- Thực hiện các nghiệp vụ khác được giao phó.
2 Phân loại theo kỳ hạn
2.3.2. Những hạn chế.
Mặc dù trong thời gian qua Chi nhánh đã có nỗ lực tăng cường quản lý rủi ro tắn dụng tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế. Những hạn chế trong quản lý rủi ro tắn dụng được biểu hiện qua chất lượng tắn dụng chưa thực sự tốt, cụ thể:
- Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của Chi nhánh trong những năm gần đây mặc dù đã có sự đa dạng hơn giai đoạn trước, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ vẫn tập trung tương đối cao vào nhóm ngành kinh doanh sắt thép và công nghiệp đóng tàu Ờ vận tải biển với dư nợ tắn dụng tăng từ năm 2009 đến 2012
- Chất lượng tắn dụng của chi nhánh có dấu hiệu suy giảm thông qua phân tắch các chỉ tiêu: nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo, nợ hạch toán ngoại bảng, cho thấy rủi ro tắn dụng vẫn xảy ra và có dấu hiệu gia tăng, công tác kiểm soát, hạn chế rủi ro tắn dụng còn bất cập.
- Chưa gắn việc áp dụng chắnh sách rủi ro tắn dụng với chắnh sách định giá tiền vay theo nguyên tắc khoản vay có mức độ rủi ro cao thì áp dụng lãi suất cao.
- Phương thức tắn dụng chưa linh hoạt, nhiều quy định về tắn dụng tại các văn bản chỉ đạo của NHNN còn bị hiểu bó hẹp trong phạm vi nhất định gây khó khăn cho công tác tắn dụng
- Kiểm soát tài sản đảm bảo, kiểm tra sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn, trong thực tế một số trường hợp không thể thực hiện kiểm tra theo đúng quy định do đặc thù hoạt động của khách hàng (vắ dụ tài sản là máy móc thi công của các đơn vị xây lắp sử dụng để thi công nhiều công trình ở xa, hay tài sản là tàu biển hoạt động trên tuyến quốc tế của các doanh nghiệp vận tải biểnẦ). Do vậy, thực tế đã xuất hiện một số trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đắch, tài sản đảm bảo đã bị hỏng hóc, thay thế, khách hàng đã đem bán hoặc thế chấp nhiều nơi.
- Việc thẩm định dự án/phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đôi khi còn sơ sài, không đánh giá hết những ảnh hưởng của thị trường cũng như năng lực
thi công, năng lực vận hành thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp dẫn tới rủi ro không trả được nợ. Chưa có công cụ và biện pháp để kiểm soát giới hạn cho vay theo nhóm khách hàng liên quan.
- Công nghệ ngân hàng vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là hệ thống thông tin, dữ liệu. Những thông tin về từng ngành nghề trong nền kinh tế rất cần thiết cho hoạt động tắn dụng như: thông tin về lịch sử phát triển và triển vọng phát triển của ngành, năng lực cạnh tranh của ngành và từng đơn vị trong ngành, các chỉ số ngànhẦ hiện có của Chi nhánh chỉ mang tắnh góp nhặt, chưa có hệ thống và chuyên sâu. Chi nhánh còn thiếu thông tin và phần mềm cảnh báo rủi ro đối với khách hàng/nhóm khách hàng liên quan, phần mềm phục vụ công tác thẩm định.
- Số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác tắn dụng tại Chi nhánh còn nhiều hạn chế: lực lượng cán bộ còn trẻ, chủ yếu mới ra trường và có thâm niên công tác dưới 5 năm nên còn thiếu kinh nghiệm quản lý tắn dụng, đặc biệt còn lúng túng, thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm trong vay vốn và sử dụng vốn của khách hàng. Khối lượng doanh nghiệp, dư nợ tắn dụng trên một cán bộ quản lý tương đối lớn gây ra tình trạng quá tải, từ đó dẫn tới việc không bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra mục đắch sử dụng vốn vay của khách hàng còn sơ sài, mang tắnh hình thức nên không phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đắch, gây ra rủi ro tắn dụng
- Chi nhánh còn thiếu cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ chuyên biệt về các loại tài sản đảm bảo nên khó khăn trong việc đánh giá, xác định giá trị tài sản cũng như xử lý tài sản thu hồi nợ khi có rủi ro xảy ra.
