Phóng sự phơi bày các tệ nạn xã hội 1 Nạn mại dâm

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 61 - 69)

2.2.1. Nạn mại dâm

Mại dâm là một đề tài không mới. Các nhà viết phóng sự từ trước đến nay, hầu hết đã từng đề cập tới đề tài này. Các tác giả Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp… đều có phóng sự viết về đề tài mại dâm. Có khá nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc nhiều tờ báo khai thác về đề tài mại dâm như một kiểu câu khách, ngay cả trong báo chí hiện đại. Tuy nhiên, có không ít những phóng sự viết rất thành công về mảng hiện thực này. Chúng ta

có thể kể đến sáng tác của Tam Lang(Đêm sông Hương), Trọng Lang(Hà Nội

lầm than), Nguyễn Đình Lạp(Thanh niên trụy lạc), Thạch Lam(Hà Nội ban đêm), Vũ Trọng Phụng(Lục xì, Làm đĩ). Trong Thanh niên trụy lạc, Nguyễn Đình Lạp chỉ ra những con số bất ngờ, rất khó tin nhưng lại chính là sự thật

chua xót. Tác giả đã thống kê và đánh giá “5000 người làm nghề mại dâm…

5000 cuộc đời bị vứt bỏ, bị giày xéo giữa những trận cười! 5000 linh hồn vất vưởng như ngọn đèn trước gió, sống không một lời an ủi, chết không một lời khóc than”[53, 209]. Đến với đề tài này, Vũ Trọng Phụng sử dụng các số liệu, thông tin điều tra, nghiên cứu của cơ quan y tế làm dẫn chứng gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Với Lục xì, “ông vua phóng sự đất Bắc” chọn xuất phát điểm là nơi cuối cùng mà bọn gái làm tiền muốn đến: nhà lục xì, nơi cho thấy tận mắt kết quả sự hoành hành của vi trùng hoa liễu, nơi mà không còn chỗ cho sự xấu hổ. Có thể đánh giá Lục xì là thiên phóng sự điều tra đặc biệt xuất sắc, khi tác giả phô bày cho người đọc thấy được cái rùng rợn đằng sau sự mua bán nhục dục, hậu quả là bệnh tật đến kinh tởm dưới những lớp quần áo nhung lụa. Cùng với mục đích cải tạo xã hội nhưng mỗi nhà văn lại có cách phản ánh khác nhau. Nếu Vũ Trọng Phụng gây ấn tượng bằng những con số điều tra trong nhà Lục xì thì Trọng Lang lại thiên về miêu tả sự hôi hám, bẩn thỉu của nhà thổ, nhà cô đầu, cái phồn hoa giả tạo của tiệm nhảy, những trò mua vui, những nỗi cực nhục của gái điếm… với lòng thương xót và mong

Nguyễn Thị Định 58 muốn thức tỉnh lương tri và giá trị nhân phẩm của con người đã bị trà đạp. Nội lầm than của Trọng Lang “thật là một tập văn hoàn toàn phóng sự”, “ngọn bút phóng sự của Trọng Lang trong tập văn này mới thật là linh hoạt. Trọng Lang cho chúng ta được thấy rõ cuộc đời trụy lạc và não nùng của hạng người mà xã hội không bao giờ thương xót đến”(Vũ Ngọc Phan).

Phóng sự Hà Nội lầm than, đăng trên Ngày nay năm 1937 và nhà xuất bản Đời nay in thành sách năm 1938. Tác phẩm được chia làm nhiều phần: gái nhảy, cô đầu, nhà thổ, ăn mày… và cứ mỗi một phần như vậy lại có “hàng chục mẩu chuyện nhỏ nối tiếp nhau như những thước phim trong cuốn phim dài để tạo nên một bộ phim rất sinh động và đặc sắc về một “Hà Nội lầm than””(Đỗ Chỉnh).

Những con người dưới đáy của xã hội: gái nhảy, cô đầu, nhà thổ… phần lớn xuất thân từ hang cùng ngõ hẻm của các vùng ngoại ô hoặc nông thôn bùn lầy nước đọng. Xuất thân của cô đầu cũng từ nơi đói nghèo, thiếu thốn đủ thứ do chủ các nhà chứa dẫn dắt. Bước vào nghề bán thân, các cô gái mong muốn có được cuộc sống sung sướng, an nhàn, có người thì vì gánh nặng gia đình mà nhắm mắt đưa chân. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Với Hà Nội lầm than, chúng ta thấy Trọng Lang đã “sống giữa đám cô đầu, gái nhảy. Ông đã lần theo nước mắt và nụ cười của đám đông người đáng thương ấy, để viết nên những trang tiểu sử mà Hà Nội cho là ly kỳ”[53, 27]. Mơn man ở ngoài vẻ phồn hoa là các cô gái nhảy đầm lấy tiền, một nghề mới của phụ nữ Việt Nam, “lịch sự, đáng thèm, nhưng vất vả và đáng thương, nếu người ta chịu khó xét kỹ đến”. Đó là “bậc thang đưa các cô gái quê từ chỗ trong trẻo đến chỗ cặn bã của xã hội”[53, 93]. So với gái nhảy, cô đầu

còn thảm hại hơn vì họ là “một hạng phụ nữ, nô lệ hoàn toàn của những đêm

vui, mà nói đến, hai chữ “nhân đạo” ở xứ này đã thành không có nghĩa lý gì hết”[53, 127]. Những “con quỷ dục” đến với cô đầu bằng sự khinh miệt ghê

