Thực trạng tha hóa của những kiếp “sống mòn”

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 53)

Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 bản thân nó đã chứa đựng những mầm mống, nguy cơ tạo nên thực trạng tha hóa của biết bao kiếp “sống mòn” trong xã hội, gồm đủ mọi tầng lớp có tiền hay không có tiền. Chưa bao giờ trong lịch sử, tình trạng tha hóa lại diễn ra trên diện rộng như vậy. Bức tranh xã hội u ám một màu đen tối, bi thương.

Bọn thực dân, phong kiến ngày càng thi hành chính sách bóc lột dã man, vô nhân đạo. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo tình trạng thất nghiệp tràn lan, kẻ tranh thủ dựa vào khủng hoảng để kiếm lời thì giàu lên nhanh chóng, người không theo kịp thì phá sản, tay trắng lại hoàn tay trắng. Chính sách nhổ lúa trồng đay, cướp ruộng đất làm đồn điền, khiến cho đời sống người nông dân vỗn đã khốn khổ lại càng rơi vào tình trạng bần cùng. Một hệ quả tất yếu xảy ra đó là sự phân hóa giàu nghèo… ngày càng rõ rệt. Sự đối lập tương phản hết sức gay gắt giữa cuộc sống của tầng lớp trên và tầng lớp những người dưới đáy, giữa một thành thị rực rỡ ánh đèn và một nông thôn đói nghèo, tăm tối. Chất lượng cuộc sống đang đi xuống. Những giá trị nhân văn tốt đẹp bị quên lãng. Thay vào đó tất cả vì cuộc sống, miếng cơm, manh áo, người ta có thể đánh đổi nhân phẩm, đạo đức, sức khỏe, thể xác…

Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ là buổi giao thời giữa cũ và mới, luồng tư tưởng văn hóa phương Tây du nhập vào từng ngõ ngách đời sống, làm biến đổi thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Tấn bi kịch “tân cựu xung đột” cũng là cội nguồn dẫn đến thực trạng tha hóa mọi mặt giá trị con người. Sự pha tạp lai căng giữa truyền thống và Âu hóa dẫn đến nguy cơ băng hoại truyền thống đạo đức từ ngàn xưa, đẩy thanh niên vào con đường trụy lạc. Cả một xã hội đầy rẫy các tệ nạn, bệnh tật lan tràn, không khí nặng nề bao trùm lên những kiếp sống lay lắt không biết đến ngày mai.

Nguyễn Thị Định 50 Sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị đẩy người dân vào tình trạng bị bần cùng hóa cùng với sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm nên cuộc đảo lộn về chuẩn mực các giá trị truyền thống. Trọng Lang là cây bút phóng sự lăn lộn với hiện thực tàn khốc. Ông không chỉ mô tả, biểu hiện nỗi khốn cùng của người dân mà còn khắc họa cả một quá trình tha hóa của họ. Ngòi bút tác giả thấm đẫm lòng thương xót khi viết về những kiếp người sống mòn mỏi, một cuộc sống dường như không phải dành cho con người.

Quá trình tha hóa của con người thể hiện trước hết là ở “nhân hình”. Điều dễ nhận thấy nhất là hình dáng sa sút, tiều tụy của những người dân đáng thương, tội nghiệp. Trọng Lang là tác giả phóng sự rất chú trọng về việc mô tả. Khi tiếp cận đối tượng, khi viết về một nhân vật trong phóng sự ông luôn chú trọng đến vẻ mặt, cử chỉ, cách ăn mặc của nhân vật đó. Mỗi một chi tiết tưởng như nhỏ nhặt nhưng đều mang ý nghĩa phản ánh hiện thực cuộc sống sâu sắc. Đây là những nét vẽ đáng thương về một ông cụ nhà quê không có nổi manh quần, tấm áo để mặc : “cái đầu với đôi gối là của ông cụ chủ nhà đó, ăn vận theo lối ăn mày nhà quê, nghĩa là lưng phủ khố tải, dưới đeo khố bao. Ông cụ đứng dậy. Tôi tưởng đống xương thịt sắp đổ rời ra. Một cái giọng phào, từ cái mồm hoàn toàn móm”[53, 24]. Sự khốn cùng suốt cả một đời người kéo dài lê thê đã khắc lên những nét thương tâm của của ông cụ mà lẽ ra đến cái tuổi ấy người ta cần được chăm sóc, phụng dưỡng. Nhìn thấy cụ là nhìn thấy thực trạng của thực tế đời sống con người quá tàn tạ, bi thảm. Nói gợi lên hình bóng của cả một thế hệ suy tàn và còn biết bao nhiêu cụ già phải chịu cảnh đói khát, cô đơn không nơi nương tựa, nhà tranh vách nát, một cuộc sống tàn của những kiếp đời tàn. Chất lượng cuộc sống dường như hạ xuống tận cùng, xã hội đang lan tràn cái đói nghèo thì việc lãng quên cuộc sống của những người già cả có lẽ đã trở thành quen thuộc. Trọng Lang nâng niu, trân trọng, cảm thương cho từng kiếp người phai tàn như thế, “phải là vật vô tri, vô giác, mới có thể không động lòng trước cảnh tàn phế vô thừa nhận đó, của