- Chi nhánh gặp nhiều vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp đã có những biểu hiện chây ỳ, không hợp tác, điển hình như xử lý tài sản là quyền sử dụng đất của Công ty Xây dựng công trình giao thông 121 Ờ thuộc CIENCO 1 gần 3 năm mà không có kết quả.
- Việc kiểm soát rủi ro tắn dụng chưa đồng bộ và toàn diện: hiện nay, chỉ kiểm soát tăng trưởng, giới hạn dư nợ cho vay tại các chi nhánh. Các hình thức cấp tắn dụng khác chưa chú trọng kiểm soát như dư bảo lãnh, L/C... Ngoài ra, các cam kết cho vay, hạn mức tắn dụng, bảo lãnh, mở L/C chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ.
Ớ Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý rủi ro tắn dụng chưa được thực hiện tập trung
+ BIDV thực hiện quản lý rủi ro theo nguyên tắc tập trung tại Hội sở chắnh theo mô hình TA2. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Hội sở chắnh đang phân quyền quyết định cấp vốn cho các chi nhánh lớn (một trong số đó có BIDV Bắc Hà Nội).
+ Việc phân cấp uỷ quyền phán quyết tắn dụng đối với các chi nhánh lớn gây khó khăn trong công tác quản lý rủi ro và chưa phù hợp với thông lệ đó là quản lý tắn dụng tập trung tại Hội sở chắnh;
+ Về mô hình kinh doanh tắn dụng: trong năm 2012, mô hình kinh doanh của BIDV đã có sự thay đổi so với các năm trước. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh vẫn phân chia theo hàng ngang tại Hội sở chắnh và các chi nhánh (các chi nhánh như những ngân hàng nhỏ trong một ngân hàng, được Hội sở chắnh Ộnhượng quyềnỢ kinh doanh). Chắnh mô hình này đang làm giảm đi tắnh hiệu quả do nguồn lực bị phân tán, tắnh cạnh tranh không cao và gây khó khăn cho quản lý kinh doanh nói chung và quản lý rủi ro tắn dụng nói riêng.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến BIDV chưa kiểm soát chặt được chất lượng tắn dụng làm tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 còn cao.
- Thiếu công cụ đo lường rủi ro và khả năng phân tắch rủi ro tắn dụng, phân tắch ngành còn yếu
+ Do hệ thống các công cụ phân tắch, khả năng dự báo của BIDV còn yếu kém do đó chưa thực hiện được quản lý dòng tiền của khách hàng.
+ Các công cụ đo lường rủi ro còn khá nghèo nàn và thiếu tắnh đồng bộ. Hệ thống XHTDNB là công cụ duy nhất để BIDV đánh giá rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp mới được triển khai từ cuối năm 2006,
vẫn tiếp tục trong quá trình kiểm nghiệm và hoàn thiện nên vẫn còn những hạn chế nhất định. BIDV cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong trong việc xây dựng Hệ thống XHTDNB, do vậy BIDV không có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác.
+ Do khả năng phân tắch ngành nghề yếu kém, đồng thời Việt Nam lại chưa có các hệ thống các chỉ tiêu trung bình của từng ngành, nên BIDV chưa có cơ sở để phân tắch, so sánh nên chưa đưa ra được các cảnh báo và định hướng kịp thời cho hoạt động tắn dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Đây chắnh là một trong những nguyên nhân, BIDV chưa xây dựng được một chắnh sách tắn dụng dài hạn, hiệu quả.
- Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin còn nghèo nàn
- Kho cơ sở dữ liệu về khách hàng vay vốn chưa đầy đủ, chắnh xác và chưa được lưu trữ trong thời gian dài. Do đó, dự đã triển khai xây dựng chiến lược và chắnh sách tắn dụng nhưng BIDV vẫn chưa tổ chức nghiên cứu, xây dựng được một chắnh sách tắn dụng dài hạn để định hướng phát triển tắn dụng do kho dữ liệu còn nhiều hạn chế.
- Thông tin của BIDV hiện nay chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn: do khách hàng cung cấp và lấy từ CIC. Tuy nhiên thông tin do khách hàng cung cấp còn có nhiều bất cập: thiếu tắnh trung thực, chắnh xác,Ầ còn thông tin do CIC cung cấp nhiều khi không đầy đủ và cập nhật.