Nguyễn Thị Định 59 tởm. Đau đớn nhất là gái mại dâm trong nhà thổ, phải tiếp hết thảy mọi người, bất cứ già trẻ, xấu đẹp, giàu nghèo là việc hiển nhiên, hàng ngày.

Trọng Lang đã tìm đến những tiệm nhảy và cảm thông cho thân phận cực khổ của những thiếu nữ có vẻ sang trọng nhưng lại đói rét không có nổi chiếc áo ấm để mặc, “cô chỉ có một cái áo dài bom bay đen mỏng dính. Cô có cả cái áo “gilet” lẫn áo bông, nhưng không dám mặc, sợ xù to, xấu dáng người đi… Nhưng rét quá, cô đành khoác áo pardessus của tôi”. Thời gian hoạt động của họ là những đêm “nhảy nhiều một cách vô lý”. Những đêm khiêu vũ đã biến thành một thứ lao động nặng nề. Những cô gái nhảy bị biến thành “cu ly nhảy”. Đời các cô cứ kéo dài qua bao năm tháng u buồn, làm gái của mọi người. Công việc của cô đầu cũng không kém phần chua xót. Trọng

Lang lắng nghe tâm sự của một cô đầu với nỗi lòng thương cảm, “một đời cơ

cực như vậy, còn biết xuân là gì nữa. Nằm với các ông là một sự bó buộc, thì đến mai cuốn chiếu nhân tình sạch, là sự thường”[53, 137]. Cô đầu thực chất là kiêm luôn công việc của nhà thổ, đó là “một đám người có thể thành nhà thổ được, mà đã được xã hội ăn chơi biệt đãi hơn”.

Với thời gian và công việc quá cực nhục, cái mà những cô gái nhận được là những đồng lương còm cõi, là cuộc sống thiếu thốn đủ đường. Cuộc sống quá ư tàn nhẫn đối với những cô gái làm công việc tưởng nhu văn minh, thanh lịch, nhàn hạ này. Sức lực, tuổi xuân mà các cô bỏ ra là món hàng bán với giá quá rẻ mạt. Người đàn ông tìm đến tiệm nhảy để mà mua vui phần lớn là những kẻ tàn nhẫn, dâm dục. Không mấy ai nghĩ đến nhảy như một môn nghệ thuật theo đúng ý nghĩa của nó. Trong phóng sự Hà Nội lầm than,

những cô gái nhảy bị biến thành “cu ly nhảy”, với ý nghĩa của hai từ cu ly chúng ta không tránh khỏi xót xa, khi tuổi xuân và sắc đẹp bị đem ra làm những món hàng, làm thành thứ lao động xác thịt đến kiệt sức. Đến lượt cô đầu, thân phận họ bị ngã giá một cách trắng trợn hơn, “Tây thì năm của. An Nam hai hay là ba. Cứ sì ngần ấy “ngàn” ra, tức là dắt “mợ” lên buồng

Nguyễn Thị Định 60

riêng, tha hồ độc quyền, độc thương, độc mã đến sáng”[53, 163]. Đây là tiếng chuông báo động thức tỉnh lương tri con người trước thực trạng tha hóa của các giá trị đạo đức, sự vô tâm, tàn nhẫn, đối với những người phụ nữ bán thân nuôi miệng. Những gái nhảy, cô đầu, nhà thổ cái đám người ấy cứ tăng lên với số lượng không ngờ. Cả xã hội hướng về họ với cái nhìn khinh miệt, rẻ rúng. Vì mưu sinh, vì mạng sống, họ chấp nhận làm nô lệ của những đêm vui cho những con quỷ dục, nhưng cũng bằng cách đó họ bị hạ xuống tầng lớp dưới đáy của xã hội cả về vật chất và nhân cách. Nạn mại dâm phần lớn hoành hành ở đô thị. Hà Nội phồn hoa dưới ngòi bút của Trọng Lang trở nên trần trụi hơn bao giờ hết với những đêm nhảy tàn tạ, những xóm cô đầu hôi hám, những nhà thổ tạm bợ thoang thoảng mùi rác rưởi, cống rãnh. Đó là Hà Nội của lầm than, cực nhục, đói khổ. Thực trạng cuộc sống bị phơi bày đến tận cùng của mọi ngõ nghách đen tối nhất. Với cái nhìn của một nhà xã hội học, tác giả đã vén bức màn bị che đậy bởi ánh đèn, bởi mùi phấn sáp, bởi nhung lụa, để chúng ta được thấy rõ hậu quả của cuộc xung đột văn minh cũ mới, hậu quả của việc du nhập lan tràn lối sống và văn hóa phương Tây một cách không chọn lọc dẫn đến “thanh niên trụy lạc”, sự tha hóa của cả một lớp người tuổi đời còn rất trẻ là tương lai của đất nước sau này.

