Qua những trang phóng sự mang tính thời sự, xác thực, Trọng Lang miêu tả đủ các hạng người với những thủ đoạn đê hèn nhất để kiếm tiền, “làm tiền” một cách công khai trắng trợn nhất. Từ những đứa bé, đã biết kiếm tiền bằng những thứ lặt vặt, lừa lọc những cái nhỏ. Chúng mới chỉ chín mười tuổi
mà có “tất cả các tính ranh mãnh của một đứa trẻ khôn sớm quá”. Một đứa
trẻ đã biết lấy cả ảnh của bố, của chị để đem bán lấy mấy đồng xu. Khi còn nhỏ tâm địa của một đứa bé đã như thế thì có lẽ lúc lớn lên sẽ làm không ít người phải kinh hãi và tức giận với nhiều thủ đoạn làm tiền. Nghề văn chương vốn được coi là để thanh lọc tâm hồn cũng bị biến thành thứ “văn cao su, văn kéo ra tiền, dẻo như văn anh bán kẹo kéo”. Tai hại nhất là những anh dịch truyện Pháp, truyện Tàu mà không chút hiểu biết, quyển nào cũng giống quyển nào, cũng mở đầu kết thúc rất có lề lối như nhau. Vậy mà cuốn nào dịch ra, gửi đi bán không kịp. Hàng loạt truyện võ hiệp ra đời mà “tài liệu hoàn toàn bịa hết” nhưng “thể nào cũng bán chạy như tôm tươi, giữa một xứ mà họ hãy còn lên đồng một ông chúa Vân Nam mà phán bằng tiếng “kẻ loi””[53, 550].
Với phóng sự Làm tiền, Trọng Lang miêu tả các thủ đoạn kiếm tiền, từ những việc đơn giản cho đến phức tạp. Bọn làm tiền này không như kiểu dân
Trong làng chạy mà chúng công khai làm tiền một cách trắng trợn, như ở đầu phố nào đó có một bọn “thò lò”, nếu bảo thằng ấm o đó cho dật tạm mỗi ngày vài hào. Đằng sau câu hỏi cười cười, lại có mũi dao và quả đấm đau đau thì mấy mà “các anh không phải “vi thiềng”! không đưa à? Có sống mà ăn sắn”. Đó là bọn làm tiền theo cách “trấn”, ăn cướp một cách công khai nhất, trắng trợn nhất. Triết lý của chúng là “ở đời, không phải chỉ có làm nhà băng mới
Nguyễn Thị Định 69
làm ra tiền. Cái gì cũng làm ra tiền cho mình cả”. Vì thế, bọn này dùng tất cả ngón nghề, lợi dụng tất cả các tình huống có thể làm tiền.
Những thủ đoạn kiếm tiền bằng cách lừa bịp đã trở thành thủ thuật, hình thành nên từng nghề. Ví dụ, đơn giản như nghề chữa ống máy nước. Có ông thợ thiếc chuyên đi hàn chữa và đặt ống chì máy nước. Nhưng oái ăm thay, mỗi khi đặt đoạn chì nào là ông ta lại nhét vào trong ống một hòn sỏi nho nhỏ. Khi lâu ngày, nước chảy rêu mọc làm cho hòn đá cứ to dần lên làm tắc ống chì, ống tắc. Nhà chủ nhờ thợ khác sẽ không thể biết được khóe làm tiền đó thì lại đến tìm chính thủ phạm là ông thợ sửa ống lần trước mới sửa được. Và thủ đoạn làm tiền lại lặp lại lần nữa. Một ông chữa đồng hồ thì lại dùng thủ thuật lừa bịp, nếu đồng hồ hỏng nhẹ sẽ bị cho là hỏng nặng, “nếu không sửa ngay thì phí quá”. Khi khách để đồng hồ lại, kèm theo hai đồng thì “ ông đem đồng hồ bẻ rời hai tai ra, rũa lấy một ít vàng, rồi lại gắn giả như cũ. Nó có ngắn đi một chút, cũng chẳng sao. Bốn hôm sau, khách đến. Bấy giờ ông mới mở nắp, khẽ gẩy lại cái dây tóc một tí. Nó chạy ngay. Và ông xơi hai đồng, ngon hơn chết”[53, 484]. Tác giả miêu tả các mánh khóe làm tiền bằng giọng mỉa mai, châm chọc, hài hước. Nghề nào thủ đoạn ấy thật tinh vi. Những tay sửa chữa luôn kèm thêm nghề làm tiền.
