Cái tôi – nhân chứng khách quan

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 83 - 89)

Nói đến yếu tố nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm phóng sự, chúng ta không thể không nhắc đến đầu tiên là phương thức tiếp cận hiện thực, trong đó vai trò của cái tôi nhân chứng - khách quan chiếm vị trí vô cùng quan

Nguyễn Thị Định 80 trọng. Để viết về một thực trạng đời sống nào đó, tìm hiểu, lựa chọn vấn đề, xâm nhập vào đời sống của mọi người mới phản ánh được chiều sâu của thực tại. Tác giả đã trở thành cái tôi nhân chứng đồng thời là cái tôi trần thuật vô cùng linh hoạt làm cho phóng sự trở nên hấp dẫn bạn đọc. “Trong phóng sự 1932-1945, cái tôi trần thuật của tác giả có tính chất lưỡng thể, đa năng biến hóa”[29, 109].

Để làm nên tính thuyết phục cho phóng sự, các tác giả vừa là người chứng kiến, quan sát, ghi chép vừa tham gia vào sự kiện. Tam Lang Vũ Đình Chí đã “bắt chước Mariese Choisy đổi lấy bộ áo con đòi vào ở thổ, tôi cũng mượn bộ quần áo nâu của một bạn áo ngắn, khoác vào mình rồi mạnh bạo đi làm xe”(Tôi kéo xe). Sự nhập cuộc với vai trò của một người kéo xe, đồng cảnh ngộ đã tạo cơ hội cho Tam Lang thấu hiểu sự cực nhọc, vất vả của nghề này, thấy rõ thực trạng phân hóa giàu nghèo, bất công trong xã hội đương thời. Phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang gây tiếng vang trong làng báo không chỉ vì nội dung hấp dẫn của phóng sự này mà còn như một minh chứng cho tính chất nghề nghiệp của người viết báo là phải đi thực tế, trở thành người tham gia vào sự kiện của hiện thực để nắm bắt, phản ánh cho minh xác. Vũ Trọng Phụng viết Cơm thầy cơm cô cũng đã đóng vai một thằng ở. Thạch

Lam viết Hà Nội ban đêm cũng đã tham gia những đêm hát để hiểu rõ sự khổ

sở của chị em cô đào. Ngô Tất Tố viết Dao cầu thuyền tán khi ông cũng đã từng làm nghề bốc thuốc nên hiểu rõ mánh khóe của bọn lang băm lừa bịp. Nguyễn Tuân với Tàn đèn dầu lạc, là kết quả của việc ông đã đến và chứng kiến, trải nghiệm cuộc sống ở các tiệm hút. Sự thành công của hàng loạt phóng sự kể trên làm ta thấy rõ vai trò của cái tôi nhân chứng khách quan vô cùng quan trọng. Không đi sâu tìm hiểu thực tế thì tác giả không thể viết nên những thiên phóng sự thuyết phục bạn đọc.

Trọng Lang qua các phóng sự của mình đã thể hiện một cái tôi nhân chứng - khách quan, xông xáo đi vào nhiều ngõ nghách của hiện thực, với rất

Nguyễn Thị Định 81

nhiều các vấn đề được phản ánh chân thực như Hà Nội lầm than viết về nạn

mại dâm, Trong làng chạy viết về nạn trộm cắp, Thầy lang viết về nạn lang

băm, phóng sự Làm dân phản ánh đời sống bần cùng của người nông dân và

phê phán bọn quan lại đục khoét… Với từng đề tài, từng vấn đề nhức nhối của hiện thực, Trọng Lang đã thực sự nhập cuộc, tham gia vào sự kiện, để tìm hiểu và nắm bắt. Ông viết về nạn trộm cắp đầy tính chân thực khi sắm vai một người lao động thất nghiệp để chĩa ống kính vào dân Trong làng chạy: “Trước nhà Vạn Bảo, một buổi sáng, mặc quần áo lao động, tôi thơ thẩn ở vỉa hè như một người thất nghiệp nhìn một lũ “yêu” đang hoạt động, dưới con mắt “hoa tiêu” của một vài thằng “cản” hay vài thằng “chấm phố”(thằng cản, chấm phố: ăn hớt)”[53, 556]. Nếu không thực sự đóng vai những người dưới đáy xã hội thì Trọng Lang khó có thể hiểu một cách tỉ mỉ từng thủ đoạn của bọn ăn cắp như thế. Tác giả phải thực sự tâm huyết và yêu nghề mới có thể lăn lộn trong những lần sắm vai. Từng mánh khóe, từng thủ đoạn, từng chi tiết của hiện thực đã được phơi bày trên trang báo làm cho bạn đọc bị cuốn hút vào các vấn đề và tự rút ra được bài học trong cuộc sống cho mình. Khi viết về nạn mại dâm, một tệ nạn đang tràn lan trong xã hội thành thị lúc bấy giờ, Trọng Lang đã không ít lần phải đến các tiệm nhảy, nhà hát cô đầu, nhà thổ để trực tiếp gặp gỡ các cô gái trò chuyện và sắm vai một ông khách, nhằm lấy thông tin cho thiên phóng sự Hà Nội lầm than rất đặc sắc so với các phóng sự đương thời. Tác giả tìm đến nhà các cô đầu nên mới có thể thấu hiểu nỗi cực nhục của cô đầu đến như thế này: “Ngã Tư Sở cũng như Kim Mã, Tám gian(Vĩnh Hào) và Chùa mới, quả thực là những ngục hình của một đám phụ nữ ngu dại, hiểu nghề làm “gái nhà chứa” hơn cô đầu. Ở đó, hay là những chỗ na ná như Ngã Tư Sở, tôi đã thấy hạng đàn bà ấy làm trò “ái tình” vụng dại và thật thà một cách đáng thương hại”[53, 133]. Trọng Lang đã đi qua bao nhiêu nhà cô đầu để chia sẻ và viết những dòng cay đắng về thân phận gái giang hồ. Cái tôi tác giả đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là người tham gia

