Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, lãi treo

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển bắc Hà Nội (Trang 104)

- Cơ chế phân cấp uỷ quyền: Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tắn dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

3.2.7.Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, lãi treo

Nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tắn dụng, bên cạnh việc phòng ngừa, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu mới thì việc quan tâm tới các khoản nợ quá hạn, nợ xấu hiện hữu và đề ra những giải pháp, biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ cũng là một nội dung quan trọng. Để thực hiện được công tác này thì nhất thiết cần phải tiến hành rà soát lại các khoản nợ xấu để xác định rõ nguyên nhân phát sinh và đánh giá về khả năng thu hồi:

- Về các khoản nợ xấu được đánh giá vẫn còn khả năng thu hồi: phân tắch chi tiết từng khách hàng để có những chắnh sách phù hợp:

+ Đối với các khách hàng truyền thống của Chi nhánh có uy tắn trong quan hệ tắn dụng, có triển vọng phát triển nhưng phát sinh nợ xấu do nguyên nhân khách quan (vắ dụ như đối với các khách hàng của Chi nhánh bị tác động bởi khủng hoảng như phân tắch ở trên) thì ngân hàng cần có sự xem xét kỹ lưỡng, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng này, tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp để chung tay cùng tìm ra biện pháp hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, một số biện pháp có thể nghiên cứu áp dụng như:

 Tiếp tục cấp vốn cho doanh nghiệp với những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo điều kiện khôi phục kinh doanh có nguồn thu trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, cần có sự giám sát chặt chẽ với khoản vay này.

 Giám sát chặt chẽ dòng tiền về của doanh nghiệp, vì có thể doanh nghiệp không trả được nợ là do các bạn hàng chậm trả. Khi điều kiện kinh doanh thuận lợi các khách hàng này sẽ có nguồn tiền về từ các bạn hàng kinh doanh.

 Đề xuất miễn giãm lãi, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thu hồi được nợ gốc.

 Tư vấn cho khách hàng về các phương án kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

+ Đối với những khách hàng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của khách hàng như: (i) năng lực quản trị kinh doanh kém dẫn đến doanh thu không ổn định, chi phắ phát sinh lớn không thể kiểm soát; (ii) dự án đầu tư/phương án kinh doanh kém hiệu quả do công tác nghiên cứu điều tra thị trường không tốt dẫn đến sản phẩm hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, do phát sinh nhiều khoản chi phắ đột biến không lường trướcẦ Đối với trường hợp này cần áp dụng giải pháp sau:

 Đôn đốc doanh nghiệp xúc tiến tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa bị ứ đọng, thậm chắ phải chấp nhận lỗ hạ giá sản phẩm để đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn. Ngân

hàng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp giới thiệu các khách hàng của ngân hàng cũng đang sử dụng loại hàng hóa đó là nguyên liệu đầu vào.

 Đối với những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đắch dẫn đến quản lý kém hiệu quả, phát sinh nợ xấu thì phải yêu cầu doanh nghiệp sử dụng các nguồn khác để bù đắp trả nợ ngân hàng.

 Giám sát chặt chẽ dòng tiền về của khách hàng.

 Đối với các trường hợp này sau khi đã thu hồi nợ thì cần xem xét toàn diện lại khách hàng, các yếu kém của doanh nghiệp đã khắc phục chưa để có những chắnh sách tắn dụng hợp lý với các khách hàng này.

- Đối với khoản nợ xấu, nợ quá hạn được đánh giá là khó có khả năng thu hồi, cụ thể với một số trường hợp tại Chi nhánh:

+ Nợ xấu của các công ty thành viên của các Tập đoàn lớn được đảm bảo bằng bảo lãnh của các Tập đoàn/Tổng công ty (không có tài sản thế chấp), thì chi nhánh cần bám sát và yêu cầu các Tập đoàn/Tổng công ty lớn này thực hiện theo đúng các cam kết.

+ Các khoản nợ xấu mà có tài sản đảm bảo: hiện nay, Nhà nước đã ban hành các văn bản tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, vì vậy ngân hàng xem xét áp dụng các biện pháp xử lý với các tài sản này như:

 Thực hiện phát mại tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên việc phát mại trong thực tế gặp nhiều khó khăn do: các tài sản phát mại có tắnh thanh khoản kém dẫn đến khó tìm được người mua tài sản, thời gian phát mại bị kéo dài trong khi nợ doanh nghiệp vẫn hiện hữu, các chi phắ liên quan đến phát mại tài sản, một số tài sản có nhiều vướng mắc đó là các tài sản, công trình trên đất nhưng giá trị quyền sử dụng đất vẫn thuộc của Nhà nướcẦ

 Sử dụng linh hoạt các biện pháp đối với tài sản thế chấp/cầm cố như: (i) phối hợp với Công ty cho thuê tài chắnh BIDV để tìm các khách hàng thuê lại tài sản và trực tiếp thu tiền; (ii) bán nợ cho các công ty mua bán nợ; (iii) đối với tài sản là nhà đất: nếu địa điểm có thuận lợi thì chi nhánh nghiên cứu đề xuất với Hội sở chắnh để thu hồi và chuyển đổi

việc sử dụng thành trụ sở, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, văn phòng cho thuê của hệ thống BIDV.

- Ngoài ra để đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ xấu: chi nhánh cần thực hiện giao kế hoạch thu hồi nợ xấu đến từng Phòng/từng cán bộ, gắn với việc đánh giá xếp loại, cơ chế thưởng phạt đối với cán bộ nhằm tăng tắnh chủ động của cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển bắc Hà Nội (Trang 104)