Nghệ thuật dựng chân dung

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 103 - 110)

Trong quan điểm của báo chí hiện đại, phóng sự phải đặt sự kiện khách quan, tính xác thực của đối tượng miêu tả lên hàng đầu. Nhân vật vốn là một khái niệm trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học không phải là sự sao chép con người thật vào trong tác phẩm mà qua lăng kính của nhà văn nhân vật là sự thể hiện con người qua những đặc điểm ngoại hình, tâm lý, tính cách. Xét về mặt thể loại, việc sử dụng khái niệm xây dựng nhân vật dường như không được thích hợp cho lắm. Tuy nhiên, do tính giao thoa về thể loại, phóng sự và đặc biệt là phóng sự Việt Nam 1930 - 1945, vẫn được coi là

Nguyễn Thị Định 100 đường ranh giới giữa văn học và báo chí, người đọc vẫn có thể chấp nhận yếu tố văn học trong phóng sự.

Với nghệ thuật tả điêu luyện, Trọng Lang đã xây dựng nên chân dung

phong phú của các nhân vật trong phóng sự của mình. “Dựng chân dung nhân

vật, Trọng Lang đã lôi cuốn độc giả bằng cách luôn chú ý sử dụng đa dạng các phương pháp miêu tả”(Lê Dục Tú). Cuộc đời, tính cách, số phận nhân vật được lột tả rất rõ qua những bức ký họa chân dung tài tình. Nhân vật trong phóng sự được khắc họa với những chi tiết cụ thể về ngoại hình. Với tài năng của mình, Trọng Lang đã dựng nên thế giới nhân vật khá phong phú, với đủ mọi hạng người nhưng mỗi người lại hiện lên với những khuôn mặt riêng, dáng dấp riêng, phù hợp với nghề nghiệp, bản chất của họ. Nhiều nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc cũng nhờ nghệ thuật dựng chân dung của tác giả.

Chân dung về bọn quan lại không chung chung, mờ nhạt mà mỗi người lại có khuôn mặt riêng, ấn tượng riêng. Đây là ký họa về một ông bạn đồng học với tác giả, là thư ký tòa sứ ở một tỉnh nhỏ, gần mạn ngược. Lục tìm trong trí nhớ, tác giả cố đi tìm lại ông bạn giờ đã là một quan phán: “Tôi phải “cực tả” rất cặn kẽ hình dáng, mặt mũi ông T ra: gầy, cao, ăn vận quần áo ta, hai má hóp, mũi gồ mà lại ngắn nữa… Tôi sực nhớ đến những lúc đánh đàn: ông bạn tôi chú ý đến nỗi nghiến răng nhe răng ra, những cái răng dài màu ngà cũ, hơi vâu vẩu”[53, 37]. Nhờ đặc điểm nhận dạng với bộ răng vàng, vâu vẩu mà anh “bếp” của ông Phán đã nhận ra ngay chủ của mình. Đó là ông T, trước khi làm quan còn khi lên chức thư ký thì có lẽ bộ dạng của ông trở nên tiều tụy hơn. “Ông lụng thụng trong bộ quần áo ngủ sặc sỡ, hơi cáu bẩn”, với dáng điệu “hốt hoảng, lật đật, yếu đuối như một người… “lại” già”(Làm dân). Ông T làm nô lệ của thuốc phiện, mất hết phong thái của một người làm quan. Dù làm thư ký tòa sứ của một tỉnh nhỏ, nhưng ông vẫn đặc hình dáng của một người nhà quê, báo hiệu cho một ông quan yếu đuối, vô dụng.

Nguyễn Thị Định 101 Chân dung của một ông Tham cũng tàn tạ không kém. Chỉ bằng vài nét biếm họa, tác giả phác họa nên sự đối lập giữa hình dáng và chức phận: “Ông này ăn vận Tây, người gầy gò. Nhưng tôi đã hoài nghi về chức phận của ông, khi tôi thấy bộ quần áo của ông mặc ít ra cũng được nửa tháng rồi, tóc ông bết bóng, đầy gầu, trên đôi mắt gian giảo, hốt hoảng”[53, 78]. Từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, từ cách ăn mặc đến đôi mắt, điệu bộ đều không giống một ông tham, mà đích thực là một con “sâu” bàn đèn.

Đối với những tên quan tham lọc lõi, thủ đoạn tinh vi hơn, chân dung của chúng lại được vẽ bởi những nét sắc cạnh, gai góc hơn. Ông chánh tổng Đ, tổng V.Đ, tỉnh H.D, được mệnh danh là “một con vắt”, tác giả chủ yếu tập trung miêu tả thần thái của khuôn mặt: “cái vẻ mặt đó là vẻ mặt của một anh bợm, chạy theo ăn như người nước Tề. Nó đã lột tả hết một tâm hồn giả dối, quỵ lụy, bằng mấy nét hoạt động: đôi mắt lươn giầu đỏ, cười nhiều hơn cặp môi mỏng, vừa cong cớn, vừa mềm mại. Mắt đó đã luôn luôn liếc cười nhìn tôi như một con đĩ say rượu nhìn! Mồm nó, tôi đã có cảm giác ghê ghớm, như nó đã đớp lời tôi đến tận môi”[53, 63]. Đôi mắt “lươn” và “cặp môi mỏng” là hai nét đặc tả cho một tay chuyên lừa bịp, tiểu nhân. Ngoại hình, cử chỉ là biểu hiện cho tính cách nhân vật. Qua bức tranh chân dung, người đọc nhận ra bộ mặt thật, con người thật của nhân vật. Ngôn ngữ miêu tả khá điêu luyện, tinh tế, không lan man mà nắm được những nét cơ bản nhất, bộc lộ bản chất rõ nhất để dựng nên chân dung về con người với nhiều ý nghĩa biểu hiện nhất.

Với tên quan ngu dốt, háo danh, được bổng lộc nhiều thì hình dáng của chúng trở nên to béo, phì nộn khác những tên bịp bợm, cáo già, lọc lõi: “ông đã biến thành một ông trọc phú béo nung núc, mặc áo cánh lụa, có túi sẻ đựng đồng hồ trên ngực và phông hai túi những ví, khăn mặt sòng sọc, hào su, hộp thuốc, bao diêm. Đã qua cơn buồn ngủ nặng nề, đôi mắt ông óng ánh sau đôi mi dầy hùm hụp. Ông không để râu, nhưng nhiều lông mày, lại răng đen, da đen: cả mặt thành thử tối đăm đăm”[53, 81]. Đó là ông Nghị viên vốn

Nguyễn Thị Định 102 là một anh hàng phở, vô học, đã chạy tiền để có được chức Nghị về “biếu vợ”. Chỉ vài nét ngoại hình rất đơn giản cũng đủ bộc lộ bản chất của ông Nghị, một ông mang tiếng là quan mà “vô tâm”, tư lợi, “nói phét” nhiều.

Một ông Phán T gầy còm, một ông Tham dơ bẩn quá mức, tên Nghị viên thì béo “nung núc”, bằng một vài gương mặt đó, ta hiểu rõ hơn về diện mạo của chốn quan trường hoặc là những tên cáo già, hoặc là ngu độn. Những con người đó đang bước dài trên con đường tha hóa, biến chất. Luẩn quẩn bên

đám quan lại, là bóng dáng của những người như “anh Trương Nhì, một anh

trai ngoài hai mươi tuổi, gầy gò, yểu tướng. Anh này có đôi mắt cun cút, lờ đờ, chuyên nhìn trộm. Bộ mặt hắn hiền lành nhưng thoáng một cái lại thấy láu lỉnh một cách ngu dại. Nghĩa là hắn có một vẻ “thế nào ấy””[53, 55]. Thụ

động và nhỏ mọn là những anh Trương Nhì, nhẵn nhụi, thô lỗ là những “ông

Nhiêu, một người lùn, béo đen, không râu, không tóc, vừa nhẵn nhụi lại vừa thô lỗ như một người nặn vụng bằng đất thó”[53, 50]. Sự ngạc nhiên có nghề là đặc tính của những chủ hiệu chuyên bán đồ người ta hối lộ quan: “ông chủ hiệu còn trẻ, trẻ từ đôi mắt thau tròn, bộ mặt tròn, cái miệng tròn, lúc nào cũng ngạc nhiên trước khi “cười”, cười rồi lại ngạc nhiên ngay lập tức. Tôi sẽ cho ông là một người đàn bà nếu ông xanh xao đi một ít nữa”[53, 71]. Ngần ấy gương mặt là ngần ấy lối sống khác nhau, làm nên gương mặt chung về bọn quan tham tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính.