- Chưa có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các chi nhánh trong hệ thống BIDV.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát chưa phát huy được hiệu quả và chưa có chế tài xử phạt
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tắn dụng chưa phát huy được hiệu quả, chưa chủ động phát hiện được các sai sót trong quy trình nghiệp vụ mà chỉ Ộchạy theoỢ những sự vụ đã phát sinh hay xảy ra tổn thất cho ngân hàng, công tác kiểm tra mới được thực hiện định kỳ, chưa triển khai được việc kiểm tra đột xuất.
Mặt khác, ngân hàng chưa có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tắn dụng... đối với kết quả, chất lượng tắn dụng. Các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.
- Trình độ của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu
Chất lượng cán bộ tắn dụng còn hạn chế do ắt kinh nghiệm hoặc cách làm truyền thống đã ăn sâu, làm việc theo thói quen, chưa chuyển dịch theo cơ chế thị trường dẫn đến nhận thức trách nhiệm quyền hạn trong hoạt động tắn dụng chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh trong xử lý tắn dụng khá nặng nề; nghiệp vụ thực hiện soạn thảo, thiết kế chắnh sách văn bản chế độ còn yếu.
Đội ngũ cán bộ của chi nhánh chưa đồng đều, thiếu các cán bộ am hiểu và có kinh nghiệm ứng dụng các kỹ thuật, mô hình quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý rủi ro tắn dụng ngân hàng.
Ớ Nguyên nhân khách quan
- Thông tin về phát triển kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, kinh tế vùng còn thiếu thốn
Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầngẦcó ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng nhưng những thông tin này thường không được công bố chi tiết. Do vậy ngân hàng khó dự đoán chắnh xác được ảnh hưởng của các thông tin đó đối với hoạt động của khách hàng.
- Chất lượng thông tin khách hàng cung cấp còn nhiều bất cập
+ Đối với khách hàng doanh nghiệp, hiện này phần lớn các doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chắnh hoặc chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chắnh chuẩn xác. Do vậy nhiều các báo cáo tài chắnh gửi ngân hàng có chất lượng kém, không phản ánh đúng tình hình tài chắnh và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tắch, đánh giá thực trạng khách hàng. Đồng thời các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chắnh hàng năm. Chỉ có các doanh nghiệp theo quy định phải thực hiện kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chắnh độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chắnh. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát hiện các sai sót về chế độ kế toán của những doanh nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tắch khách hàng không chuẩn xác.
+ Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng.
- sự thay đổi liên tục trong các chắnh sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước
Sự thay đổi trong các chắnh sách, cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân. Sự thay đổi này không được thông báo trước để các cá nhân, tổ chức liên quan kịp chuyển đổi, thắch nghi (như chắnh sách thuế, chắnh sách xuất nhập khẩu; sự thay đổi trong quy hoạch xây dựng hạ tầng; thay đổi cơ chế lãi xuất, tỷ giá; cơ chế tài chắnh; những quy định về quản lý sử dụng đất đaiẦ trong thời gian qua) có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho các tổ chức, cá nhân mà ngân hàng không lường trước được nên cho vay, dẫn tới những dự án, phương án kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ do không theo kịp chắnh sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Tóm lại,thông qua việc đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tắn dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội, có thể thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong kiểm soát rủi ro tắn dụng, Chi nhánh còn tồn tại những hạn chế nhất định. Để đảm bảo hoạt động tắn dụng tại Chi nhánh an toàn và có hiệu quả trong những năm tiếp theo, đòi hỏi Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội phải có các định hướng tắn dụng đúng đắn và phải có các giải pháp cần thiết để quản lý rủi ro tắn dụng. Ngoài ra, bên cạnh những giải pháp mang tắnh chủ quan từ phắa Chi nhánh, cũng cần có các kiến nghị phù hợp với Chắnh phủ và các cơ quan Nhà nước, với NHNN và với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam để cùng tháo gỡ những vướng mắc tồn tại, từ đó hạn chế rủi ro tắn dụng đối với các ngân hàng nói chung và rủi ro tắn dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội nói riêng.
CHƯƠNG 3: