2.1.1. Thực trạng đời sống của kiếp “làm dân”
Đứng trước bối cảnh xã hội rối ren, loạn lạc, các nhà văn, nhà báo thực sự phải là người có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với ngòi bút, với cuộc đời. Mỗi trang phóng sự cần đem đến cho người đọc những vấn đề thời sự nóng hổi và nêu được phương hướng giải quyết vấn đề đó. Hiện thực cuộc sống ngồn ngộn là nguồn tư liệu dồi dào cho sự ra đời của những thiên phóng sự có giá trị và còn mãi với thời gian.
Hầu hết các cây bút phóng sự giai đoạn 1930 -1945, đều tập trung khai thác về mảng hiện thực số phận của kiếp người “làm dân” trong xã hội Việt Nam “một cổ hai tròng”. Người dân dù là ở thành thị hay nông thôn đều vất vả, cơ cực, khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, đứng trước tình trạng bị bần cùng hóa. Đặc biệt là cuộc sống khổ cực của người dân thôn quê. Làng quê Việt Nam thơ mộng, trù phú, bát ngát cánh cò trong ca dao xưa, nay trở nên xơ xác,
Nguyễn Thị Định 38 tiêu điều dưới gót giày xâm lược. Thôn quê Việt Nam là đối tượng chính của chính sách vơ vét, bóc lột, cai trị, chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Người dân cùng lúc phải chịu hai tầng áp bức: phong kiến và thực dân. Chúng liên kết với nhau đẩy người dân vào chỗ khốn cùng, quẫn bách nhất. Trong lũy tre làng, người dân bao đời nay gắn liền với đồng ruộng, cấy cày. Cuộc sống thu hẹp lại giữa bao nhiêu mối liên hệ cố kết, bao nhiêu lề thói hủ tục cũ ràng buộc. Nay lại thêm sự thống trị của giặc Pháp với hàng loạt chính sách như cướp ruộng đất làm đồn điền, nhổ lúa trồng đay... Điều đó đã dẫn đến thảm cảnh bi thương nhất trong lịch sử, đó là nạn đói năm 1945, với bao số phận con người vô tội, đói khát, phơi thây khắp nơi.
Chúng ta được biết đến các tác phẩm đặc sắc viết về người nông dân như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cao. Tác giả Trọng Lang với hai phóng sự Làm dân và Xôi thịt cũng góp phần không nhỏ vào vào việc khắc họa bức tranh hiện thực về cuộc sống của người
dân. Ông có quan niệm đầy trách nhiệm với ngòi bút của mình: “Lòng thương
chỉ muốn nhường chỗ cho Lẽ sống của ngòi bút. Lẽ sống của ngòi bút, tức là của mực và máu, thì cũng như Lẽ sống của xương và máu, nhất là trong một giai đoạn mà con người đã có thể cụ thể hóa Lòng thương, hy sinh sở trường và một Lý tưởng óc cho là cao, tâm cho là đẹp được. Lẽ sống của xương máu là dẹp tan “bất lương, bất mãn”, để lập căn bản cho một đời sống hợp lý. Lẽ sống của mực máu là nêu “bất lương, bất mãn”, ghi những tội ác đã gây nên đau khổ, để hướng dẫn và bảo chứng việc làm của xương máu”[53, 341]. Đây là quan niệm hết sức tâm huyết với trang viết và cuộc đời của Trọng Lang. Nó
rất gần với quan niệm của chàng vẵn sĩ Hộ trong Đời thừa của nhà văn Nam
Cao, khi anh ta mơ ước về một tác phẩm đoạt giải Nobel, đó phải là tác phẩm “ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình”, nó phải làm cho “người gần người hơn”. Ngòi bút Trọng Lang đã luồn lách vào từng ngõ nghách của cuộc sống người dân để mô tả và biểu hiện. Đọc Làm dân, chúng ta thực sự xúc
Nguyễn Thị Định 39 động, thương cho những kiếp người bé nhỏ, lầm lũi trong bóng tối, không biết bao giờ mới tìm ra được lẽ sống, thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn tới ánh sáng của tự do và hạnh phúc.
Trọng Lang thông qua phóng sự của mình, làm bật lên vấn đề nhức nhối nhất của người dân lúc bấy giờ là cái đói và miếng ăn. Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nam Cao là những cây bút tên tuổi của văn học hiện thực đương thời đều đã viết rất thành công về cái đói và miếng ăn. Nhưng Trọng Lang với cái nhìn của một nhà chuyên viết phóng sự đã mô tả cái đói ở một tầm khái quát từ những hiện tượng nhỏ nhặt nắm bắt trong đời sống. Ông đặc biệt chú trọng đến từng chi tiết dù là vụn vặt nhất nhưng được sâu chuỗi thành sợi dây hiện thực có ý nghĩa bao quát nhất. Trở về với lũy tre làng, điều mà tác giả nhận ra đầu tiên là cuộc sống khốn khổ, là bệnh đói: “giữa đám khách đi tàu, tôi thấy rất nhiều áo nâu vá đụp, rất nhiều bộ mặt vàng bủng như thị, những người mà sự cực khổ đã quăng đi ném lại từ bụi tre lên rừng rú, từ rừng rú về bụi tre [...]. Chúng tôi bỗng nhìn nhau, khi tàu rền rĩ rúc lên một hiệu còi để rẽ nước, đem một lũ người cùng khổ từ chỗ đói này đến chỗ đói khác”[53, 23]. Cái đói tồn tại mang đến một thứ nghịch lý. Trọng Lang đã tận mắt chứng kiến từng bữa ăn của từng hạng người để viết nên những dòng phóng sự đầy nước mắt, bi thảm. Một giọng văn xót xa, đầy xúc cảm khi viết về nỗi khổ của người dân. Bữa cơm đạm bạc của gia đình ông đồ nhà quê cũng chỉ có đến thế
này: “cơm hẩm, rau muống luộc, nước rau xanh như nước Hồ Gươm và nước
mắm đen như mật”[53, 76]. Trọng Lang cứ nhẹ nhàng và tinh tế khi mô tả như thế về cái đói, mà xót xa mà thấm thía đến tận cõi lòng người đọc. Vẫn là cuộc sống của một ông đồ, tác giả còn tìm hiểu lý do vì sao mà cuộc sống lại sa sút như vậy. Một ông đồ phải làm kiêm cả thầy Lang nhưng cuộc sống gia đình vẫn lay lắt vì đói, những đứa con của ông “cơm một bữa, áo có thì thôi quần, có quần thì thôi áo”[53, 286]. Tủi nhục hơn nữa là miếng ăn của gia đình anh phu xe, “chỉ ăn khoai lang luộc trừ bữa thôi. Mà có ăn được mấy
Nguyễn Thị Định 40
đâu. Thỉnh thoảng cũng có thay đổi bữa cho khác vị một chút, không luộc nữa đem nướng, đem lùi”[53, 296]. Những đứa trẻ con nhà phu xe, chúng tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể ăn được từ củ khoai cho đến thịt chuột luộc... Thảm cảnh nhất, đau xót nhất là miếng ăn của những kẻ ăn mày làm cho người ta dù thương cảm thế nào cũng không tránh khỏi một thoáng rùng mình. Nhưng ngòi bút Trọng Lang không hề trốn tránh sự thật, hiện thực trên từng chi tiết cứ lần lượt phơi bày trên trang viết và đằng sau đó chúng ta bắt gặp một trái tim phập phồng tình thương đồng loại. Nhà văn đã “lách mình vào tổ ăn mày chuyên nghiệp” để tận mắt chứng kiến cái chết của họ, miếng ăn của họ. Gia tài của mụ ăn mày trước khi chết là một cái bị, tác giả không ngần ngại vạch ra xem, chỉ có “hai quả chuối tiêu đã thối, một nắm cơm thiu mà lúc còn sống mụ không ăn được, nhưng chưa vỡ nứt đi”[53, 236]. Trọng Lang đặc tả miếng ăn của người ăn mày gắn liền với sự sống và cái chết. Họ ăn trong nỗi sợ hãi vì hai ngày chỉ có một nắm cơm giữa một thành phố hay làm việc thiện rầm rĩ nhất trong sứ. Một người ăn mày đã ăn rất ngon lành nắm cơm xin được từ
hôm qua của một nhà đám: “nó ăn như một cô bé ăn ô mai vụng. Bọc cơm to
bằng nắm tay, nó bẻ ra lấy từng hột một, đưa lên mồm”[53, 236]. Đối với họ cái cần thiết nhất là phải có ăn để tồn tại. Đọc phóng sự Trọng Lang mới thấy cái ăn đúng là nỗi ám ảnh khủng khiếp. Nó đã biến người ăn mày thành bóng ma trên bãi rác tìm ăn. Tác giả đã “theo xem một mụ nghèo khó, ẵm con, ăn...ốc, cạnh một đống vỏ ốc luộc. Mụ chọn những con ốc to nhất, đã thủng vỏ một nửa, nhưng còn lòng thòng một chất đen, hay chất cứt ốc. Rồi mụ đưa lên mồm móp má húp thật mạnh như người ta húp trứng gà húp giở”[53,
327]. Trọng Lang dành riêng một phóng sự lấy tiêu đề là Những bữa cơm tự
nhiên để viết về miếng ăn của những kẻ khốn cùng lang thang với “Tiệc ốc”,
với “Rau bung”, với “Một bữa cơm thật hiệu”, nghe qua tưởng như rất sang trọng nhưng đó lại là sự mỉa mai cho một xã hội bất công “kẻ ăn không hết, người lần không ra”. Định nghĩa cho một bữa “cơm” của ông lão tứ cố vô
Nguyễn Thị Định 41 thân nghĩa là thế này “mấy cái rau muống già cỗi, vặt nhỏ và vài quả chuối tiêu xanh héo, bấu nhỏ thành từng miếng to bằng cái kẹo bột một. Hai thứ nhặt được ở một đống rác”[53, 328]. Chúng ta thấy tội nghiệp và đáng thương cho những kiếp người bần cùng đau khổ vì miếng cơm manh áo.
