có tạ quan thì việc mới xong. Điều đó đã thành một thứ thông lệ do thủ tục hành chính rườm rà của chế độ quản lý lúc bấy giờ.
Đối với một anh nhà quê chỉ quen đầu tắt mặt tối, việc đi ra khỏi làng đã rất khó, nhất là nếu có việc liên quan đến những kẻ có thế lực thì họ trở nên khúm núm lạ thường. Vì vậy, đủ thấy bọn quan lại, chức dịch ở nông thôn đã lộng quyền đến mức nào. Người dân trở thành thân phận con sâu, cái kiến quá nhỏ bé và thụ động trong công việc của mình. Dù là một anh thư ký hạng bét, hay anh bồi bếp cũng đều được gọi là quan. Chức phận này đã bị rẻ mạt đến không ngờ. Tất cả như một trò hề, không có sự rõ ràng về trách nhiệm và cấp bậc của người làm quan. Người nhà quê vốn không quen đến
cửa quan nên “đứng trước một chỗ có thể “bỏ tù” được người, tự nhiên sinh
ra tấm lòng kính cẩn mà xưng hô như vậy. Ai cũng là quan hết ấy! Quan từ một người nấu bếp, một người chạy giấy của ông sứ mà quan đi”[53, 38]. Người ta tâng bốc nhau là quan một cách bừa bãi. Đây là biểu hiện của một trật tự xã hội đang rối ren, đảo lộn.
Biểu hiện rõ ràng nhất của nạn quan tham là tình trạng hối lộ, đút lót giữa ban ngày không cần che đậy của các ông quan. Thủ tục hành chính rườm rà là cơ sở để bọn quan lại nhũng nhiễu dân lành. Mỗi lá đơn, mỗi chữ ký muốn thông hành được phải qua cửa hậu nhà quan. Một ông Lý đi lĩnh cái bằng Lý trưởng cũng phải nhờ cậy thằng bếp nhà quan mặc dù bằng đã ký rồi “chỉ còn đợi người chủ nó”. Ông quan đã dùng thủ đoạn làm cho cái bằng đi
Nguyễn Thị Định 75 đến tay người nhận phải lòng vòng một chút vì phải có gì đó gọi là tạ quan, “nếu biện được tí ti chè lá, thì việc rối rồi sẽ không rắc rối nữa”[53, 39]. Cái giá của chữ ký và bằng cấp sẽ rất đơn giản, nếu người đi xin chữ ký hiểu rõ từng bước đi, từng công đoạn để chữ ký được thông hành. Trọng Lang miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết giá trị của chữ ký, thật hài hước: “Nếu ông chỉ có hai bàn tay không, thì dĩ nhiên là tờ căn cước nó nằm rất đúng lệ, tận đáy một chồng giấy cao ngất, cũng đang chờ chữ ký. Vì vậy, có khi ông đợi đến một ngày. Nếu ông có độ năm hào thì lại khác. Tờ căn cước ấy nó lại được may mắn nằm trên ngay”[53, 41]. Hối lộ không chỉ cụ lớn mà còn một đám người ăn theo cụ lớn nữa: “cái anh đứng thấm chữ kỹ, nhìn ông một cái đầy ý nghĩa: công hắn, to lắm!một đồng! Cái anh đưa cái bằng xa cho ông cười một cách cũng không kém gì ý nghĩa: mang bằng ra cho ông, mà không khó nhọc à. Lại một đồng”[53, 41]. Những ông quan kiếm tiền thật quá nhàn hạ xung quanh những lá đơn. Thời xưa đút lót bằng quà cáp còn “bây giờ, văn minh rồi, lễ lạt phiền phức, và “mọi” lắm. Một cái đơn? Một đồng! Không có thứ gì quý và gọn hơn tiền trắng. Ngồi một huyện to, tổ cứ độ cho ngày nhận độ răm chục cái đơn thôi. Vặt vãnh, cũng đã răm chục đồng rồi. Còn có nghề gì trẽ hơn thế nữa?”[53, 88]. Đút lót đã trở thành tệ nạn chung từ quan lớn đến quan bé. Bọn chúng sống trên đồng tiền xương máu của nhân dân. Hình thành nên một thứ thông lệ: từ ông nho lại trở lên, một ông tùy phái ở sứ trở lên, đứng trước một dân quê, nhất cử, nhất động, đều bao hàm ý nghĩa “bỏ tiền trong hầu bao ra”.Việc tạ quan để tỏ lòng biết ơn bằng chè lá, quà cáp đã là một tục lệ. Và trong cách tạ quan có nhiều chuyện buồn cười, kỳ lạ. Ví dụ như, “một làng có việc, được quan thương cho rồi, liền đến tạ quan. Họ chỉ còn vẻn vẹn một buồng chuối ngự, mấy chai rượu vang trắng và vài chục trứng gà. Họ cắt buồng chuối ra làm mười nải. Rồi độ ngót hai mươi anh, mỗi anh đội nghênh ngang một cái rỏ tết bằng mây, anh thì đội một nải chuối, anh chai rượu, anh chục trứng. Kẻ trước người sau, hàng một, họ dẫn diệu từ quê ra đến tỉnh như