Tác giả lột tả mánh khóe làm tiền thật đa dạng. Từ những đứa trẻ, đến những tên cướp trắng trợn, từ những thủ thuật ăn cắp núp dưới hình thức các ông thợ sửa chữa lành nghề, đến bọn ươn hèn giả làm người tàn tật đi ăn xin, xin tiền. Thậm chí, cả sư vãi trong chùa cũng lợi dụng sự mê tín mù quáng để
làm tiền bằng những lá bùa yêu, “ông con cả cụ Phật trong chùa đó đã đồng
mưu với mấy cô ả kiếm tiền và chia nhau hai việc: cụ thì làm bùa để bán. Còn các cô thì nhắm mắt đi theo “nạn nhân” đã dùng bùa của họ, đi theo khéo léo đến nỗi những anh này rồi sẽ nhắm mắt đi theo trả lại các cô…”[53, 526]. Nạn làm tiền đã len lỏi vào tận chốn cửa thiền bởi sự tha hóa của một số người mang danh là sư để đi lừa tiền. Còn bao nhiêu thủ đoạn, mánh khóe làm
Nguyễn Thị Định 70 tiền rất đặc biệt của bọn người chỉ quen ăn, hút, chơi bời ở đất Hà Thành cứ tái hiện trên từng trang phóng sự sinh động của Trọng Lang.
Một hiện tượng điển hình cho nạn làm tiền, lừa đảo là sự xuất hiện nhan nhản của những tên lang băm đại bịp bợm. Trọng Lang dành riêng phóng sự Thầy lang để viết về hạng người này như tiếng nói cảnh báo đối với cả một xã hội đang suy giảm về sức khỏe, bệnh tật lan tràn lại gặp phải những ông thầy bốc thuốc rởm. Chúng làm giàu trên sự đau khổ, chết chóc của bệnh nhân. Phóng sự Thầy lang có thể sánh ngang với Dao cầu thuyền tán của Ngô Tất Tố, cùng viết về nạn lang băm, với tính chất xác thực, với ý nghĩa tố cáo gay gắt nạn lừa bịp này. Tuy nhiên, thế mạnh của Ngô Tất Tố là ông đã từng mở hiệu “Thọ dân y quán” ở Sinh từ(nay là phố Nguyễn Khuyến), nên ông hiểu sâu hơn ngõ nghách của việc làm lang băm. Trọng Lang tuy không phải trong nghề, nhưng ông đã lăn lộn trên thực tế khắp từ thành thị đến nông thôn để viết rất sinh động về sự thật hành nghề của thầy lang.
Thời kỳ này, nạn lang băm phát triển đến mức “thịnh đạt”. Các phóng trào Âu hóa, vui vẻ, trẻ trung đã đẩy thanh niên thành thị rơi vào con đường ăn chơi xa đọa, mắc nhiều căn bệnh xã hội. Ở nông thôn, do đói nghèo khốn khổ bệnh tật cũng gia tăng. Lợi dụng cơ hội này, nhiều kẻ đã mượn danh thầy lang để bốc thuốc chữa bệnh mà có lẽ người đến lấy thuốc của họ phải là
những người “không sợ chết mấy”. Những mâu thuẫn kỳ lạ cứ phơi bày trên
trang viết. Các ông lang vườn còn giàu mãi không phải chỉ vì con bệnh còn
nghèo mãi. Mà nói đúng hơn, “các lang vườn còn … “quằn quại” sống mãi,
(…)vì nhiều cớ, nó làm cho đến người giàu có, trí thức cũng vẫn dùng lang vườn như thường”[53, 261]. Không ít những ông lang vườn không học ở một trường lớp nào, “bốc thuốc theo lối gia truyền khẩu, chứ không phải là do óc kinh nghiệm tìm tòi, xét đoán. Hay là có học chẳng có hành”. Lang vườn đã trở thành một cái “nạn” cần phải đào thải để có được những vị “lang không …vườn”.
