Trong xã hội lan tràn các tệ nạn, nạn trộm cắp cũng là mảng hiện thực đáng chú ý. Trọng Lang giành riêng cho đề tài này phóng sự đầu tay Trong
Nguyễn Thị Định 66
làng chạy. Với phóng sự viết rất linh hoạt này, tác giả đã trực tiếp mặc bộ quần áo lao động, để đi quan sát hoạt động của bọn ăn cắp. Trọng Lang đã tái hiện đủ loại ăn cắp: ăn cắp bất cứ thứ gì(bánh gato, thịt hàng phở…) với bất cứ hình thức nào(cắt túi, lần lưng…).
Theo Trọng Lang, ăn cắp chủ yếu được chia ra làm hai trường hợp. Đối với bọn ăn cắp những thứ lặt vặt chủ yếu là những đứa trẻ bơ vơ, lang thang.
Ăn cắp trong trường hợp này “lại chỉ là một cớ để được ăn chọn miếng cơm
hàng ngày, trước ngọn roi đã ngấy thịt của cai ngục”[53, 558]. Vì không may, vì quá đói các em trở thành “con nuôi của pháp luật mãi mãi”. Chúng ta cần phân biệt hạng ăn cắp vặt ở trên với hạng “chạy” chuyên nghiệp, “nó đã từng làm cho ông tiu nghỉu giữa đường đã vừa giận vừa tiếc, mà còn phải buột miệng kêu rằng: Hừ, tài thật!”[53, 558]. Dân “chạy” thành thạo đã lập nên thành những đảng “chạy” gia truyền. Những đứa bé được học các mánh khóe ăn cắp từ khi còn rất nhỏ. Đây là cách một ông bố dạy con móc ví, “bố nó, ông thày dạy, để một cái ví cũ trong túi, đóng vai khách qua đường, lắc đầu nhìn thằng con xoay quanh mãi: hai ngón tay nó còn cứng quá, nên móc ví còn vụng và chậm lắm”[53, 559]. Một cô bé mới ngoài tuổi sạch sài đã bắt
đầu được mẹ nó truyền nghề: “trong bài học “chạy” móc ví, cắt hầu bao là
vần bằng. Tập món này, cốt làm sao cho hai ngón tay phải dẻo, lanh lẹ là được. Đến thời kỳ tập “khai” (rạch túi), “nẩy”(cắt khuya, dứt đứt dây vàng…) là bắt đầu sang vần trắc, khó khăn hơn”[53, 559]. Những đứa trẻ đáng thương, lẽ ra ở tuổi chúng phải được đến trường và sống trong môi trường lành mạnh. Nhưng ngược lại, ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã phải học thủ đoạn để kiếm sống, để thích nghi với xã hội khắc nghiệt và tàn nhẫn.
Nghề “chạy” dần dần được nâng lên thành một thứ “nghệ thuật”. Nghệ thuật rạch túi được “biểu diễn” bằng hai loại khí cụ là đồng chinh và con dao díp, “đồng chinh, to như đồng Khải Định, chúng mài về một phía, theo đường kính, để làm lưỡi. Lưỡi dao mài một bên thẳng, một bên vẹt như lưỡi bào.
Nguyễn Thị Định 67
Chúng mài dao hàng giờ bằng dầu lạc, nên sắc như dao cạo. Thử dao, chúng chỉ sẽ gẩy lưỡi vào cánh tay áo, vải đã bị khía rách ra rồi ”[53, 559]. Nghệ thuật đó ngày càng được nâng cao chia thành từng thứ bậc của sự thành thạo: “ba món: “nẩy, viết, moi” tuy khó mà hóa dễ. Chỉ cần trác luyện, còn sự rẻo rang thì đành trẻ nào cũng có. Chỉ lướt qua người ông làm sao cho vừa viết,vừa moi mà không chậm hơn cái chớp mắt”[53, 560]. Dân làng chạy là một dân có tổ chức, có ngôi thứ, môn học cũng lại phải tập luyện lâu ngày. Trớ trêu thay! Lại có cả những cụ đồ mở trường lớp dạy “chạy”: “Đến tuổi đi “vấn chuyến” được, chúng đi thực hành: cắp rỏ, thăn(nhét vào người) hàng cho các trưởng tràng, học kinh nghiệm trước các thầy “cớm”(cớm Tây: đội xếp, mạt thám Tây; cớm giài; mật thám; cớm cộc). Rồi lúc đã có tài, thực hành khoa khó nhọc hơn, là đi “rọc”(trên tàu hỏa, tàu thủy). “Hiếc”(lấy) được đồng nào, món hàng nào, đem về đầy đủ nộp thầy”[53, 561]. Tác giả dựng nên bức tranh tổng hợp về cuộc đời và các mánh khóe của bọn ăn cắp. Cuộc đời của chúng là cả một “trường học” có bài bản, có tập sự, từ dễ đến khó, từ mỗi cá nhân cho đến sự phối hợp thành bè đảng, thành gia đình “chạy”. Mỗi loại ăn cắp lại có chuyên môn dùng riêng khác với nghệ thuật “nẩy, viết, moi” thì “chác” lại là ngón nghề đòi hỏi tinh vi như “một tay ảo thuật”. Ngón tuyệt kỹ của việc “chác” đã được khám phá, phơi bày trên trang
phóng sự, “hắn cầm nắm tiền, có đủ cả hào, chinh, đồng kền năm xu, để lên
gan bàn tay, vừa bới vừa chọn. Rồi đưa trả tiền cho tôi và úp sấp bàn tay xuống. Tôi đếm tiền lại, thấy thiếu một hào con, một đồng năm xu và một hào ván. Hắn lại ngửa bàn tay lên: hào ván ở trong cùng, đồng năm xu ở ngoài cùng, hào con ép ở giữa. Cả ba đồng, đồng nọ giữ đồng kia, lắc tay cũng không rơi”[53, 561]. Hà Nội nơi phồn hoa, văn minh nhưng nườm nượp kẻ cắp luôn ẩn hiện trong thế giới ngầm. Nguyên nhân chính của tình trạng đó là do xã hội rối ren. Trọng Lang vừa bày tỏ lòng thương cảm, nhất là đối với những đứa trẻ mồ côi phải hành nghề bất đắc dĩ. Đồng thời, ông cũng phê
Nguyễn Thị Định 68 phán lớp người coi việc “chạy” là một thứ nghề kiếm sống. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đưa ra mánh khóe của nghề chạy chứ chưa đưa ra được phương cách bài trừ tệ nạn này.