Nguyễn Thị Định 51

một kiếp người”[53, 26]. Cô H, con gái của cụ đã vô tâm bỏ cả chồng, bỏ cả ông bố già ở nhà để bước chân lên thành phố làm một người “gái Hà Nội”, sống giữa đám cô đầu, gái nhảy, nhà thổ. Những cô gái quê ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề bán thân nuôi miệng, gây ra thảm họa mại dâm lan tràn ở thành thị, báo trước sự băng hoại đạo đức, làm sụp đổ nền tảng luân lý tồn tại hàng nghìn năm. Sự tha hóa của con người bắt đầu từ những mối rạn nứt, các quan hệ trong phạm vi từng gia đình – tế bào của xã hội, con đối với cha thiếu trách nhiệm, vợ đối với chồng phụ bạc. Mọi thứ trật tự bị đảo lộn chung quy cũng vì tiền.

Trọng Lang khắc họa tình trạng tha hóa của con người về nhân dạng khá thành công. Chỉ bằng vài nét mô tả mà thấy được bản chất, thực trạng đời sống của con người bị mòn mỏi, tha hóa. Bạn đọc chắc hẳn sẽ không quên được hình ảnh cái Tý con bác Th. Kéo xe hàng với “cái khăn mỏ quạ, hùm hụp, để giấu không nổi đôi mắt ướt nhoèn, lại tô thêm cho mặt Tý một vẻ cằn cỗi, già sớm quá”[53, 28]. Tác giả phải thốt lên trước cái già đến với một em bé gái mới có mười tuổi. Dù bôn ba vất vả nhưng gia đình bác phu xe vẫn nheo nhếch, khốn khổ. Cái Tý là chị cả nên gánh nặng đè lên đôi vai bé nhỏ của nó. Dường như, nó phải đảm nhiệm cả vai trò của người mẹ, thay mẹ chăm sóc, tìm cái ăn, bú mớm cho mấy đứa em mình không bị chết đói. Những lo toan, sầu muộn đến với cái Tý quá sớm. Nhìn vào đôi mắt của nó, nhìn vào cách quàng khăn của nó, người ta dễ lầm tưởng và không ai có thể biết đó là một cô bé ngây thơ chỉ mới mười tuổi. Hình ảnh cái Tý luôn ám ảnh chúng ta suy nghĩ về những số phận, những cảnh đời éo le bất hạnh.

Đối với những người có chút danh tiếng và bổng lộc, sự tha hóa về “nhân hình” cũng rất đáng sợ. Chúng ta hãy cùng tác giả đến thăm thư ký tòa sứ ở một tỉnh nhỏ. Bộ dạng ông ta cũng tiều tụy, rúm ró đến lạ, không hề có chút dáng dấp của một ông Phán. Đơn giản vì ông là một bóng ma của thuốc phiện. Ngọn đèn lưu ly là thứ sưởi ấm cho tâm hồn ông ta chứ không phải là

Nguyễn Thị Định 52 một điều gì khác. Một viên chức nhà nước, cuối cùng cũng bị thuốc phiện thu phục. Cuộc sống ảm đạm, thê lương khiến ông Phán trở nên yếu đuối, luộm thuộm. Đây là chứng tích cho hệ thống các quan tỉnh lẻ, chỉ biết ăn chơi, hút sách, sa đọa. Lẽ ra, họ phải đem hạnh phúc đến cho nhân dân nhưng ngay cả chính bản thân mình họ cũng không biết hạnh phúc là gì, có chăng chỉ là sự sống thoi thóp, bị ru ngủ trong khói thuốc phiện.

Sự tha hóa không chỉ thể hiện về mặt “nhân hình” mà còn diễn ra trên bình diện “nhân tính”. Những hủ tục cũ kỹ cùng với sự xâm nhập của văn hóa

phương Tây làm nên sự sa đọa “nhân tính” của con người một cách nghiêm

trọng giữa buổi giao thời.

