Cái tôi giàu cảm xúc

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 89)

Trong quá trình khám phá và phản ánh hiện thực, cái tôi tác giả không chỉ hiện lên là cái tôi nhân chứng khách quan, nhập cuộc vào dòng sự kiện, sâu chuỗi tình tiết mà còn đóng vai trò là cái tôi trải nghiệm, dấn thân rất giàu cảm xúc. Nếu như phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, cái tôi tác giả thường lạnh lùng, nghiêng về phê phán, đối với các hiện tượng của đời sống thì Trọng Lang lại bày tỏ cảm xúc của mình ngay trên trang viết. Cảm xúc chủ đạo là cảm thông, thương xót đối với những kiếp người bần cùng của xã hội. Trọng Lang đã đến bên họ, chia sẻ và sống cùng họ. Những trang phóng sự của tác giả làm xúc động bao độc giả, thức tỉnh lương tri của cả xã hội trong buổi giao thời, bấn loạn. Dù viết về những con người tồi tàn nhất, những cảnh đời bần cùng nhất, mỗi trang viết của tác giả tài hoa này vẫn bàng bạc chất thơ của lòng người. Một lối viết giàu cảm xúc và phập phồng nỗi lo âu, thương yêu con người rất riêng, rất đặc sắc. Phóng sự Trọng Lang đến với độc giả không phải bằng số liệu điều tra giật gân, những góc cạnh hài hước, châm biếm mà khe khẽ đi vào lòng người bằng con đường xúc cảm. Cái làm cho phóng sự Trọng Lang còn lại với thời gian là bởi phong cách riêng, giọng điệu riêng tràn đầy tình cảm ấm áp trào ra trực tiếp từ ngọn bút in hình trên mỗi con chữ.

Trọng Lang giành những trang viết xúc động nhất cho phụ nữ, trẻ em và người già. Đó là đối tượng có đời sống cực nhục, tội nghiệp nhất trong xã hội. Trước hết là những trang viết về các cô gái giang hồ. Tuy có đôi lúc hơi khắc nghiệt nhưng nhìn chung khi viết về hạng người này, Trọng Lang để lại

Nguyễn Thị Định 86 nhiều cảm xúc về thân phận thấp kém của họ. Khi chứng kiến một gái quê là cô H, bỏ chồng bỏ ông bố già ra Hà Nội để làm tiền, tác giả không tránh khỏi nỗi xót xa, bi phẫn: “Thà rằng cô bị bức tử vùng nông chốn thôn quê hay là làm một gái quê hoàn toàn cực nhục, còn hơn cô là gái của Hà Nội, của mọi người… Tôi bất giác nhớ lại những giọt nước mắt mà một vài kỹ nữ đã thành thực rơi xuống tay tôi. Trong những phút tăm tối mà tôi đã lấy triết lý của loài người để ngăn, giữa họ và tôi, những tâm hồn cùng đau khổ…Và tôi tự nhiên mong cho cô H, bao giờ cũng vẫn còn là một gái quê ngu độn để giữ được cái ảo tưởng rằng cô sung sướng. Trong chợ đĩ, nhiều người đã khổ rồi!

”[53, 27]. Khi chứng kiến cảnh ngộ éo le, Trọng Lang trực tiếp bày tỏ cảm xúc trên trang viết trước cảnh ngộ các cô đào nhảy nhìn bề ngoài diễm lệ, nhàn nhã, lịch sự nhưng sự thật là họ phải nhẫn nhục đêm nào cũng như đêm nào, nhảy đến hai, ba giờ sáng. “Khách tàn, cuộc rượu tàn, đêm tàn, chỉ có nụ cười của các cô đã rèn đúc trong khuôn phép cô đầu, là không bao giờ tàn. Tôi không thể tưởng tượng được rằng những người con gái đó, là những đào nhảy đang bị buộc vào cái đời đáng thương của những cô đào kiêm nhảy bằng những món nợ mà tự các cô cho đến chết vẫn không trả được. Nhưng tôi đã thấy sự đau khổ âm thầm, kín đáo, khéo dấu trong vẻ kiều diễm tạo nên bằng tiền vay nợ, bằng một khuôn phép có lẫn đòn vọt”[53, 100]. Cái tôi xúc cảm đem đến cho trang viết có thần. Trọng Lang chú trọng mô tả các chi tiết bộc lộ rõ nhất cảm xúc của chính mình. Ngắm giấc ngủ của ba cô gái nhảy,