Viết về cái đói với giọng văn cảm xúc, Trọng Lang thể hiện niềm xót thương đối với cuộc sống khổ cực của người dân. Ngô Tất Tố là một tác giả viết rất hay, rất đặc sắc về cái đói của người nông dân. Nhưng mỗi tác giả lại đi trên con đường khác nhau để phản ánh sự thật về cái đói. Nếu Trọng Lang dạt dào cảm xúc trên ngòi bút thì Ngô Tất Tố với sự thâm trầm của một nhà nho lại thiên về đối thoại, không bình phẩm, không bộc lộ cảm xúc. Trong phóng sự Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập, Ngô Tất Tố đã khắc họa cuộc sống của kiếp người chỉ để tồn tại vì đói kém. Với hoàn cảnh đặc biệt là mùa thiên tai khi nước lũ tràn về, đã bộc lộ hết cái đói nghiêng người của người dân. Giữa cái ba chìm bảy nổi của nước lũ, thân phận con người cũng trở nên chòng chành, chao đảo như chiếc thuyền không bến neo đậu. Gia đình bác ba Tuy để có thể tồn tại được đã phải chế ra đủ thứ món ăn mà nghe tên người ta phải giật mình, nào là bánh đa làm bằng đất sét, bèo tây muối, cơm làm bằng đất nung, cau luộc, canh sơ mít... Tất cả những gì là vứt bỏ đều có thể trở thành những món ăn chống đói. Cái đói kéo dài triền miên suốt năm này qua năm khác, cả một đời người không lúc nào hết lo về cái ăn.
Ngô Tất Tố là người đi tiên phong trong việc khắc họa cuộc sống ở thôn quê nghèo nàn, khốn khổ. Trọng Lang tuy đã phản ánh chân thực, sinh động cái đói nghèo của người dân, nhưng ông mới chỉ dừng lại ở việc nhận ra cái đói là do sự ngu muội của người dân chứ chưa thấy được nguyên nhân quan trọng từ chính sách của bọn thực dân phong kiến.
Trên trang viết của Trọng Lang, số phận người dân hiện lên từ những chi tiết bình thường, giản dị nhất. Sự bần cùng hóa không chỉ thể hiện qua cái đói, miếng ăn mà còn thấp thoáng hình bóng những ngôi nhà tạm bợ được lấy
Nguyễn Thị Định 42 làm nơi tránh nắng che mưa. Bức tranh làng quê được tô vẽ bằng những nét buồn xơ xác: “mấy túp lều tranh, “mọc” quanh làng, ẩm thấp, hôi hám như nấm độc, những chỗ đi về đã gần một thế kỷ rồi, của cái nghèo xơ xác, nhưng kín đáo”[53, 28]. Đây là ngôi nhà của một bác kẻ chữ thuê trong một con phố của Hà Nội: “một nhà ngói lụp xụp, quét vôi trắng lem nhem suốt từ thềm lên tận gần mái nhà. Mấy cánh cửa đóng còn hở khe, hình như cho có gió thoảng”[53, 75]. Còn đây là ngôi nhà của một ông đồ lang: “Trong gian nhà lá vắng vẻ, ngoài bàn thờ là đồ vật đứng, còn thì rặt những giường tre và phản mọt, nằm dài gần khắp chỗ và tiết ra một mùi mốc lạt lẽo”[53,285]. Dù sao một ông lang nghiện hút, một bác kẻ chữ thuê, họ vẫn còn mái nhà để ở. Trong xã hội đó còn biết bao mảnh đời cơ cực không có gì để ăn, không chốn nương thân. Tội nghiệp nhất là những đứa trẻ không nhà cửa phải lang thang đầu đường xó chợ, ở trong sương gió, những kẻ ăn mày, những gái điếm chui rúc trong những khu nhà ổ chuột, những con phố “ốm” nheo nhếch bẩn thỉu, oằn mình vì đủ các hạng người cư trú, nhung nhúc những kẻ ăn cắp, ăn mày, nhà thổ, chuột cống, du côn, máy nước...
