ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG PHÓNG SỰ TRỌNG LANG

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 40 - 41)

Một trong những đặc trưng của thể loại phóng sự là tính chất điều tra, tìm tài liệu xác thực và đưa ra những cứ liệu cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc và đưa ra hướng giải quyết nhằm cải tạo thực trạng xã hội. Thể loại nửa văn nửa báo này đã đem lại những đóng góp quan trọng cho xã hội. Giá trị của một tác phẩm phóng sự, trước hết là tính chân thực, nhanh nhạy về đề tài mà nó đề cập đến cùng với thái độ thẩm định của tác giả, dựa trên nguồn tư liệu phong phú, dồi dào từ cuộc sống.

Phóng sự Trọng Lang thực sự đã tạo nên bức tranh hiện thực rộng lớn, các vấn đề đều được khai thác trên nhiều khía cạnh trong phạm vi từ thành thị đến nông thôn. Đối với cuộc sống thành thị, tác giả phần lớn tập trung ngòi bút điều tra, thăm dò, khái quát vấn đề nổi cộm như các tệ nạn xã hội(trộm cắp, mại dâm, ma túy, làm tiền...). Đối với cuộc sống ở nông thôn, Trọng Lang lại chú ý đến nỗi thống khổ của người nông dân nghèo đói, khổ vì miếng cơm manh áo, lại thêm sự ràng buộc gông cùm của bao nhiêu hủ tục từ xa xưa, cái đói, cái nghèo cứ ám ảnh trong những lũy tre xanh, trên những con đường làng, trong những nếp nhà xiêu vẹo, hiện lên trên nét mặt ngây thơ của con trẻ và hình bóng tiều tụy của không ít những con người già trước tuổi. Tác giả thực sự sắc sảo trong việc lựa chọn sự kiện, năng động và sáng tạo trong tiếp cận, tìm ra được cái cốt lõi của vấn đề, đem đến cho người đọc các tác phẩm phóng sự chân thực, phong phú về nội dung, đặc sắc về mặt nghệ thuật. Nếu chỉ lướt qua những tựa đề phóng sự Trọng Lang, ta thấy những khía cạnh của cuộc sống được đề cập đến là những vấn đề xã hội nhức nhối không phải chỉ riêng trong giai đoạn lịch sử này. Tuy nhiên, Trọng Lang có cách tiếp cận vấn đề hết sức đặc biệt. Ông đã tìm ra được chìa khóa của riêng mình để mở cánh cửa của khu vườn hiện thực.

Nguyễn Thị Định 37 Theo sự thống kê của người viết, phóng sự Trọng Lang viết về thực trạng đời sống thành thị chiếm dung lượng lớn nhất trong tương quan với phóng sự viết về đề tài khác. Tiêu biểu là các phóng sự: Hà Nội lầm than, Làm tiền, Vợ lẽ nàng hầu, Trong làng chạy, Những bữa cơm tự nhiên... Có thể nói, tác giả đã đi đến từng ngõ nghách của đời sống, từng khu nhà, từng mảnh đời, từng kiếp người nơi phồn hoa đô hội để vạch trần bức tranh hiện thực đen tối sau ánh đèn đô thị. Một bức tranh được dựng lên với đầy đủ các gam màu sáng tối, đậm nhạt mà Trọng Lang là nhà họa sĩ tài tình đã vẽ bằng những con chữ của mình. Phóng sự viết về nông thôn của Trọng Lang có số lượng ít nhưng đã khắc họa khá rõ cuộc sống thôn quê, nổi bật nhất là hai phóng sự Làm dân

Xôi thịt. Qua đó, nông thôn được khắc họa qua hai yếu tố chính là cuộc sống khốn cùng của người dân và những hủ tục ở làng quê cần phải đổi mới. Với năng lực nắm bắt vấn đề rộng lớn, Trọng Lang thể hiện một cái nhìn bao quát về từng đề tài, trải rộng ra từ thành thị ảnh hưởng tới nông thôn và ngược lại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 40 - 41)