ông cũng thêm phần hiểu về cuộc đời của họ: “Tôi còn ngắm những nét đau

đớn mà giấc ngủ mê ly đã chấm đen trên trên ba bộ mặt xám, vàng bóng. Tất cả phấn sáp, nước hoa, tất cả các nụ cười, trong thế giới, cũng không thể xóa bỏ được cái cảm giác này của tôi: người đàn bà rất “thật thà” trong khi ngủ. Nghĩa là : hạng gái nhảy là một trong những hạng người có giấc ngủ đau đớn đáng thương nhất”[53, 111]. Cảm xúc đã tạo nên cho phóng sự lối viết phóng khoáng, không khô khan, cứng nhắc, nhiều khi người đọc có cảm giác những

Nguyễn Thị Định 87 dòng chữ ấy là những dòng tâm trạng trôi đi không hề có sự gò ép trong khuôn khổ của việc bố trí, sắp xếp sự kiện. Từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống cũng đủ làm bật lên cảm xúc của tác giả. Trọng Lang đã kịp thời ghi lại những lời trân trọng khi nghe giọng hát của một cô đào nhảy đã phải “thức rạc cả người, hõm cả mắt, xấu cả mặt đi” nhưng tiếng hát của tâm hồn vẫn vang vọng khao khát vươn lên để sống như một con người: “Rồi cô lại cất tiếng hát cải lương Sài Gòn, bằng một thứ giọng từ ruột ra, buồn, êm như những tiếng đàn tố lan tao nhã. Tôi nghe tiếng hát, cảm động như nghe thấy tiếng gọi thiết tha, cao quý của một tâm hồn mà cả xã hội ăn chơi và ác liệt cũng chưa làm cho tuyệt diệt được, như nghe một tiếng chim kêu thương trên “mồ sắc đẹp” ”[53, 118]. Tác giả bằng trái tim nhân hậu đã nhận thấy ở họ vẻ

đẹp tâm hồn. Ông đã chứng kiến “nỗi thống khổ giữa đêm hôm, của cô đầu,

trong tay những con quỷ dục” và trân trọng cả những giọt nước mắt của họ: “sương vẫn xuống, áo tôi đẫm ướt. Qua ánh đèn lé ra sân, tôi thấy mi mắt cô bạn như đẫm lệ. Cô khóc hay là sương đọng lại trên hai dãy lông mi dài và đẹp như nhung”[53, 139]. Kết cục cuộc đời của gái giang hồ là bệnh tật và cái chết. Trọng Lang đã tìm gặp các cô trong nhà thương. Cô Thương - một cô gái Thổ, đã từng cùng ông nhảy những bước khó của điệu nhảy Thượng Hải nay đã thành người tàn héo như vậy, dù là trái tim sắt đá cũng không tránh

khỏi sự chua xót về kiếp “hồng nhan bạc mệnh”: “Tôi sực nhớ đến những tối

“đèn điện”, mà tắm trong ánh sáng xanh đỏ, cô đã từng hưởng những phút êm ái của một người đàn bà biết yêu và được yêu. Một cách vô lý, tôi thấy buồn vô cùng”[53, 109]. Những con người còn rất trẻ ấy nhưng cuộc đời lại già nua quá sớm. Hình ảnh của họ luôn ám ảnh nhà văn trên từng con chữ. Không chỉ nhớ đến họ, mà ông mong muốn họ có cuộc sống mới, hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn. Có thể nói, đời này họ là gái của mọi người, nhưng Trọng Lang nguyện cầu cho linh hồn họ sẽ mãi mãi được yên bình về sau, đó là cảm xúc rất tự nhiên, cũng là lòng yêu thương đồng loại giản dị mà cao quý:

Nguyễn Thị Định 88 “Bệnh kín, vài cơn sốt, giữa sự thiếu thốn hoàn toàn, đã mang cô đi, với cái bào thai. Tôi vẫn tin rằng như một con chim tha phương, tôi đã đem đến cho cô, trên đầu cánh, cái hương vị của một “mảnh trời” lạ, mà ở đó, tình ái trong trẻo, mát mẻ hơn. “Mảnh trời” đó nếu sống, cô chưa tìm thấy thì bây giờ chết, cô đã tìm thấy ở một thế giới khác rồi”[53, 121]. Trong dòng cảm xúc u buồn, Trọng Lang có đôi chút chán nản về thực trạng xã hội bất công và phi lý, “cái tiểu sử cô “ấy” không bao giờ tôi được và muốn biết, vì nó là tiểu sử chung của hạng người “sống làm vợ khắp người ta”. Tên cô, tôi cũng không cần biết nữa, vì nó chỉ là một tiếng hoa mỹ để che giấu một tiếng nôm na của rừng ruộng, hay là của một dĩ vãng trong sạch ”[53, 132]. Giữa bao nhiêu cảm xúc nặng nề về thân phận gái giang hồ, Trọng Lang vẫn chắt lọc lấy những ấn tượng trong trẻo về họ. Đó là phóng sự Tết trong lòng người ta

rất giàu chất thơ, giàu tâm trạng. Tác giả viết về Loan “cô gái của mọi người”, trong ngày tết cô từ bỏ thành thị phồn hoa để trở về cội nguồn làng quê, gặp người cha già và đứa con bé bỏng. Hành trình của tác giả cùng Loan về thăm quê là hành trình của cảm xúc hoài niệm. Loan không đánh phấn như mọi ngày, đẹp âm thầm trong bộ quần áo màu đen. Còn Trọng Lang - nhân vật tôi thì khoác một bộ quần áo màu ghi cùng chiếc cà vạt cũ. Những tâm trạng đầu tiên của năm mới được diễn tả thật tinh tế, thiêng liêng, “tôi đi giữa đường để khỏi dẫm phải những xác pháo đã đầm ướt và bước nhè nhẹ, sợ nhỡ ra lại làm rộn mất giấc ngủ của cái ngày thiêng liêng nhất trong năm mới. Và để được làm người đầu tiên đến đánh thức Loan dậy cùng đi về quê”[53, 335]. Dù đã trải qua bao gió bụi phong trần, nhưng ở Loan người ta vẫn bắt gặp một điều gì ẩn dấu, e ấp chưa bao giờ mất. Cái tôi tác giả đã đồng điệu với từng cảm xúc của Loan, những ngày thường phải lao mình để kiếm sống, còn ngày tết là lúc được lắng lòng mình lại, được trở về với chính mình, xót xa mà cũng hạnh phúc vì được về quê, “mồng một tết! Lòng người ta dù đã thành khối rồi cũng vẫn được phép nghỉ ngơi, để nương theo khói hương trầm mà về với

Nguyễn Thị Định 89

ngày xưa. Tôi bùi ngùi nhìn Loan. Thấy cô nghẹo cổ, tựa vào tường, cười một cách thần tiên. Nhưng ở đôi mắt đen đã óng ánh làn nước của hai giọt lệ vừa tan vỡ”[53, 337]. Về đến làng của Loan, một ngôi làng nhỏ bé giữa một rừng tre. Nhà của Loan cũng bé nhỏ, gặp bố Loan đã già và yếu, bộ xương bai rô lên, vẫn cái áo the lụng thụng. Hành động đầu tiên của Loan là thắp hương lên

bàn thờ: “Không có bàn thờ mộc mạc, nghi ngút khói hương thì nhà của Loan

giống cái quán trống trải ở đầu làng. Cái Tết sợ rét và sợ hiu quạnh, không có ở chỗ rét và hiu quạnh này. Ông cụ đang mời tôi uống nước, thì Loan đã xếp tè he, lễ trước bàn thờ. Lễ xong, Loan ngồi gục mặt xuống chiếu, hai vai xô lên, như đang lấy sức để bóp ruột lại. Loan giấu được ông cụ nhưng không giấu nổi tôi đôi mắt đỏ hoe. Loan đã khóc trước cái cảnh góa bụa thê lương của bố và cái cảnh sống một mình, giữa … rất nhiều trái tim của Loan. Tôi cảm thấy ngay rằng một bi kịch thật lâm ly đã xảy ra trên mảnh đất không có Tết này”[53, 338]. Tác giả nắm bắt từng biểu hiện cảm xúc tinh tế của Loan. Nhưng có lẽ âm thầm và dữ dội nhất là đoạn gặp đứa con dứt ruột đẻ ra mà phải gửi một bà già ở quê nuôi, không dám nhận là con mình phải gọi nó bằng em, phải xưng là chị nó. Nhân vật tôi tận mắt chứng kiến tình mẫu tử dạt dào mà bi kịch ấy trong ngày tết. Loan hôn lên hai má thằng bé, rồi dắt tay nó, đi từng nhà phong bao tiền cho bọn trẻ. Và đau đớn nhất là cảnh chia ly: “Tôi còn phải đợi nữa. Lúc Loan rứt thằng bé ra về, như là người ta sắp đem nó cho hổ ăn thịt. Chỉ có thể làm mẹ, trong những trường hợp đáng thương mới có thể yêu con tha thiết đến như thế được. Tết không phải là tết nữa, đời chỉ còn là đời, nếu không có cái tính cao quý của người làm mẹ, nó đáng nâng Loan lên cao hơn địa vị làm một người đàn bà”[53, 339]. Trở về Hà Nội, Loan lại thành Loan của những đêm vui để cho bố và con Loan “ngày nào cũng được sống như ngày tết”. Đó là sự thật mỉa mai. Loan đã nói với tác giả, người đồng hành cảm xúc với Loan rằng “anh rứt ruột tằm làm người của thiên hạ”. Điều đó chứng tỏ rằng Trọng Lang đã thực sự hiểu, cảm thông và

Nguyễn Thị Định 90 trân trọng Loan cũng như bao kiếp người lầm than khác nữa. Một cái tôi dạt dào cảm xúc tạo ra âm điệu trầm buồn cho những khúc nhạc được tấu lên trong những thiên phóng sự về kiếp người.

Thân phận những đứa trẻ bơ vơ, lạc loài cũng được cái tôi tác giả dành viết những trang giàu cảm xúc. Lòng yêu thương vẫn là cung bậc chủ đạo trong tâm hồn tác giả- nhân vật tôi. Trọng Lang viết về những đứa trẻ với sự nâng niu, trân trọng hiếm có, dù chúng bị cả xã hội bỏ quên. Người đọc khó mà quên được thằng “yêu củi” Bát Sách. Tác giả đã xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của một cậu bé trong ngày giỗ. Giữa hai thế hệ, hai con người có thế

giới sống khác xa nhau có sự đồng cảm sâu xa. Người viết phóng sự đã “bùi

ngùi cảm thấy rằng có lẽ tôi là người đầu tiên, trong những người đi giày Tây đánh bóng, đã được gần gụi hẳn một đứa trẻ, mà đói rét có thể hủy hoại được đời sống, nhưng không làm tiêu diệt được cái “đẹp” của lòng, khi lòng còn biết đau xót và không quên, dù cái người không bị bỏ quên chỉ là một người cha”[53, 376]. Chứng kiến cảnh đời đáng thương của đứa trẻ, phải lăn lóc trong trường đời từ nhỏ, cái tôi tác giả bộc lộ cảm xúc dạt dào, đau đớn, già nua và cái chết đã biểu hiện quá sớm đối với những đứa trẻ yếu đuối không thể chống chọi lại được với đói rét và sự lìa bỏ của người thân. Trọng Lang với phóng sự Những đứa trẻ đã làm lay động bao trái tim những người có trách nhiệm với tuổi thơ. Đọc phóng sự này người ta thấy cả máu và nước mắt thấm đẫm trên trang viết. “Trụy lạc, dù có rất ác liệt, vẫn chưa tiêu diệt được “yêu thương”, vốn là một “tư tưởng” đẹp, ấp ủ trong tuổi thơ và thực hiện lúc thành người. Nó là nguồn sinh lực cho muôn kiếp, giá trị một đời người, làm “mực máu” cho ngòi bút. Nó làm “mực máu” cho ngòi bút, nhất là ở giai đoạn viết những trang này, là giai đoạn người ta đã biết cụ thể hóa lòng yêu thương và hy sinh sở trường vì một lý tưởng, tâm óc cho là cao quý được”[53, 413]. Bao nhiêu kiếp người cứ triền miên trôi qua trong đêm tối mà không tìm ra lối thoát. Cảm xúc bi quan, chán nản khao khát ánh sáng được

Nguyễn Thị Định 91 tác giả ghi lại trong khi ngắm nhìn đêm tối của làng quê, khi chứng kiến “một người mẹ ru con, một cảnh nghèo xơ xác”(Vợ lẽ nàng hầu): “Cái tối tràn ngập, từ trên xuống, từ trong tim phổi ra, như một u uất mênh mông. Tôi mong được thấy một ngọn đèn hay một tí sáng đom đóm cũng được, cho đỡ bực mình, khi mắt chỉ thấy cái gì loe lóe trắng, như có lẽ là ánh sáng của con người”[53, 441]. Đây là thứ cảm xúc bức bách mà cuộc sống đói nghèo đem lại. Người ta cần đến một thứ ánh sáng khác tươi mới hơn và cần đến một sự giải thoát trước cái buồn kéo dài hết ngày này sang ngày khác, tăm tối, cô đơn và cái chết đe dọa từng giờ từng phút.

Cái tôi tác giả bộc lộ trong phóng sự những cảm xúc đa dạng, không phải một chiều. Ngoài cảm xúc chủ đạo là xót xa, thương cảm, giọng điệu bi thương là một loại cảm xúc khác gay gắt hơn, dữ dội hơn. Khi bước vào nhà thổ nơi ô uế nhất của xã hội, cái tôi tác giả bộc lộ sự “bàng hoàng” với thứ

cảm giác mạnh dội vào mọi giác quan. “Tôi đã được nghe những tiếng cười,

khóc, điên rại, ghê ghớm của một đám người hãy còn tỉnh để nhớ rằng họ đã từng là… “đàn bà”. Tôi đã thấy hết cả các thứ bẩn thỉu, cái vô nghĩa trong kiếp sống ở một người đàn bà, khi người đó không còn gì là “đàn bà” nữa

”[53, 175]. Ghê tởm hơn nữa là đám “thổ đực”: “Tôi đã sống những ngày bi

thương với ba hạng đàn bà mà chính đàn bà cũng không dám coi như là “đàn

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)