Thành tựu của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 –

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 25 - 26)

Trải qua những thăng trầm của thời gian, phóng sự Việt Nam ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Xét qua các giai đoạn biến thiên của phóng sự, chúng ta có thể thấy, ở giai đoạn 1930 – 1945 phóng sự Việt Nam đã có một bước phát triển đột biến rực rỡ. Tam Lang, Vũ Trọng Phụng là hai cây bút đặt nền móng cho phóng sự thời kỳ này. Tiếp đến là hàng loạt tác phẩm phóng sự có giá trị của các tác giả khác. Bạn đọc yêu mến thể phóng sự, chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với Tôi kéo xe của Tam Lang; Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục Xì, Một huyện ăn tết của Vũ Trọng Phụng; Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất Tố; Ngoại ô, Ngõ hẻm, Thanh niên trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp; Trước vành móng ngựa của Hoàng Đạo;

Hà Nội lầm than, Làm tiền, Làm dân... của Trọng Lang; Tôi làm xiếc của Tạ

Hữu Thiện; Phù du và nhan sắc của Lãng Tử; Hầu thánh của Lộng Chương...

Với hơn 4000 trang in (3 tập), bộ Phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, chủ biên Phan Trọng Thưởng đã cung cấp cho chúng ta tài liệu xác thực về thành tựu, diện mạo của văn học Việt Nam thời kỳ này. Theo sự thống kê của các tác giả

Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn qua 3 tập sách Phóng sự

Việt Nam 1932 – 1945, xuất bản năm 2000 thì chỉ riêng thời kỳ này có sự góp mặt của 63 tác giả với hơn 120 tác phẩm phóng sự tiêu biểu. Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 có lực lượng sáng tác hùng hậu. Bên cạnh đội ngũ các nhà viết phóng sự chuyên nghiệp là đông đảo các nhà văn đã giành tâm huyết cho thể loại này. Ra đời trong điều kiện xã hội và văn học khá đặc biệt, do đó những thành tựu của phóng sự cũng nằm trong quy luật phát triển chung của văn học. Hầu hết các tác giả viết phóng sự đồng thời là những nhà văn nổi tiếng thuộc trào lưu hiện thực phê phán như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,

Nguyễn Thị Định 22 Nguyễn Đình Lạp, Tam Lang... Đây cũng là tiền đề tạo nên sự độc đáo của phóng sự thời kỳ này, vừa mang nét đặc trưng của một thể loại báo chí, vừa kết hợp sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn học. Vì vậy, phóng sự có tác dụng phản ánh sâu sắc hiện thực cuộc sống một cách nhanh nhạy, hấp dẫn người đọc cả về nội dung và hình thức. Tất cả đã làm nên một “ hiện tượng đột ngột phát sinh và chói sáng của phóng sự - một thể loại mới của văn học những năm ba mươi của thế kỷ XX”[27, 4].

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 25 - 26)