Nguyễn Thị Định 82 sự việc, làm cho sự thật được phơi bày mang tính khách quan hơn. Tác giả không ngần ngại đến những tiệm cô đầu dù là hôi hám, nhơ bẩn ở Ngã Tư Sở, Kim Mã, Chùa mới… để lắng nghe lời tâm sự đau đớn của những cô gái bán thân. Trọng Lang đã giành viết cho họ những lời vừa thương xót vừa hổ thẹn cho sự tha hóa của con người: “ở những chỗ đó, tôi đã thấy những ca kỹ thường hay lấy cháo thay cơm, vui vẻ một cách thô bỉ, không biết đánh phấn, đi guốc mà thò hai ngón chân ra ngoài quai và hơn hết không ai biết yêu là cái gì. Tôi đã thấy cái nhục dục hung hãn trước những khối thịt lũa, hay là vô tình. Tôi đã thẹn cho cách bán vui và mua vui cỏ rả và đê hèn ở xứ này”[53, 134]. Người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước sự thật được phanh phui trên trang viết. Xâm nhập thực tế, nhiều khi đòi hỏi tác giả phải thực sự dũng cảm. Với những nơi gai góc như nhà thổ, Trọng Lang đã can đảm bước vào để viết, điều đó càng chứng tỏ tấm lòng nhiệt huyết với nghề phóng sự của ông. Nếu như Vũ Trọng Phụng chọn nhà lục xì làm điểm đến thì Trọng Lang lại chọn nhà thổ để tìm hiểu thực tế. Vũ Trọng Phụng điều tra hậu quả thì Trọng Lang mô tả quá trình trực tiếp của nạn mại dâm thông qua việc đi vào nhà thổ: “Đêm ấy, giữa trời mưa, tôi bước chân đến ngõ S.C. Tôi tìm đến một “nhà thổ” nào bẩn thỉu nhất. Tôi còn thẹn rằng, tôi qua lại trước một “nhà chứa” tới bốn lần mà vẫn chưa dám vào, tuy rằng ngoài đường cái, chỉ còn có nước mưa, một cái xe hàng và tôi. Lần thứ năm, tôi nhất định vào. Bước một, thản nhiên, chán nản như một anh “bợm” cờ bạc, tôi bước lại gần mấy người đàn bà mặt mũi trắng xóa đang thập thò trước cửa một nhà quét vôi trắng”[53, 176]. Nhà thổ là nơi kinh hoàng của Hà Nội. Trọng Lang phải năm lần bảy lượt mới dám bước vào đó, với tư cách như một kẻ đã dạn dày với cờ bạc, trộm cắp và gái nhà thổ. Để có thể bước chân vào nhà thổ là một thách thức lớn đối với người viết phóng sự. Ngay cả Trọng Lang cũng phải thốt lên: “thì ra bao nhiêu ngày tháng sống chung với “kẻ cướp” và “kẻ cắp” dạo trước, vẫn chưa gây nổi cho tôi đủ can đảm để vào nhà thổ”[53, 176]. Để giúp cho

Nguyễn Thị Định 83 người đọc hiểu rõ cuộc sống của các cô gái làm tiền, trong phóng sự Hà Nội lầm than, cái tôi tác giả luôn đóng vai trò là nhân chứng dẫn dắt người đọc đến gặp bao nhiêu cảnh đời khốn khổ, từ các cô gái nhảy, đến cô đầu, nhà thổ, qua sự kể lại hoặc mô tả hành động của họ để làm bật lên vấn đề mà tác giả cần nói.

Trong hầu hết các phóng sự của Trọng Lang, cái tôi nhân chứng tham gia một cách toàn diện và sâu sắc vào diễn biến của câu chuyện đã trở thành cái tôi nhân vật. Cuộc đối thoại giữa nhân vật tôi - tác giả, nhân chứng, nhiều khi nhân vật tôi dẫn dắt để người khác cùng kể chuyện với mình, tạo nên lối kể chuyện hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Với cách thức để cho người đọc tự kể chuyện mình và kể chuyện về nhân vật khác làm cho câu chuyện bớt đi sự tẻ nhạt, bao quát về không gian, thời gian đồng thời cụ thể, sinh động hơn. Cô đầu K trong Hà Nội lầm than đã tâm sự và gửi gắm cả quyển nhật ký cho tác giả làm tài liệu viết phóng sự về những cô gái cùng nghề với mình.