Trọng Lang viết rất chi tiết về sự thật đời sống của các cô gái. Từ thời gian làm việc, đến tiền lương, cái ăn, cái mặc của họ. Chúng ta hãy xem tác giả viết về cái sự ăn vô cùng khổ cực, thiếu thốn của gái nhảy, cô đầu, nhà thổ. Với mục đích, làm gái bán thân để kiếm miếng cơm manh áo. Nhưng trớ trêu thay, họ mặc không đủ ấm ăn không đủ no. Miếng ăn đã trở thành miếng nhục. Dù là miếng nhục, họ cũng không có để mà ăn nữa. Trọng Lang không ngần ngại đến xóm cô đầu ở, để tìm hiểu đời sống đói nghèo của các cô. Tác giả chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất của hiện thực và nắm bắt rất nhanh nhạy. Dù là chi tiết nhỏ nhưng lại có giá trị phản ánh cụ thể, sâu sắc, làm bật được vấn đề. Từ một cái thạp gạo trống không của nhà cô đầu, tác giả cũng dẫn dắt

Nguyễn Thị Định 61 để chúng ta thấy được cái đói khổ của họ “mấy xu gạo, rồi nấu cháo, ăn với rau muống luộc chấm muối. Thạp gạo đó đã cạn lâu rồi”[53, 130]. Tâm sự của cô đầu trong phóng sự Trọng Lang luôn là những dòng buồn bã, chúng ta thấy cả máu và nước mắt của người trong cuộc, “thân chúng em cũng là cái thân tội. Đêm nào cũng như đêm nào, bạ với ai cũng phải nằm, bạ với ai cũng phải tình với nghĩa. Không mấy khi, đêm mà được ngủ, ngày mà được ngủ nhiều. Ăn thì chủ nó cho ăn như đầy tớ ăn”[53, 135]. Miếng ăn của họ là cơm thừa canh cạn. Họ vẫn phải ăn, ăn để mà sống tiếp cái kiếp làm gái của mọi người.

Trong xã hội khi các giá trị nhân văn đang bị đảo lộn, các cô gái bán thân không thể có được một thứ quyền lợi nào. Họ bị trà đạp cả về thể xác và tinh thần. Số phận của họ nằm trong sự điều khiển của các ông chủ, bà chủ. Chúng dùng mọi thủ đoạn để lừa gạt, lôi kéo, áp chế, ràng buộc những cô gái này phải làm việc cho họ. Phần lớn những cô đầu, gái nhảy phải vắt kiệt sức để làm vì nợ tiền ông chủ, thậm chí có những khoản tiền nợ cực kỳ vô lý. Dưới tay các ông chủ, bà chủ, họ lại bị bóc lột thêm lần nữa. Tiền nợ là sợi dây xích, trói bao cô gái phải “lăn” mình trả nợ. Đối với chủ, các cô gái là công cụ, là nô lệ làm tiền, họ không được quyền đòi hỏi bất cứ điều gì, họ chỉ biết làm và trả nợ. Nhiều khi món nợ vô lý đó dồn người ta vào bước đường cùng. Có cô đã phải tự tử để trốn nợ. Cuộc sống bị đè nén về đủ mọi mặt dẫn đến tình trạng không lối thoát, con người chỉ biết nghĩ đến cái chết: “Em chết cốt để làm cho chủ tức hộc máu ra, vì em sẽ mang theo đi trăm rưỡi bạc nợ. Cho bõ lúc nó chửi rủa em tàn nhẫn.Trả thù những người hành hạ, chúng em, chỉ còn có cách làm cho họ tức! ”[53,162]. Đây là một cách trả thù vừa nực cười, vừa chua xót. Sự thật của những đêm vui. Sự thật cuộc sống tưởng như ăn trắng mặc trơn của gái nhảy là đói rét, thiếu ăn, những món nợ không biết đến bao giờ mới trả được. Dường như nói đến thân phận những cô gái này,

Nguyễn Thị Định 62 người ta không cần đến một thứ luật lao động nào, không cần đến lòng thương và chia sẻ, nhưng sự khinh rẻ lại luôn luôn có thừa.

