0
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Phòng ngừa rủi ro trong quá trình giải ngân, sau giải ngân, theo dõi và thu hồi nợ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI (Trang 101 -101 )

- Cơ chế phân cấp uỷ quyền: Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tắn dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

3.2.6. Phòng ngừa rủi ro trong quá trình giải ngân, sau giải ngân, theo dõi và thu hồi nợ

Nâng cao chất lượng thẩm định là nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro tắn dụng trong quá trình phê duyệt khoản vay, phần này sẽ đề cập tới việc phòng ngừa rủi ro trong quá trình giải ngân, sau cho vay. Đây cũng là một nội dung quan trọng để hạn chế rủi ro tắn dụng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay trên các giác độ về sự phù hợp của các điều kiện vay vốn, việc kiểm soát giải ngân, thu nợ, xử lý phát sinh.

- Trong quá trình giải ngân: hiện tại theo mô hình tổ chức mới, chi nhánh đã có sự tách biệt giữa đề xuất giải ngân và việc thực hiện giải ngân; thực hiện theo mô hình này nhằm đảm bảo tắnh độc lập và kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận khi cùng thực hiện một khoản vay, góp phần hạn chế rủi ro tắn dụng. Tuy nhiên cán bộ quản trị tắn dụng (cán bộ trực tiếp thực hiện giải ngân) cần phải lưu ý một số điểm sau để thực hiện tốt nhiệm vụ:

+ Nhận thức đúng vai trò của mình, không phải đơn thuần là chỉ thực hiện thao tác giải ngân trên máy mà còn có trách nhiệm kiểm tra sau để đảm bảo tắnh tuân thủ, phù hợp trong đề xuất giải ngân của bộ phận đề xuất.

+ Kiểm tra tắnh đầy đủ của hồ sơ giải ngân: đầy đủ về mặt số lượng chứng từ như một khoản vay thông thường cần có hợp đồng kinh tế, hoá đơn, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho, đề nghị thanh toánẦ; sự nhất quán, phù hợp, logic giữa các chứng từ về mặt ngày tháng, số tiền, trình tự phát sinh; tắnh pháp lý của của chứng từ: chứng từ nào đòi hỏi phải là bản gốc, các chứng từ nào có thể chấp nhận bản phụ tô hoặc sao yẦ

+ Kiểm tra tắnh tuân thủ, tắnh pháp lý của khoản vay: đảm bảo khoản vay đúng thẩm quyền phê duyệt, vay đúng mục đắch, vay trong hạn mức/giới hạn được cấp, vay khi đã thực hiện đầy đủ các cam kết với ngân hàng (về điều kiện tài sản đảm bảo, vốn tự có đối ứng, chuyển doanh thuẦ).

+ Hạn chế tối đa việc giải ngân bằng tiền mặt trừ một số trường hợp đặc thù như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương cán bộ nhân viên không qua tài khoản, chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàngẦ

- Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng: để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những rủi ro tắn dụng không đáng có cán bộ tắn dụng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, nguồn vốn tắn dụng cho dự án/phương án kinh doanh của khách hàng được sử dụng đúng mục đắch, an toàn và hiệu quả. Như đã nói ở trên tại Chi nhánh có dấu hiệu quá tải công việc đồng thời nhiều doanh nghiệp có địa bàn/hoặc địa điểm sử dụng vốn vay ở xa, rải rác nên việc kiểm tra vốn vay

thường xuyên là rất khó khăn. Chắnh bởi những bất lợi đó Chi nhánh cần quan tâm, chú trọng hơn nữa tới công tác này trong thời gian tới:

+ Tắnh toán để giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ, dành một tỷ lệ chi phắ nhất định cho cán bộ đi kiểm tra vốn vay, tài sản đảm bảo.

+ Thực hiện kiểm tra vốn vay đúng thời hạn quy định, đối với khách hàng nào phát sinh nhiều khoản vay thì nhất thiết phải tiến hành kiểm tra hàng tháng. Cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tắnh đối phó, thực hiện trên báo cáo của doanh nghiệp.

+ Bên cạnh việc kiểm tra định kỳ, cần thực hiện kiểm tra đột xuất để phòng ngừa hành vi gian lận, lừa đảo của khách hàng.

+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu. So sánh thực tế dự án/phương án với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản đảm bảo tại thời điểm kiểm tra.

+ Cán bộ cần tắch cực tìm hiểu thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau như: qua các bạn hàng của doanh nghiệp cũng là khách hàng của ngân hàng, các thông tin từ môi trường kinh doanh có tác động tới phương án kinh doanh mà ngân hàng đã tài trợ cho khách hàngẦ

- Nâng cao tắnh hợp lệ, hợp pháp, khả năng phát mại tài sản đảm bảo nợ vay, định kỳ và đột xuất định giá tài sản bảo đảm theo quy định của BIDV. Xuất phát từ thực trạng hiện nay về tài sản bảo đảm cho các khoản tắn dụng là tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo chưa cao, tắnh hợp pháp, hợp lệ của tài sản bảo đảm còn chưa đầy đủ ở một số trường hợp. Để đạt được mục tiêu trong thời gian tới của BIDV Bắc Hà Nội v/v nâng cao tỷ lệ tài sản bảo đảm hợp pháp hợp lệ, tạo tiền đề nâng cao chất lượng tắn dụng nói chung, Ngân hàng cần tập trung vào các giải pháp cụ thể như: Thực hiện triệt để yêu cầu về tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm theo chắnh sách khách hàng của BIDV, việc cho vay trung dài hạn yêu cầu

bắt buộc phải có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tối thiểu tương ứng tỷ lệ vay vốn Ngân hàng

- Yêu cầu hoàn tất một số thủ tục còn thiếu để đảm bảo tắnh hợp pháp, hợp lệ của tài sản của một số doanh nghiệp đang thế chấp/cầm cố tại Ngân hàng như hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết toán khẩn trương các dự án đầu tư để giao hồ sơ giấy tờ cho khách hàng... Thường xuyên theo dõi, định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo. - Cần có sự phân tắch và sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của các khoản vay, khách hàng có thể dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay, vắ dụ như:

+ Nợ vay khách hàng xuất khẩu: kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán.

+ Nợ vay khách hàng xây lắp: kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh.

+ Nợ vay khách hàng thương mại: kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, có thể quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiềnẦ

-Theo dõi khách hàng trên từng hồ sơ riêng và được cài đặt trong máy tắnh, bổ xung thông tin kịp thời giúp cho việc quản lý khách hàng có khoa học, hệ thống.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI (Trang 101 -101 )

×