Nguyễn Thị Định 71 Trọng Lang đã miêu tả đủ các loại thầy lang với những cái tên “quý
hóa” như Lang Khiễng, Lang Lợn, Lang Cạo, Lang Chạy, Lang Xe…Sự góp
mặt của các ông Lang làm phong phú thêm nạn làm tiền đầy rẫy trong xã hội. “Lang Khiễng thì, khốn khổ khốn nạn. Hắn còn biết thuốc là cái “bá ngọ” gì nữa. Hắn vẫn đi bán nước chanh, nước đá, cả ngày gánh chật vai, thế mà không biết anh nào lại xui hắn làm Lang thế?”[53, 306]. Còn Lang Lợn lại là lão đi chăn lợn, gánh nước thuê. Lang Cạo tức là bác phó cạo chữa khoãn bệnh lậu và tim la. Lang Chạy là chồng một mụ ăn cắp chuyên nghiệp, thuộc về phái Trùm Vàng. Lão này không làm việc kiếm tiền như vợ, nhưng ăn cơm trên “lưng” vợ, lại hút thuốc phiện. Cụ Lang Xe thì hay có tật lỡ cho uống nhầm thuốc làm bệnh nhân chết thì cụ liền thượng đồng ông Hoàng về bắt lính. Ông lang kiêm đủ nghề để kiếm sống vừa bốc thuốc vừa đi cúng, chầu văn, làm bùa, bùa trừ tà, bùa trấn trạch, bùa trùng.
Cách khám bệnh của lang vườn mới thật “độc đáo”. Vì không được đào tạo, thiếu hiểu biết nên phần lớn các ông lang khám bệnh rất lạ đời, người bệnh gặp may thì khỏi, không may thì chết. Ông già Tôn có phương pháp xem bệnh tình bằng cách cứ nhìn vào tia mắt phía trong máu là có thể biết bệnh nhân bị tim la hay bị lậu, lậu nặng hay lậu nhẹ. Lại có kiểu lợi dụng thần thánh để thảo đơn thuốc. Có bà đồng thánh lang thường kiều thánh ốp đồng để viết đơn thuốc: “Những vị thuốc của thánh mụ bịa văng mạng ra: linh tinh quang, cù thiên đại pháo, bát bảo trường xà … và gì gì nữa”[53, 265]. Lợi dụng tín ngưỡng để làm điều thất đức, các bà đồng lấn sang địa vị các ông lang chữa bệnh. Điều này xuất phát từ sự mê tín, mù quáng trong tâm thức của người dân mà cái đói nghèo làm cho mu muội.
Khủng khiếp nhất là thứ thuốc được dùng để chữa bệnh của thầy lang. Có ông lang băm mách thuốc chữa bệnh “lậu nhiệt” cho anh xe hàng xóm bằng sâu ban miêu, mới có thể chữa dứt được nọc bệnh lậu. Nhưng không ngờ liều thuốc đó làm cho anh xe, bụng phồng to lên như cái bong bóng, ruột
Nguyễn Thị Định 72 đau như bào. Cụ lang “hãi quá” đã phải bỏ trốn về quê từ sớm. Đây quả là một cách chữa bệnh hại người độc nhất vô nhị, cả người cho thuốc và người uống thuốc đều không chút hiểu biết. Đó là cách chữa bệnh giết người bất cứ lúc nào. Những ví dụ về cách chữa bệnh của lang băm thể hiện thực trạng xã hội lan tràn những tên lang bịp. Sức khỏe người dân bị đe dọa nghiêm trọng. Ông lang Q chữa bệnh tê thấp bằng cách: “bắt người ốm tập đi. Lão chằng hai cái dây thừng song song như đường tàu hỏa, lơ lửng ngang thắt chưa. Người ốm nằm liệt giường đó, lão dựng cổ dậy, bắt hai tay vịn hai dây, cố sức lê đi. Đằng sau lão thúc như thúc bò đi cầy. Đã có lần lão cáu tiết, lấy roi mà vụt người ốm túi bụi”[53, 313]. Đây là kiểu chữa bệnh phản khoa học,nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ngay cả tấm bùa cũng được dùng để chữa
bệnh ngoại khoa. Ông lang Mường tạo ra những tấm bùa, “như bùa hữu sinh