Đối lập với những chân dung biếm họa về nạn quan tham là chân dung u tối, buồn thảm về các cô gái giang hồ. Sự tàn phá của bệnh tật, đói rét, của việc tiếp khách in lên hình hài, vóc dáng của họ. Lối miêu tả trực tiếp về chân dung gây ấn tượng mạnh về cảm xúc cho bạn đọc. Đây chỉ có thể là chân dung một gái nhảy theo lối viết của tác giả: “sau làn lụa áo mỏng, tôi thấy cả hình hai cái xương ngực của cô, hơi thở gấp của người thiếu máu, kém ngủ và chuyên lấy cơm, rau, cà làm món bổ dưỡng”[53, 102]. Thân hình ốm yếu, báo trước hậu quả tương lai cái chết đang gần kề, đó là kết quả của những đêm

Nguyễn Thị Định 103 nhảy quá sức, mà vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Chân dung về cô đầu còn thảm hại hơn nữa: “Trên bộ mặt mỏng manh, phùng phụng như có nước sau lần da mỏng, một dãy tóc mọc giở lòa sòa xuống trán, răng đen rức, mắt thâm quầng ươn ướt. Chân tay cô gầy, xanh, nhưng sau lần áo bom bay nâu cũ, người ta thấy lộ ra cái thân hình phù sũng, nát nhẽo. Toàn thân cô ấy đầy một vẻ gượng gạo, mệt nhọc và … chết non”[53, 129]. Những nét hình hài đau đớn của một cô đầu làm cho bạn đọc thương cảm, xót xa cho thân phận người phụ nữ. Họ là nô lệ của những đêm vui. Cô đầu và gái nhảy đều có chung cái kết cục bi thảm. Nhưng trong bức chân dung về cô đầu, người ta thấy rõ sự khác nhau. Ở cô đầu, đó là cái gì con lao khổ, cực nhục hơn nhiều. Mỗi chân dung đều được vẽ nên tương ứng với tính chất công việc. Ở một người đàn bà thổ, ngoài hình đã tàn tạ quá mức. Khi nhìn vào họ, chỉ thấy vô hồn, vô cảm, chỉ là thân xác con người như một cái máy tồn tại theo thói quen, không hề có hơi ấm và sức sống: “Trong ánh đèn, tôi để ý nhìn người đàn bà nọ. Dưới mắt hơi hum húp, bên cạnh môi đã có vết răn reo, phấn sáp vẫn không giấu được màu xám như chì. Trên bộ mặt đờ đẫn vì thức, vì mệt, cái buồn lặng lẽ và nhạt nhẽo như một cố tật. Con người đó hẳn không còn cảm giác gì nữa! Trông từ cái khăn vắt vẻo để thò ra một tí tóc lơ thơ cho đến bộ quần áo mồi cũ có giặt có là, cho đến phấn sáp đắp điếm cho cái hình người đó, tôi thấy cái dâm dục của đàn ông bẩn thỉu, cẩu thả đến chừng nào!”[53, 177]. Gái thổ đã là hạng người thấp kém nhất trong giới gái giang hồ. Ba bức chân dung về gái nhảy, cô đầu, nhà thổ là ba nét vẽ về hiện thực sức khỏe, đời sống, kết quả cuộc đời người đàn bà khốn khổ. Đó là những tấm hình bi thương của con người được lưu giữ trên trang viết, minh chứng của thời kì xã hội buổi giao thời cũ – mới. Chân dung gái giang hồ dù tàn tạ đến mức nào cũng vẫn gợi ở người ta lòng thương. Còn những chủ mụ nhà chứa, thủ phạm gây nên bao cảnh tang thương dâu bể của các cô gái, chân dung của họ mới thật là gớm ghiếc, mất hết nhân tính. Trọng Lang rất chú trọng mô tả đường nét của khuôn mặt, đó là

Nguyễn Thị Định 104 nét ngoại hình biểu hiện rõ nhất tâm hồn, tính cách một con người. Một mụ

chủ nhà cô đầu ở K.T được tác giả dựng chân dung như sau: “một mụ mặt dài

quắt queo, đầu ngôi tam sơn, môi mỏng, dài như một nhát dao khía nhỡ tay trên một miếng thịt màu nghệ thối phủ một lần phấn sáp dầy như mặt “nhà chứa”. Họ cho mụ là “già” tuy rằng mụ chưa già”[53, 157]. Một lão chủ nhà thổ lậu lại thể hiện bản chất qua điệu bộ, cử chỉ: “một lão quả là “ma cô” từ đầu đến chân. Hay là một con quái đầu bù, đen đủi gớm ghiếc trong ánh sáng lờ mờ của một ngọn đèn dầu hoa kỳ, có cái cười đon đả, một vài tiếng chào, cái điệu bộ xoắn suýt thong thả trước người không quen, ngần ấy thứ không thể trộn lẫn được, của một chủ nhà thổ lậu”[53, 48].