Đại diện đầu tiên cho sự tha hóa là tầng lớp những người có máu mặt, có một chút chức quyền trong làng xã. Họ tiêu biểu cho hệ thống quan lại phong kiến đang thối nát, mục ruỗng, suy tàn, bộc lộ tất cả những khuyết tật, xấu xa, hủ bại nhất. Hình ảnh ông đồ vốn là biểu tượng đẹp cho một nét văn hóa truyền thống. Nhưng ngay cả họ cũng không tránh khỏi quá trình tha hóa đang diễn ra dồn dập trong xã hội. Không còn ông đồ thuở trước với nét tài

hoa “hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay”(Vũ Đình Liên) mà

nay là ông đồ “rượu”. Ông không sành về chữ mà ông sành về rượu. Hãy nghe ông ta ca ngợi: “rượu một thứ quốc túy, mỹ hiệu là “tửu”. Còn đây là đồ nhắm. Tửu là “thuốc” tiên dược, uống vào thì quên mất chết!”[53, 30]. Rượu đã làm ông đồ từ một người tao nhã thành một “ma men”. Đó là thứ để ông quên đi bi kịch của một thời tàn. Kết quả, ông đã thành gánh nặng của vợ con, là người thừa của xã hội. Ông “uống vào thì nói nhảm nói nhí” nhưng tỉnh rượu, sống đích thực với mình thì lại rơi vào ân hận “đấm ngực kêu tiếc rằng đã uống bao nhiêu là mồ hôi của vợ”. Chỉ vì “sinh bất phùng thời” mà ông thành ra ông đồ rượu. Trong làng quê nhỏ bé, nếu ông đồ nọ là một tín đồ của rượu thì ông phó lý kia lại là môn đồ của thuốc phiện. Mặc dù, gọi là ông phó lý, nhưng xét về tuổi tác thì hãy còn trẻ, xuất thân là người có học, nhưng

Nguyễn Thị Định 53 nghiện thuốc phiện, chúng ta lại bắt gặp một bi kịch về sự tha hóa tàn tạ của con người. Ông phó lý “đã từng cho cái thân thể” của ông “lăn từ trường trung học A.S… từ bàn giấy một công sở qua bao nhiêu chỗ “gấm vóc”, rồi lại qua bao nhiêu chỗ “bùn lầy”, có khi qua cả tiệm thuốc nấu nữa, lăn về đến nhà quê”. Ông nói đến cái lý do bất đắc dĩ khi phải lui về làm phó lý “ không còn việc gì để mà làm nữa. Chỉ khác một chút là không phải vì sinh kế, nhưng vì buồn quá!”[53, 33]. Kết quả từ một thanh niên trai trẻ, lăn qua tiệm thuốc nấu, ông đã nghiện nặng, sự tàn tạ đến với ông quá sớm. Bước vào chốn quan trường tưởng khó mà cũng thật dễ. Ông phó trịnh trọng “anh nhà quê nào cũng biết tiếng Pháp như tôi, thì tôi dám chắc nghề làm quan sẽ ế tợn!”. Đi sâu vào bộ máy cai trị ở làng quê, sự tha hóa của bọn có máu mặt càng thể hiện rõ. Chúng dở mọi thủ đoạn đê hèn nhất để sát phạt nhau. Ngay đến một anh Trương A cũng làm náo loạn cả làng. Hắn chuyên gia nhòm ngó những nhà có của ăn của để trong làng để xúi giục bọn “cụ trú”, “quan trú”(lính và cai cơ) đi lục soát vu oan giá họa, kiếm cớ để có được “xôi thịt”. Trọng Lang đã miêu tả tường tận một cuộc vu oan rượu lậu của Trương A đối với Nhiêu Ch chỉ vì lí do “lúc nào cũng kêu túng như chết”[53, 61]. Công cuộc bỏ rượu lậu vào nhà Nhiêu Ch là vở bi hài kịch cho sự tha hóa của bọn chức dịch trong làng. Cả một đám người chuyên đi tuần bộ sát điếm, canh gác cho dân mà bỗng nhiên trở thành “cướp ngày” trắng trợn. Trương A lén bỏ rượu lậu vào nhà Nhiêu Ch rồi tri hô quân lính đến bắt quả tang. Các quan trong làng bàn

cách cho Nhiêu Ch đỡ tội “dù không phải là giờ “ăn”, nhưng cứ “biện” chè

cho ăn là xong cả”. Nhưng Nhiêu Ch lại cứ một mực tin ở công lý nên đành phải vào tù. Kết quả của vụ bắt bớ vu oan là bác Nhiêu Ch đã thay đổi hoàn toàn thành một kẻ bất cần đời. Hoàn cảnh xô đẩy, ép buộc con người phải biết trả thù, phải thành du côn. Nạn “xôi thịt” hoành hành ở làng quê, dẫn đến tình trạng người ta chỉ vì miếng ăn mà đánh mất lương tâm, “nhân tính”. Chỉ cần có miếng ăn, bọn quan làng bày đủ mọi cách, chỗ nào có ăn là có mặt họ xuất

Nguyễn Thị Định 54 hiện “ăn, nhất là ăn thịt là một giấc mơ tiên hiện thành sự thực. Cứ thịt là được rùi: thịt chuột, thịt mèo, thịt rắn, thịt cóc…”. Xung quanh con bò chết gần giếng nước làng của bác Nhiêu Tr mà có cả một đám người ngấp ngó, xem xét tìm lấy miếng ăn, nhộn nhịp, tấp nập đến lạ thường. “Mõ cao, trống nổi, các cụ liền họp ở đình để bắt vạ chủ bò”[53,292]. Miếng ăn làm cho cả làng tấp nập, hoan hỷ hơn ngày thường. Giá trị con người bị hạ thấp xuống tột cùng.