Nguyễn Thị Định 76
đi rước”[53, 70]. Nạn đút lót trở nên ngang nhiên, lố bịch, nực cười. Một người làm quan mà không ăn hối lộ mới thật là chuyện lạ, còn nhận đút lót lại là chuyện thường tình, một thói quen không thể thiếu đằng sau những hồ sơ, những lá đơn, những chữ ký. Người ta vẫn còn nghĩ ra những mánh khóe kiếm tiền từ cái vòng luẩn quẩn của đồ hối lộ. Một bao chè đem tạ quan chẳng hạn, cũng không kém phần “phiêu lưu” trên đường đi của nó từ nhà quan ra cửa hàng rồi lại vào nhà quan. Đời làm quan chỉ quanh quẩn với việc ăn hối lộ. Hệ thống quan lại phong kiến không còn hợp thời nữa, nó bị lung lay đến tận gốc. Nguyên nhân của sự ăn hối lộ như vậy là do đời sống xa hoa của các ông quan. Trong khi dân lành đói khổ, thì quan và người nhà quan sống, trong nhung lụa. Sự bất công trong xã hội đã lên đến đỉnh điểm. Đây là nền móng cho cuộc đấu tranh cách mạng sắp đến mà nông dân sau khi giác ngộ là lực lượng nòng cốt. Tác giả khéo léo đưa ra hướng giải quyết cho tệ nạn này qua lời ông lý V.C: “bỏ tù những quan ăn hối lộ, mà cứ để vậy cho dân nghèo đói và dốt nát, thì cũng như chữa nhà mà không thay rui cột mục. Muốn trừ món ăn hối lộ, thì chỉ có cách: bỏ tù những anh đầu bếp nấu ra món đó. Rồi dạy cho dân biết cái quyền làm người của họ và cái quyền làm quan của người”[53, 90]. Mặc dù, chưa đề ra phương cách giải quyết triệt để đối với nạn hối lộ nhưng tác giả đã rung lên hồi chuông cảnh báo cần phái xóa bỏ, tệ nạn này, cần phải có chế độ xã hội công bằng hơn đối với mọi người dân.
Trọng Lang vạch trần hệ thống quan lại từ trên xuống dưới tha hóa, thối nát. Họ làm quan để đục khoét, để tìm kiếm bổng lộc chứ không phải để giúp dân, vì dân. Ngay từ bản chất, những kẻ làm quan lúc bấy giờ chủ yếu nhờ có tiền và thế lực chứ không có thực lực là một người có đức, có tài. Thời buổi bây giờ, làm một ông tri huyện thì “thật là thần tiên”, vì bổng lộc dồi dào chỉ cần nhìn vào cách nằm của ông ta “đi chữ đại, lại chữ vương”, toàn thân bề bộn những thịt cùng mỡ cũng đủ thấy sự giàu có đến mức nào vì ông làm tri huyện ở một nơi “nạc” đệ nhất vùng xuôi. Một ông phó ao ước làm tri huyện,
Nguyễn Thị Định 77 dù phải chạy bạc vạn cũng làm vì “vốn bỏ ra lãi trông thấy chắc bằng mấy mươi đi buôn. Chỉ một vài năm thôi, nợ sẽ gỡ bay đi, mà lại tậu được đồn điền, nhà cửa nữa”[53, 86]. Có nhiều kẻ vì ham danh lợi nhưng bất tài đã tìm đủ mọi cách đút lót để kiếm một cái danh, có một chút quyền lợi mặc dù chỉ là hư danh. Một anh hàng phở cũng có thể leo lên làm nghị viên nếu có đủ tiền dúi cho người bỏ phiếu, mặc dù phải trải qua những cuộc bầu bán bằng tiền nhưng khi được làm ông Nghị rồi cũng chẳng được cái lợi gì cả, “ngoài cái danh “bà nghị” về biếu vợ”. Người ta lên làm quan bằng tiền và đút lót, việc ứng cử, bỏ phiếu chỉ là trò hề lừa bịp thiên hạ. “Một chức nghị nhà quê, tỉnh như vậy, phi hai ngàn không mua được!”