Trong nét phác họa của tác giả, chân dung các nhân vật lột tả được những nét bản chất, sâu kín nhất. Ngoại hình của nhân vật mang đặc trưng nghề nghiệp. Những tên lang vườn chuyên đi lừa gạt thì bộ dạng cũng lếch thếch: “râu mép thì cong tướng lên như rừng trâu háy, lại mặc áo Tây cộc, chân lại vận giày Tàu, tay lại cắp cái ô mà đầu thì đội mũ. Y như một ông cai lục lộ hay là một du côn dở”[53, 288]. Tác giả vạch trần chân tướng của tên lang bịp bợm, du côn. Từ cách ăn mặc Tây - Tàu lố lăng, kệch cỡm đã bộc lộ rõ hắn là người như thế nào. Một cụ lang già chuyên đi “cóp” thuốc của thầy lang khác để chữa bệnh, ngoại hình tuy “hiền lành” hơn nhưng cũng rặt một phường lừa bịp. “Ông cụ lang gà. Ba chòm râu nuồn nuột, một cái quạt giấy, áo dài lụa, quần lụa, cặp mắt hiền lành, thông minh, lúc nào cũng lim dim ra điều ta đây, ta đang giỏi thuốc lắm đây. Trông thì oai lắm. Mà thật ra, cụ chỉ biết được dăm vị thuốc dễ dễ thường dùng”[53, 314]. Đối với hạng làm tiền chuyên nghiệp, lại có một kiểu chân dung đáng sợ hơn. Một anh “chánh làm tiền”, quen với thủ đoạn của một tay anh chị chuyên dùng mũi dao và quả

đấm để làm tiền được khắc họa như sau: “tôi ngắm và thấy bộ mặt đó ẻo và

dọn như một con dơi, lại lỗ chỗ, lại sần sùi gớm chết, nhưng mà lại còn là to, đối với một mẩu người khô đét, tủn hoẳn. Bộ môi mỏng xám xịt, luôn luôn cố

Nguyễn Thị Định 105

ý chễ xệ xuống một bên, như của một người muốn khác hẳn mọi người, hay là để khoe mấy cái răng - quái thay! lại thật to, đều và không bẩn lắm”[53, 470]. Mỗi nhân vật có đời sống riêng, khuôn mặt riêng, không thể lẫn với nhau được. Một anh “chánh làm tiền” làm cho người ta đề phòng, tránh xa, ghê sợ còn những đứa trẻ ăn cắp vì đói lại đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Hai thằng “yêu vỏ quạnh” được miêu tả đúng lúc chúng đang đói: “Người gầy quần áo rách. Người ta không hiểu hai bộ tã ấy còn duyên nợ gì với hai cái thân ốm yếu mà chưa rời. Như những quả táo non héo từ trên cành, mắt chúng quắt queo, vàng úa, có một bộ vẻ lạnh lùng, vô tri giác”[53, 553]. Lối tả tưởng như hài hước nhưng ẩn đằng sau là sự xót xa cho thân phận hai đứa trẻ mồ côi, đói khát.

Ống kính phóng sự nhanh nhạy của tác giả đã thu được nhiều hình ảnh sinh động về con người. Bằng nghệ thuật dựng chân dung, Trọng Lang miêu tả, phản ánh con người một cách tinh tế nhất. Khuôn mặt với những đường nét, cử chỉ và ngoại hình được tác giả quan sát, nắm bắt, chọn lọc các chi tiết đắc địa nhất để lột tả được tính cách nhân vật. Chỉ cần đọc những dòng ký họa về chân dung nhân vật người ta có thể nhận ra ngay đó là ai? Làm nghề gì? Sống như thế nào? Có thể nói, ngôn ngữ miêu tả trong phóng sự Trọng Lang đạt đến điêu luyện. Ông đặc biệt chú trọng đến kĩ thuật tả. Từng nét biến chuyển trên gương mặt là biểu hiện cho quá trình tâm lý bên trong nhân vật. Chân dung thực ra lại là bức tranh đa chiều về tâm hồn và dự báo trước hết kết cục số phận của con người. Thế giới nhân vật trong phóng sự của tác giả này khá đông đúc, với nhiều gương mặt. Từ thân phận thấp kém như hạng ăn cắp, làm tiền, gái giang hồ, vợ lẽ nàng hầu, phu xe… đến những ông tham tán, thư ký, quan phán… Sự đa dạng trong hệ thống nhân vật với nhiều kiểu chân dung tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc cho phóng sự Trọng Lang. Tuy nhiên, trong cái thế giới nhân vật ấy, người ta rất ít tìm được những chân dung đẹp, con người thường được nhìn ở phần khốn khổ, tha hóa, tàn tạ u tối. Đôi khi,

Nguyễn Thị Định 106 tác giả rơi vào lối tả tự nhiên chủ nghĩa với cái nhìn hơi miệt thị về con người nhất là đối với những cô gái nhà thổ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)