Sự đa dạng trong hệ thống chủ đề

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 26 - 33)

Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đã đạt được thành tựu rực rỡ về nhiều mặt. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến sự đa dạng về hệ thống chủ đề qua các phóng sự thời kỳ này. Điều đó có liên quan mật thiết đến hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ. Các nhà viết phóng sự đã dày công tìm hiểu, khám phá những sự kiện nổi bật cũng như góc khuất tăm tối, đủ các gam màu để dệt nên bức tranh hiện thực về có chiều rộng vừa có chiều sâu. Mỗi tác giả với một lăng kính nhìn nhận hiện thực riêng, một năng lực và sở trường riêng của mình đã cho ra đời những thiên phóng sự đặc sắc, góp phần tạo nên diện mạo, thành tựu chung của cả một nền phóng sự. Nhiều đề tài mới lạ, độc đáo được các nhà viết phóng sự tìm kiếm và đạt được những thành công nhất định. Có khi cùng một đề tài, cùng một vấn đề nhưng quan điểm của các tác giả khác nhau, dẫn đến những khía cạnh nhiều mặt của vấn đề được thể hiện toàn diện, đưa ra cách giải quyết triệt để, rõ ràng hơn. Tính vấn đề là một đặc trưng cơ bản của phóng sự Việt Nam 1930 – 1945. Hiện trạng xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX với những mảng hiện thực phong phú là mạch nguồn đề tài hấp dẫn cho phóng sự ra đời và phát triển. Phóng sự Việt Nam phản ánh sâu sắc những vấn đề nóng bỏng, đòi hỏi cấp thiết phải được giải quyết, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Ngoài ra, những sự kiện đơn lẻ, nhạt nhòa không thể tạo thành thuộc tính vấn đề của phóng sự.

Nguyễn Thị Định 23 Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 về bản chất vẫn là xã hội thực dân nửa phong kiến. “Từ khi văn minh phương Tây ảnh hưởng vào nề nếp phương Đông, một cuộc đảo lộn các giá trị đã diễn ra. Sự “giao thoa” “đan xen” về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa đã đưa xã hội Việt Nam những năm này vào tình trạng hỗn loạn”[50, 31]. Bằng báo chí, phóng sự đã tìm được con đường nhanh nhất để đến với bạn đọc, tạo ra được môi trường dư luận xã hội rộng lớn, kịp thời mà thể loại khác không dễ có được.

Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 phản ánh chân thực, sinh động hiện thực với bốn vấn đề chính gồm: phóng sự về đời sống thành thị, phóng sự về đời sống nông thôn, phóng sự về phong tục văn hóa – xã hội, phóng sự về đời sống trong các nhà tù thực dân.

Phóng sự về đời sống thành thị, chúng ta có thể kể đến Đêm sông Hương của Tam Lang; Hà Nội lầm than, Làm tiền, Trong làng chạy của Trọng Lang; Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì...của Vũ

Trọng Phụng; Tàn đèn dầu lạc của Nguyễn Tuân; Hà Nội 36 phố phường của

Thạch Lam; Chợ phiên đi tới đâu, Ngoại ô...của Nguyễn Đình Lạp... “Đọc các thiên phóng sự về đời sống đô thị của Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang... sẽ thấy các ông nhập vai vào đủ hạng người, hóa thân vào mỗi kiếp sống, chui rúc vào khắp các ngóc nghách, xó xỉnh, tối tăm, nhớp nhúa của đô thị”[50, 32]. Hàng loạt các vấn đề của đời sống thành thị được khai thác, phản ánh như sự xâm nhập tư tưởng, văn hóa phương Tây và hệ lụy, các tệ nạn xã hội, sự phân hóa giàu nghèo... Thời buổi “tân cựu xung đột” tạo nên bộ mặt xã

hội như “vẽ nhọ bôi hề”. Trong phóng sự này, Vũ Trọng Phụng viết “độc giả

xem sẽ hiểu rằng cái trò vẽ nhọ bôi hề trong buồng phấn có khi cũng náu những tấn bi kịch âm thầm, phản chiếu những sự vẽ nhọ bôi hề ngoài xã

hội”[39, 17]. Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ như một sân khấu tuồng

chèo bi hài kịch xen lẫn. Văn hóa phương Tây xâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân sâu xa, tinh vi. Hệ lụy của công cuộc Âu hóa là sự hình

Nguyễn Thị Định 24 thành một loại “kỹ nghệ lấy Tây” của một lớp me Tây, làm rạn vỡ những tiêu chuẩn đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Lấy Tây lúc bấy giờ trở thành một nghề phổ biến, một thứ “mốt” thời thượng, nhưng thực ra đó chỉ là cái vỏ bọc cho một kiểu loại mại dâm đang tràn lan trong xã hội. Bọn lính lê dương có tiền và muốn thỏa mãn nhục dục tìm đến những người đàn bà buông thả, lười biếng. Giữa họ chỉ có hai lý do là tiền và xác thịt để đi đến hợp đồng hôn nhân, cũng mặc cả, cũng tiền trao cháo múc, cũng mánh khóe lừa bịp, sòng phẳng đến trơ trẽn. Và kết quả tất yếu là những đứa con lai bơ vơ, không phải Tây cũng không hẳn là ta.

Nếu như văn chương lãng mạn của Tự lực văn đoàn tập trung khai thác khía cạnh tích cực của biến đổi xã hội như sự giải phóng cái tôi cá nhân thì phóng sự lại nghiêng về phê phán những hệ quả của thời buổi Tây- Tàu lố lăng. Các tệ nạn xã hội tràn lan như mại dâm, nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc... đề cập đến hầu hết trong các phóng sự về thành thị. Nạn mại dâm được các nhà viết phóng sự chú ý nhiều nhất. Chúng ta có thể kể ra đây Đêm sông Hương của Tam Lang; Hà Nội lầm than của Trọng Lang; Lục xì, Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng... Xã hội đang bước vào cuộc biến động dữ dội về văn hóa, đạo đức. Con người tha hóa biến chất, thay đổi lối sống đến hư hỏng, trụy lạc. Ở thành thị, sự phân chia giàu nghèo ngày càng rõ rệt, hai mảng màu sáng tối, đối lập nhau giữa cuộc sống của tầng lớp trên và những con người dưới đáy của xã hội. Giữa họ cũng diễn ra cuộc trao đổi mua bán đến nghiệt ngã: bán sức lao động, bán thân, bán phẩm hạnh. Họ là gái điếm, cô đầu, người ở, phu xe. Những cảnh đời cơ cực thật đáng thương. Những trang phóng sự đầy sự xót xa thương cảm của người viết, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Bên cạnh mảng đề tài lớn về đời sống thành thị, các tác giả phóng sự còn tập trung vào các vấn đề trong đời sống xã hội nông thôn. Đây là mảng đề tài khá hấp dẫn, không ít tác giả thành công và tạo nên phong cách khi chọn nông thôn là mạch nguồn cho ngòi bút của mình. Phóng sự viết về nông thôn

Nguyễn Thị Định 25 đặc sắc có thể nhắc đến: Làm dân(Trọng Lang); Việc làng, Tập án cái đình(Ngô Tất Tố); Cường hào(Nguyễn Đình Lạp); Một huyện ăn tết(Vũ Trọng

Phụng); Túp lều nát(Nguyễn Trần Ai); Bùn lầy nước đọng(Hoàng Đạo). Nước

ta vốn là một nước nông nghiệp nông dân chiếm hơn 90% dân số cả nước. Thực dân Pháp liên kết với giai cấp phong kiến, áp bức bóc lột làm cho đời sống người nông dân lâm vào tình trạng cùng cực. Chính sách ngu dân, chính sách cướp ruộng đất làm đồn điền, nhổ lúa trồng đay của thực dân Pháp cùng với thiên tai, lũ lụt hoành hành là nguyên nhân của đói nghèo. Nạn đói 1945 là minh chứng cho sự tàn bạo của kẻ thống trị và thân phận người dân một cổ hai tròng không lối thoát. Viết về đề tài nông thôn, chúng ta không thể không kể đến tên tuổi Ngô Tất Tố. Trong phóng sự của ông, nông thôn Việt Nam hiện ra trần trụi, phơi bày hết những hủ tục lạc hậu, những lề thói hủ cựu của xã hội phong kiến, cái đói và miếng ăn được nhắc đi nhắc lại như một vấn nạn cần được giải quyết. Ngô Tất Tố viết rất hay rất đặc sắc về phong tục thôn quê. Bức tranh làng quê đã không còn mơ mộng như trong ký ức dân gian, mà nó trở nên oi bức ngột ngạt, một thứ ung nhọt bị kìm giữ lâu ngày như muốn vỡ tung ra.

Cuộc sống bộn bề của người nông dân được khắc họa chân thực sinh động thông qua những trang viết phóng sự. So với phóng sự viết về thành thị thì phóng sự về đề tài nông thôn tuy số lượng ít hơn nhưng đem lại một cái nhìn sáng rõ, tạo nên nguồn tư liệu quý giá về thực trạng hiện thực xã hội lúc bấy giờ.

Ngoài ra, còn một số phóng sự thời kỳ này viết về đề tài khác như: phóng sự về đời sống trong các nhà tù thực dân (Ngục Kon Tum – Lê Văn

Hiến; Đảo Côn Lôn – Nguyễn Đức Chính). Phóng sự điều tra về phong tục văn

hóa – xã hội (Nam du Ngũ hành sơn – Nguyễn Trọng Thuật; Ba lần đi xem hội chợ Sài Gòn – Thiếu Sơn)...

Nguyễn Thị Định 26 Phóng sự về đời sống văn hóa, tín ngưỡng cũng là một mảng đề tài đặc sắc và không ít bài viết thành công. Đằng sau lũy tre làng ấy, các nhà viết phóng sự đã tinh tế nhận ra những nét văn hóa, tín ngưỡng và cả những hủ tục bao nhiêu đời nay trói buộc con người. Ngòi bút Ngô Tất Tố viết rất hay về tâm lý, sinh hoạt con người thôn quê. Có thể nói, Tập án cái đìnhViệc làng

của Ngô Tất Tố là kho tàng sống động về văn hóa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. Nói đến sinh hoạt tập thể ở làng quê không thể không nói đến hội làng. Đó là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa tâm linh của người dân. Đó là giây phút con người trở nên thư thái, trang nghiêm thể hiện sự tôn thờ đối với các vị thần thánh, tạm thời quên đi những vất vả, cực nhọc đã qua. Một đám rước cũng linh đình và tôn kính: “đám người cầm đuốc rẽ ra hai hàng và đứng thẳng băng trước đình như hai cột đèn làm cho sân đình thành một đoạn đường cái. Mấy trăm gậy tre nhất tề vừa múa vừa theo đoạn đường giữa hai hàng đuốc nhảy vào cửa đình. Hình như những người múa gậy đều có luyện tập. Nếu không làm sao bấy nhiêu chiếc gậy cùng múa mà không chiếc nào đụng vào chiếc nào. Đuốc vẫn cháy nỏ, trống cái vẫn thúc rền, tù và thổi vẫn dữ, đám gậy hùng dũng xông vào lòng đình và lại vì té chạy ra giữa những tiếng hò reo vang trời dậy đất”[52, 58].

Phóng sự giai đoạn này viết về nếp sống thôn quê ở miền Bắc có Ngô Tất Tố, miền Nam có Phi Vân với Tình quê, Đồng quê, Dân quê, Gái quê... Phi Vân có lối viết hóm hỉnh, nắm bắt được những nét rất riêng của văn hóa Nam Bộ. Một đám hát bội được tác giả miêu tả tỉ mỉ, rộn ràng: “Sân đình trước là một đám cỏ ú cao nghều nghệu, chỉ sơ sơ trong nửa buổi là bị dấu chân người dẫm lên sát rạt. Trước rạp, người ta dọn sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài để dành riêng cho các bậc kỳ lão và hương chức; kế đó là ghế của tư nhân. Họ khuân từ nhà đem lại, chen nhau giành chỗ. Hai ngọn đèn măng sông được treo tòn ten trên cao, trước rạp. Ba hồi trống cơm tùm tum báo

Nguyễn Thị Định 27

rằng đào kép sắp ra tuồng, mà, tội quá, đám con nít cứ chen lấn nhau kêu la ầm ĩ…”[3, 834].

Làng quê chứa đựng bao nhiêu hủ tục, tang ma, giỗ chạp, hiếu hỷ, khao làng, phạt vạ... Người dân phải gồng mình để chịu đựng những lề thói quá lạc hậu, nhiều khi vô nhân đạo. Các nhà văn, nhà báo viết về nông thôn với mong muốn gìn giữ vốn văn hóa truyền thống đang bị làn gió văn minh phương Tây làm cho chao đảo, đồng thời đưa ra phương hướng giải quyết tình trạng hủ tục là gông cùm xiềng xích đối với người dân quê. Tuy nhiên, chưa thực sự có một đường lối cụ thể cho người nông dân thoát khổ, điều này phải đợi đến khi lý tưởng cách mạng chiếu sáng con đường đấu tranh cho họ tự vùng lên rũ bỏ gông cùm, áp bức, hủ tục lạc hậu để giành lấy cuộc đời ấm no hạnh phúc.

Làm nên bức tranh chung về hiện thực xã hội, còn phải kể đến các phóng sự viết về chế độ hà khắc của nhà tù thực dân. Chúng ta biết đến một số phóng sự như: Tết của tù đàn bà, Tù trẻ con của Nguyên Hồng; Một ngày ngàn thu của Tôn Quang Phiệt. Mỗi tác phẩm là một bản cáo trạng đanh thép

đối với chế độ nhà tù vô nhân đạo của bọn thực dân. Đặc sắc hơn cả là Ngục

Kon Tum của Lê Văn Hiến. Ông vốn là một tù nhân đã từng bị bắt giam tại nhà lao Kon Tum, được trực tiếp trải nghiệm sự khắc nghiệt, tàn bạo của nhà tù thực dân. Tác phẩm như một cuốn nhật ký sống động, chân thực, mỗi trang viết là một cảnh phim dựng lên bằng hình ảnh, chân thực cụ thể đến từng chi tiết, cho ta thấy hành trình gian lao vất vả của tù chính trị. “Nhà lao Vinh đầy cả chính trị phạm. Lao, tuy rộng, tuy nhiều, nhưng số người bị bắt vào càng ngày càng đông, không đủ chỗ cho tù phạm nằm ngồi, ai nấy đã lấy làm khó chịu”[53, 894]. Phóng sự cũng phơi bày những thủ đoạn, hình phạt dã man của bọn cai tù dùng để tra tấn phạm nhân: “bọn lính giết người không sợ, mà lại sợ máu. Khi nào chúng đánh người ta gần chết mà chưa thấy máu chảy thì còn đánh mãi”[53, 912]. Có thể nói, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến là bản anh

Nguyễn Thị Định 28 hùng ca bi tráng về tấm gương các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu và hi sinh cho độc lập tự do của tổ quốc.

Phong cảnh thiên nhiên đất nước là đề tài hấp dẫn của rất nhiều phóng sự giai đoạn này. Tiêu biểu là một số phóng sự: Hà Nội băm sáu phố phường(Thạch Lam); Thành phố Sài Gòn(Thiếu Sơn); Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể(Nhật Nhan); Nước non Cao Bằng(Ngô Tất Tố); Đêm cuối cùng ở Hà Tiên(Trường Sơn Chí)... Trong đó phóng sự đặc sắc, hấp dẫn bạn đọc nhiều

thế hệ, không thể không kể đến Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam.

Hà Nội cổ kính, e ấp, dịu dàng và đẹp quyến rũ qua ngòi bút nên thơ nên mộng của ông. Đôi khi chỉ bằng những nét chấm phá tinh tế, “cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”[25, 23]. Những món ngon mà giản dị của Hà Nội đi vào phóng sự của Thạch Lam bỗng nên thơ nên họa. Hà Nội thanh lịch, hoài niệm là thế, còn Sài Gòn lại gấp gáp, nhộn nhịp, phóng khoáng. Qua

phóng sự Thành phố Sài Gòn, Thiếu Sơn nêu ra được cái thần của thành phố

phồn hoa đô hội này: “ở Sài Gòn, những bức tường ngăn cách hầu như không

kiên cố là bao, vì ở đây thiên hạ đông đảo, cá nhân như cảm thấy bị hút ở trong một hoàn cảnh to lớn, như cảm thấy ở đời không phải là độc tôn duy ngã và như muốn hòa đồng cùng xã hội. Chính nhờ những liên lạc vẻ xã giao như thế mà Sài Gòn có được một hoàn cảnh tinh thần tốt đẹp đủ đương đầu với hoàn cảnh vật chất xa hoa”[53, 1139].

Với lối viết trữ tình, sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, những phóng sự về phong cảnh quê hương đất nước đã để lại ấn tượng trong lòng mỗi người con

Nguyễn Thị Định 29 đất Việt. Khi đọc những trang viết như thế, chắc hẳn trong chúng ta sẽ càng thêm tự hào và yêu mến mảnh đất quê hương Việt Nam.

Như vậy, chúng ta có thể thấy hệ thống đề tài của phóng sự (1930 - 1945) khá phong phú, tỏa ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các phóng sự có giá trị hiện thực sâu sắc, tạo nên bức tranh toàn cảnh về xã hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)