Như trên đã nói, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây làm phát sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Đáng chú ý là nạn mại dâm. Đây là một trong con đường tha hóa ngắn nhất về đạo đức, sức khỏe không chỉ của một đám gái mại dâm mà lan tràn khắp xã hội nhất là thành thị. Cuộc sống tự do, buông thả, trụy lạc của thanh niên lúc bấy giờ thật đáng báo động. Các cô gái từ bỏ giá trị của mình để làm người của thiên hạ. Nhục nhã thay khi “còn có nhiều cô đầu không lấy “nghề làm nhân tình” là khổ. Ở ngay cạnh là “bụt” đó, lại có một lũ yêu tinh, phóng đãng và lõa lồ. Họ không ngần ngại giữa tiệc rượu, khỏa thân dưới ánh đèn, đổi màu “đỏ” thành màu “xanh”. Họ không ngần ngại đổi bữa tiệc thành một đêm loạn dâm đặc cổ La mã”[53, 159]. Tuy nhiên, cũng không ít những cô gái nhà lành không may sa chân vào nghề mại dâm và cuộc đời của các cô cứ trượt dài xuống vực thẳm không lối thoát. Với lối sống tự do, buông thả, những gái bán dâm trong nhà thổ còn hồn nhiên kể lại chuyện bụng mang dạ chửa, họ vô trách nhiệm với mình và quên luôn trách nhiệm với đứa con do họ dứt ruột đẻ ra. Một cô nhà thổ phân bua: “hàng trăm hàng ngàn người ấy! Biết chửa với anh nào! Mà em cũng lạ thật. Cứ tự nhiên là chửa thôi!”. Và người đó cũng từ bỏ ngay trách nhiệm làm mẹ và đứa con thì “cho ngay vào từ lúc đẻ ở nhà thương làm phúc”[53, 191].Giá trị đạo đức bị băng hoại nghiêm trọng. Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất nay bị lãng quên. Những đứa con thiếu tình yêu thương chăm sóc của người mẹ chúng sống mà tội nghiệp, đáng thương, thậm chí bị “vật hóa”. Đứa con

Nguyễn Thị Định 55 của ả đầu bị bỏ rơi. Đứa bé ấy “sống lăn lóc, thiếu cơm, thiếu áo. Chị mõ ngày ngày cái trái cửa, bỏ mặc nó với con chó, hay là gửi nó cho hàng xóm. Rồi cu cậu quen đi: gặp đất, ăn đất, gặp gạch nhai gạch, bắt dán ăn, bắt chấu ăn, cắn nhau cả với chó”. Những đứa trẻ lạc loài giữa thế giới, kết quả của những lần mua vui trên xác thịt. Vũ Trọng Phụng trong cuốn Lục xì cũng phân tích rõ tình trạng về những đứa con vô thừa nhận. Ông cho rằng: “có con là sự quý báu đối với ai, chứ đối với hạng vợ chồng này, có con là một cái

họa”. Kèm theo nghề mại dâm là thứ nghề làm chồng cho những cô gái nhà

thổ, “cái nghề “đi làm chồng” thuê cho mấy con đĩ lậu là một sự lạ…”.

Nguyên do của việc làm chồng là thế này “hễ có một con “hổ”(gái săm) nào

bị “bớm” (bắt: tiếng lóng của ăn cắp, sắp bị bỏ vào nhà Lục xì), nó sẽ khóc mà đòi về với chồng nó: người ta hỏi chồng nó đâu? Thế là “tôi” đàn em ra”[53,189]. Người đàn ông trở nên mất nhân tính khi làm cả cái nghề này. Họ có được điều gì? Ngoài việc có “cơm ăn, thuốc phiện, tiền đi nhà thổ”. Nhưng kết cục của họ thật thảm hại “thân tàn ma dại”, “hom hem, nhem nhuốc”. Người đàn ông đã không thể sống bằng sức lao động của mình mà tha hóa đến mức phải “bám váy” mấy cô gái nhà thổ. Sự tha hóa lan đến tận cửa chùa, nơi tôn nghiêm nhất. Sư cụ không gõ mõ tụng kinh mà làm công việc

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)