Chính tác giả qua những lần đi thực tế đã trở thành nhân chứng cho chính câu chuyện của mình. Bước chân của người viết phóng sự đã đi qua bao

con đường của Hà Nội và nhiều miền quê khác. Trong Những đứa trẻ, Trọng

Lang đã cất công tìm hiểu cuộc đời của Tây Môn Khánh từ một đứa trẻ cho tới khi lớn lên, già dặn thành một tên lính Nhật. Với vai trò của cái tôi tác giả nhân chứng, Trọng Lang đã thực sự nhập cuộc, tác giả trở thành nhân vật xưng tôi: “Tôi đã chịu khó sục vào trại Giáp Bát, để được nhìn rõ cái đói “ăn”. Tôi đã ra cửa Đông để được nhìn rõ cái đói “chết”, gối đầu lên bụng nhau hay là chết trong một manh chiếu, dưới gầm cầu”[53, 402]. Thời gian phôi pha, tác giả vẫn đi tìm đứa trẻ tội nghiệp ấy: “tôi đành phải lần mò xuống cái “ổ rác thơm tho, sán lạn” bên sườn Hà Nội, một chỗ mà cứ động đặt chân xuống là bị đời dè bỉu”[53, 402]. Trên bước đường tìm kiếm, tác giả phải “lần mò vào địa hạt của trụy lạc, đường hoàng như, vào một dưỡng đường, một tự nhiên học đường”(Những đứa trẻ). Sau bao nhiêu chặng

Nguyễn Thị Định 84 đường, với một tấm lòng thương cảm, tác giả gặp được Tây Môn Khánh, một thằng bé nghèo và ngang tàng theo cách của nó, giờ đã đội trên đầu cái mũ lính Nhật, Tây Môn Khánh “sẽ đem đến cho tôi nhiều tài liệu mới lạ, quý hơn một pho sách cổ”(Những đứa trẻ).

Cái tôi tác giả - nhân chứng tiếp cận hiện thực từ nhiều góc độ khác nhau. Có khi tác giả tiếp cận từ góc độ cơ cấu tổ chức tạo một cái nhìn hệ thống về một hiện tượng nào đó của đời sống. Đối với nạn mại dâm, tác giả chỉ ra hệ thống hoạt động của các cô gái chia ra làm ba hạng gái nhảy, cô đầu, nhà thổ. Đối với hoạt động trong nhà thổ lại có cả một đội quân ăn theo. Ngoài những cô gái bán dâm là là những người quét dọn, đưa đơn những tên chồng hờ để bảo lãnh phòng khi các cô bị phạt… Đối với nghề trộm cắp cũng chia ra làm hai loại: loại thứ nhất là những đứa trẻ ăn cắp vặt vì bất đắc dĩ, vì đói; loại thứ hai là bọn chuyên nghiệp, chúng có cả một cơ cấu tổ chức hành nghề được đào tạo từ thấp lên cao. Kẻ nào mới vào trình độ kém thì móc ví, đến trình độ cao thì rạch túi. Hình thành nên những “đảng chạy” chuyên nghiệp hoạt động tinh vi khắp nơi. Nạn quan tham cũng được mô tả khái quát với hệ thống quan lại từ quan tỉnh, quan huyện tới bọn chức dịch trong làng đều bị phanh phui bản chất là những tên quan tham lam, dốt nát, chạy theo danh lợi. Ngoài ra, tác giả còn tiếp cận hiện thực ở góc độ nghề nghiệp. Lối tiếp cận này rất thành công với nghề mại dâm và nghề trộm cắp đang nổi bật trong xã hội thành thị lúc bấy giờ. Mỗi nghề có một đặc trưng riêng với những mánh khóe riêng. Trọng Lang trong Hà Nội lầm than tiếp cận cuộc

sống của gái giang hồ bằng lối nhìn vào nghề nghiệp của họ. Đây là một “kỹ

nghệ” nghề để kiếm sống. Thông qua đó, tác giả thể hiện sự cảm thông, thương xót những kiếp người lầm than. Lối tiếp cận hiện thực từ góc độ nghề nghiệp, đi sâu khai thác bản chất vấn đề đã đem lại giá trị sâu sắc cho tác phẩm.

Nguyễn Thị Định 85 Vai trò của cái tôi - nhân chứng khách quan góp phần tăng thêm tính thuyết phục cho vấn đề được phản ánh. Thông qua các phóng sự về hàng loạt các mảng hiện thực nóng hổi của đời sống, chúng ta thấy rõ tính năng động sáng tạo trong nắm bắt đề tài của tác giả. Cái tôi đã xông xáo, xâm nhập hiện thực làm nên những thiên phóng sự lay động lòng người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 83 - 89)