Nâng cao chất lượng công tác phân tắch, thẩm định tắn dụng đối với khách hàng và phương án sử dụng vốn của khách hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển bắc Hà Nội (Trang 100)

- Cơ chế phân cấp uỷ quyền: Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tắn dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

3.2.5.Nâng cao chất lượng công tác phân tắch, thẩm định tắn dụng đối với khách hàng và phương án sử dụng vốn của khách hàng

phương án sử dụng vốn của khách hàng

Chất lượng phân tắch, thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay vốn có ý nghĩa quyết định đến việc quản lý rủi ro tắn dụng có thực sự hiệu quả hay không vì thẩm định phương án vay vốn là khâu vô cùng quan trọng trước khi ra quyết định cho vay. Việc quản lý rủi ro tắn dụng của ngân hàng bị tác động rất lớn từ những ý kiến thẩm định ban đầu.

Đối với những khách hàng doanh nghiệp, việc phân tắch, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn phức tạp hơn nhiều so với đối tượng khách hàng cá nhân do với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng cần phân tắch tình hình tài chắnh và sản xuất kinh doanh, năng lực tài chắnh, kinh nghiêm quản lý, thị trường hoạt động và lĩnh vực

kinh doanh... Chắnh vì vậy, khi phân tắch, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có nghiệp vụ và kỹ năng phân tắch tốt.

Cán bộ thẩm định phải có khả năng phân tắch tốt tất cả các khắa cạnh của dự án như hồ sơ pháp lý, thông tin tài chắnh, kỹ thuật, điều kiện thị trường liên quan đến dự án vay vốn để có cơ sở xác định chắnh xác nhất năng lực của khách hàng và phương án vay vốn do khách hàng đề nghị. Trong thời gian qua, chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn tại BIDV Bắc Hà Nội là tương đối tốt song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Do vậy việc nâng cao chất lượng thẩm định vẫn là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quan trọng. Để nâng cao chất lượng thẩm định, BIDV Bắc Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Cán bộ thẩm định thực hiện đúng thời hạn nhưng vẫn phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy trình, nghiệp vụ tắn dụng, tránh để xảy ra tình trạng hồ sơ bị xử lý chậm. Việc chậm trễ trong xử lý hồ sơ sẽ làm mất cơ hội của khách hàng và ảnh hưởng đến cơ hội cho vay của ngân hàng.

- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định gắn với ý thức và trách nhiệm để từ đó cán bộ thẩm định phát huy hết mọi khả năng, tránh trường hợp làm cho xong việc. Song song với đó cần có quy định rõ ràng hơn về việc xử phạt đối với cán bộ thẩm định cố tình làm sai quy chế cũng như cần có hình thức khen thưởng đối với cán bộ thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển bắc Hà Nội (Trang 100)