vô dưỡng, bùa cầu tự. Lão lấy công hai chục bạc và đưa cho những bà mong có con một cái bùa. Cái bùa ấy đem về đeo đúng ngang rốn, bất cứ lúc nào, gần chồng hay xa chồng cũng vậy. Nếu đeo chệch thì hỏng. Đợi trăm ngày thế nào cũng thụ thai”[53, 314]. Lạ kỳ hơn nữa, là cùng một thứ thuốc, có thể chữa được bách bệnh, dù bệnh nhẹ hay bệnh nan y. Ví dụ như ông lang ở Nam chỉ có một môn thuốc vẻn vẹn có bốn vị: bạch chỉ, xương phụ, cam thảo và một vị nữa. Chỉ một môn thuốc ấy, có thể đem ra chữa bất cứ bệnh gì. Một ngày ông bốc đến hàng trăm thang. Các ông lang đã quan niệm về thuốc như thế này: “thuốc không cần chữa khỏi. Chỉ cốt làm sao cho có người dùng thôi. Một vạn người dùng, một vạn chai, lãi gần vạn bạc. Dù họ chỉ dùng có một lần thôi, dù họ không khỏi và đe sẽ cho mình một câu chẳng ra gì. Không cần, lãi vô số rồi!”[53, 318]. Lợi dụng việc bán thuốc để kiếm tiền, các ông lang băm đã sống trên bệnh tật, cái chết đe dọa tính mạng của bao nhiêu con người.
Cuối phóng sự Thầy lang, tác giả đã đưa ra một cái nhìn khái quát các thầy lang lúc bấy giờ chủ yếu gồm hai loại: thứ nhất là những lang vườn dốt
Nguyễn Thị Định 73 đặc với những phương thuốc nguy hiểm chết người, thứ hai là lang bịp. Trọng Lang bày tỏ mong muốn nghề thuốc ta được phát triển hơn với những nhà làm thuốc có “lương tâm và thực học”, đồng thời cần phải gạt bỏ những tên lang băm lừa bịp, “những nhà bác lang vườn, bịp đời đó, sẽ về vườn của họ để làm ruộng hay là đi kéo xe, khi nào nghề làm thuốc ta ở đây được chấn hưng, tổ chức hẳn hoi và khi nào quần chúng đã vững lòng tin những viên đỏ mà tròn bằng ở cái chứng chỉ của sở phân chất hóa học”[53, 325]. Điều mà Trọng Lang đạt được trong phóng sự của mình đó là tính thời sự xác thực. Ông đã phơi bày những mánh khóe làm tiền của những ông lang bịp và đả kích sự ngu dốt của bọn người này làm không ít người phải chết oan. Đó là lời cảnh tỉnh cho toàn xã hội trước nạn lang băm đang rầm rộ. Tuy nhiên, so với Dao cầu thuyền tán của Ngô Tất Tố, phóng sự Thầy lang mới chỉ nêu ra hiện
tượng mà chưa tìm ra được phương cách giải quyết. Phóng sự Dao cầu thuyền
tán thành công hơn vì “Ngô Tất Tố còn làm cho bạn đọc nghĩ xa hơn nữa, nghĩ những điều ông không nói ra. Người ta tự hỏi: tại sao những nhà cầm quyền lại để cho bọn “thánh bịp” ấy hành nghề công khai như vậy? Xã hội gì mà trên bịp, dưới bịp, ông nọ bà kia đều là những tay bịp lành nghề!”[18, 402].
Về tập phóng sự Làm tiền, Trọng Lang đã miêu tả đủ các hạng người lừa đảo, bịp bợm từ những mánh khóe đơn giản đến nghệ thuật lừa tiền vô cùng tinh vi. Tác giả nắm bắt rõ tâm lý của hạng người “thấp kém” này. Đối với phóng sự Thầy lang, chúng ta thấy tác giả nêu lên một cách làm tiền theo một kiểu khác. Đây là một “hạng làm tiền chuyên nghiệp, hay làm tiền có thể xưng là thầy người ta mà vẫn rút được tiền của người ta”(Vũ Ngọc Phan). Những tên lừa đảo, bịp bợm, sống trên mồ hôi, xương máu của người khác. Đó là kết quả của tình trạng xã hội rối ren, chính quyền không quan tâm đến tình hình đời sống của người dân, thậm chí còn đồng lõa với bọn làm tiền để bóc lột đồng loại.
Nguyễn Thị Định 74