Nạn thất nghiệp tràn lan tạo nên không khí u ám, trì trệ cho bối cảnh xã hội: “tôi ví Hà Nội với một cái sơ mít, người đi xin việc với một đàn ruồi nhặng”[53,74]. Đó là tâm sự về vấn đề việc làm của một ông phó lý C. Cuộc sống ở nông thôn thời kỳ này đâu chỉ còn là cày thuê, cuốc mướn như xưa nữa. Nó đã sinh sôi thêm nhiều nghề phụ khác mà trong đó có nghề phu xe với bao nỗi vất vả, nhọc nhằn, lo toan. Đó là một trong những nghề cực khổ nhất nhưng thủ nhập chẳng đáng là bao, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Cuộc sống nghèo khổ đẩy người nông dân lương thiện, chất phác phải làm kiếp “người ngựa, ngựa người”. Hậu quả của nghề phu xe là bệnh tật triền miên, sức khỏe suy kiệt. Sự ra đời của nghề phu xe là hiện tượng xã hội cho thấy thực trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Kẻ có tiền có địa vị ăn trên ngồi chốc, những người lương thiện bị dồn vào bước đường cùng phải
Nguyễn Thị Định 43 bán dần sức lao động, bán dần sự sống, mồ hôi xương máu đê nuôi vợ con sống qua ngày. Tác giả đặt ra tình trạng vô cùng nhức nhối về giá trị của con người bị xuống cấp, bị trà đạp. Những người phu xe và gia đình họ cứ luẩn quẩn mãi với đói rét bệnh tật, có lẽ đời họ chỉ biết trải dài bước chân nặng nề của phu xe trên những con đường mà không biết tương lai sẽ ra sao ngoài cái đói và sự sống gần kề cái chết. Sự bất công, vô nhân đạo của chế độ thống trị là hố sâu vực thẳm tăm tối đẩy những kiếp người sống không được như một con người theo đúng nghĩa của danh từ đó.
Hậu quả của cuộc sống khắc nghiệt đói ăn, không chốn nương thân, nghề nghiệp lao lực là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật tràn lan khắp nơi. Chúng ta bắt gặp biết bao mảnh đời xấu số ra đi vì căn bệnh của nhà nghèo không tiền mua thuốc. Trọng Lang đã để cảm xúc của mình trào dâng trên ngọn bút khi phải tận mắt chứng kiến và ghi lại những cái chết đáng thương. Sự bất công của xã hội dồn lên con người non nớt, yếu đuối nhất là phụ nữ và trẻ em. Lẽ ra, họ phải được hạnh phúc và che chở nhưng hoàn cảnh xã hội xô đẩy họ đến với cái chết dần dần mà không hề hay biết. Tác giả dành những dòng cảm xúc thương cảm khi viết về những em bé tội nghiệp, những đứa trẻ lang thang không nơi nương tựa, không nhà cửa, họ hàng thân thích. Điều đó làm cho người đọc cảm thương đến rơi nước mắt khi thấy giữa trời đông giá rét có “hai đứa nhỏ đang ôm nhau ngồi sưởi, trong một cái hốc tự nhiên ở giữa gốc cây. Chúng vẫn run như thường. Vì để chống với rét, chúng chỉ còn cách mong manh là lấy một mảnh báo cũ thay chăn, đắp gần kín đầu. Lấy lạt buộc ống quần lại cho gió khỏi lùa vào bụng và lấy hơi người của nhau để ủ cho nhau”[53, 332]. Thật tội nghiệp cho hai đứa trẻ bơ vơ, không biết cuộc đời chúng sẽ đi về đâu khi hàng ngày phải chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và xã hội. Những đứa trẻ - tương lai của đất nước mà cuộc đời chúng lại bị vùi dập héo mòn ngay từ khi còn thơ bé. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho một xã hội đang đi xuống về chất lượng cuộc sống, là tiếng kêu cứu
Nguyễn Thị Định 44 con người cần phải biết chia sẻ và yêu thương đồng loại nhiều hơn, nhất là