Trọng Lang nói đến sự thật đau lòng hơn nữa, đó là những trận đòn roi khủng khiếp mà các cô gái phải chịu. Chủ nhà chứa, chủ tiệm nhảy và cô đầu đã biến những nơi đó thành ngục hình, địa ngục trần gian, với sự tra tấn ghê tởm, mất hết tính người. Những mụ tú bà cai quản cô đầu bằng “thanh củi tạ”, “cô đầu là một hạng phụ nữ cực khổ hoàn toàn”. Hoàn cảnh đã giữ gìn dấu kín, che đậy hộ cho cô đầu tưởng như “êm đềm trướng rủ màn che”, thật ra “bên cạnh cô đầu, để dìu họ bằng thanh củi tạ vào con đường chết, có những mụ tú bà độc ác như rắn rết”[53, 156]. Đối với cô đầu không chịu nổi sức nặng của thanh củi, bỏ đi rồi lại bị bắt về để chịu những trận đòn thừa sống

thiếu chết, thậm chí còn có những mụ chủ ghê ghớm, “mụ lột hết quần áo cô

ả ra, sai đầy tớ trói lại, rồi đánh. Mụ nhất định sai rong cô ả đi khắp phố. Cô ả sẽ không một manh áo che thân để đi riễu phố, nếu không tốt người can

mụ”[53,158]. Dù sao roi mây và thanh củi vẫn là “hình cụ nhỏ mọn”. Dã man

nhất là hình phạt đối với các cô tương ứng như sự tra tấn của tù nhân. Mùa rét: “Họ bắt cô nào có lỗi, trần truồng quỳ giữa sân. Nhà có bao nhiêu cô đầu, hễ cô nào đi qua “nữ phạm nhân” đều bắt buộc phải dội một gáo nước lã vào lưng người chịu tội. Người nào thương bạn mà không nỡ dội thì lập tức quỳ luôn bên cạnh và cùng chịu một tội với bạn”[53, 166]. Nhà cô đầu đã trở thành nhà ngục giam tuổi xuân với những hình phạt có một không hai đối với con người. Trọng Lang đã vẽ nên bức tranh hiện thực bằng nét vẽ đau đớn. Sự thật phơi bày trên trang viết khiến không ít người bàng hoàng cho một thực tế xã hội đang báo động.

Hậu quả của việc đi làm gái nhảy, cô đầu hay nhà thổ vô cùng nghiêm trọng, sức khỏe bị giảm sút, bệnh tật kinh tởm lan tràn, đạo đức suy đồi. Chúng ta nhận thấy sự suy tàn ngay từ bề ngoài của họ. Son phấn không che dấu nổi sự mệt nhọc, héo úa trên khuôn mặt của gái nhảy. Không ít gái nhảy

Nguyễn Thị Định 63 đã trở thành gái nhà thổ mang trên mình bệnh tật phải vào nhà thương. Có cô bị bệnh đã mất đi ba ngón chân trái, đi tập tễnh nhưng khi khỏi vẫn quyết quay lại nghề nhảy vì “thực ra không phải nhảy để mà ăn thì không còn biết trông vào ai nữa”. Nhà thổ là ổ bệnh dịch lây lan rộng ra xã hội. Chỉ cần một lần đi nhà thổ cũng có lây bệnh cho cả gia đình, đủ thấy sự lây nhiễm dữ dội đến mức như thế nào. Có những ông giáo “suốt đời đi nhà thổ, có khi vào nhà thổ đụng cả đầu vào trán học trò để nó chắp tay “lạy thầy ạ” mà thầy vẫn cứ trơ như thường. rồi rước mẹ nó tim la về đổ luôn cho vợ, để vợ đẻ được đứa con đỏ hon hỏn như lột da, trông thấy cả ruột gan, lòi cả xương cụt ra và lại không có đít…”[53, 195]. Nhà cô đầu cũng là nơi lây lan bệnh dịch không kém, “mười thằng đi hát cô đầu mà dâm dục lắm, thì ít ra cũng năm, sáu thằng tim la và lậu”[53, 141]. Đời các cô đầu cứ tàn dần theo bệnh tật. Vừa sống trong đau đớn, khổ nhục, các cô còn gặp không ít bi kịch. Ví dụ như trường hợp đứa con của cô đầu phải gọi bố nó là anh. Đó là chuyện cô K yêu anh Q và có con với anh ta, nhưng anh Q thì lại quá nghèo nên cô K đành lấy một ông cụ giàu có. Nhưng lấy về rồi, cô mới “ngã ngửa” người ra khi ông cụ lại là bố anh Q. Con anh Q lại thành em anh. Đây là hậu quả của nạn mại dâm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự Trọng Lang (Trang 61 - 69)