[53, 82]. Bộ mặt của những kẻ làm quan bị phơi trần dưới ngòi bút sắc sảo của Trọng Lang. Sự thật chúng phần đông đều là quan tham, ham bổng lộc, không có bằng cấp, học thức. Có những kẻ chỉ biết một chút tiếng Pháp cũng được làm quan, hách dịch với dân lành, tham ô, tư lợi. Bọn quan tham được đặc tả ở từng chức vụ, từng con người cụ thể, đầy tính thuyết phục. Nào một ông tri huyện ham bổng lộc, một anh hàng phở ngoi lên làm nghị viên, còn một loạt các chức vụ cấp dưới khác, người đảm nhiệm nếu không phải là quan tham thì cũng là dân “cướp ngày”. Giữa chúng luôn gầm ghè nhau, rình cho nhau “xuống bùn”. Tác giả miêu tả sự gặp gỡ của một ông chánh tổng Đ, tổng V.Đ, tỉnh H.D và anh lệ không khác gì một cuộc ngã giá, thực chất là “một con mọt gặp một con vắt”, “kẻ cắp bà già gặp nhau”. Sự táo bạo lộng quyền của một anh lệ làm người ta phải khiếp sợ vì sự du côn của hắn. Nói chuyện ăn uống rượu thịt, ngã giá với ông chánh không được, hắn dùng luôn “nắm đấm”. Đó là cách mà anh lệ dùng để uy hiếp một ông chánh. Trọng Lang đã đưa ra một định nghĩa xác đáng về cai lệ: “Lệ! Một con đỉa bẩn thỉu! Thế mà mỗi anh lệ, lại còn có một anh lệ phụ không lương nữa, cũng như thầy thừa có nho, ông huyện có thầy thừa. Con đỉa kèm một con đỉa! Hay là một con vắt và một con vắt! Riêng anh Chánh tổng này thì nên để vắt đốt cho chết!”[53, 65]. Chúng hết cướp của dân lại sâu
Nguyễn Thị Định 78 xé nhau. Nếu lệ là một “con đỉa” bẩn thỉu thì ông chánh là một “con vắt”. Về bản chất, đều đục khoét, sống trên xương máu, mồ hôi, nước mắt của người
dân. Thủ đoạn kiếm tiền của chánh Đ là “hắn vẫn ăn, mà vẫn làm việc đúng
như lệnh trên”[53, 66]. Dù có một chút chức trách, một tên lệ, hay một ông chánh cũng có thể bày ra đủ thứ thủ đoạn tinh vi để kiếm chác, “gà què ăn quẩn cối xay”. Bức tranh quan trường phủ một màu đen tối. Càng những kẻ lâu la dưới trướng các quan càng bộc lộ bản chất du côn, “cướp ngày” không nương tay. Đến nhỏ nhặt như một anh xếp Tuần cũng phải có đủ “nghệ thuật”, chịu được một lúc hàng chục cái gậy nện vào lưng, đồng thời lại cho được ngần ấy chiếc gậy vào đầu một người khác.“Làm xếp Tuần, đối với những anh cứng cổ, là cứ nện cho mềm cổ đi. Còn đối với những anh có thế lực một chút?Hễ có việc lôi thôi, là đến tận nhà nó, tự đâm vào gáy mình một nhát, rồi nằm ăn vạ đó. Nó không tù thì nó cũng hết nghiệp!”[53, 56].
Thông qua hai phóng sự Làm dân, Xôi thịt, Trọng Lang cho chúng ta thấy được số phận của người nông dân và những tệ nạn ở nông thôn sau lũy tre làng. Nạn “xôi thịt”, tham nhũng đã đẩy cuộc sống của người dân quê càng ngày càng lún sâu vào bước đường cùng. Trọng Lang đã “vạch mặt chỉ tên đích danh”(Lê Dục Tú), bọn quan lại thối nát đục khoét người dân bằng nhiều mánh khóe khác nhau. Cùng với phóng sự Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố, Xôi thịt và Làm dân của Trọng Lang đã góp nên tiếng nói tố cáo đanh thép bọn quan lại phong kiến. Nếu Ngô Tất Tố tập trung miêu tả hủ tục của làng quê thông qua không gian chốn đình trung và những công việc của làng thì Trọng Lang lại nghiêng về những thủ đoạn mánh khóe của bộ máy quan lại từ trên xuống dưới áp bức, bóc lột người dân ngang nhiên, trắng trợn. Hệ thống chính quyền ở nông thôn đang mục ruỗng dần dần báo trước một cuộc cách mạng sắp bùng nổ.
Nguyễn Thị Định 79
Chương 3