- Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
1.3.3.4. Biện pháp QTRRTD
Xây dựng và thực hiện đúng quy trình tắn dụng
Quy định tắn dụng là một tỏng những biện pháp hạn chế RRTD có hiệu quả đối với NHTM. Việc xây dực và thực hiện tót quy trình tắn dụng, giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tắn dụng. Về cơ bản, một quy trình tắn dụng được chia làm 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay. - Giai đoạn trước khi cho vay: Trong gia đoạn này, sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay cũng như tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, cán bộ tắn dụng sẽ tiến hành phân tắch thẩm định khách hàng và phương án xin vay. Nội dung phân tắch bao gồm: Năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chắnh của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng bảo đảm tiền vay và các biện pháp quản lý, Kiểm soát của ngân hàng.
- Giai đoạn trong khi cho vay: sau khi hợp đồng tắn dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội dung chắnh như : Khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đắch, tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay khôngẦCông việc này cho phép ngân hàng thu nhập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tắn dụng đang được bảo đảm. - Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tắn dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tắn dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tắnd ụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ đúng hạn. Điều đó có nghĩa là rủi ro tắn dụng đã xảy ra. Lúc này cán bộ tắn dụng cần xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫ đến việc khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tắn dụng.
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tắn dụng, các ngân hàng phải xây dựng một quy trình tắn dụng cụ thể và thống nhất. Quy trình này phải được bạn lãnh đạo của ngân hàng thông qua và phổ biến rộng rãi đến các phòng, ban có liên quan cũng như toàn bộ cán bộ tắn dụng trong ngân hàng.
Tuy nhiên, việc thực hiện theo quy trình tắn dụng không có nghĩa là hoàn toàn tránh được RRTD. Vẫn có những trường hợp khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đúng hạn tiền gốc và lãi cho ngân hàng. Vì thế, bên cạnh công cụ quy trình tắn dụng, các NHTM vẫn thường sử dụng nhiều biện pháp khác để hạn chế RRTD.
Xây dựng và thực hiện chắnh sách tắn dụng.
Chắnh xách tắn dụng bao gồm các quy định về cho vay của ngân hàng. chắnh sách này được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Chắnh sách tắn dụng bao gồm các nội dung chắnh sau :
- Chắnh sách khách hàng.
- Chắnh sách quy mô và giới hạn tắn dụng. - Lãi suất và phắ tắn dụng.
- Thời hạn tắn dụng và kỳ hạn trả nợ. - Các loại bảo đảm tiền vay.
- Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán. - Chắnh sách đối với các khoản nợ xấu.
chắnh sách tắn dụng phản ánh cương lĩng tài trợ của ngân hàng, là hướng dẫn chung cho cán bộ tắn dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong quản lý tắn dụng, tạo sự thống nhất trong hoạt động tắn dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Phân loại và đánh giá khách hàng trước và trong khi cho vay.
Đây cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý RRTD của các NHTM ngày nay. Một cơ chế hoạt động của ngân hàng là cơ chế sàng lọc, qua đó lựa chọn dự án tốt,
khách hàng tố để cho vay. Việc phân loại khách hàng thường được thực hiện thông qua các mô hình RRTD.
Thẩm định tắnh hiệu quả, khả thi của dự án, phương án vay vốn.
Thẩm định tắnh hiệu quả, khả thi của dự án, Phương án vay vốn là một nội dung quản lý RRTD. Nội dung thẩm định bảo gồm các mặt chủ yếu như thẩm định về vốn đầu tư, thẩm định TSBD, Tắnh toán hiệu quả tài chắnh, khả năng trả nợ của phương án vay vốnẦ Việc thẩm định kỹ phương án vay vốn của khách hàng giúp cho ngân hàng có thể đưa ra được nhưgx quyết định cho vay phù hợp từ đó giúp hạn chết rủi ro xảy ra trong hoạt động tắn dụng.
Kiểm soát theo dõi sau khi cho vay.
Triên thực tế có rất nhiều dự án được đánh giá là khả thi nhưng khi đã đi vào hoạt động cũng không thể tránh khỏi được những rủi ro bắt ngờ do những nguyên nhân khác nhau. Nhiều nhà quản trị ngân hàng cho rằng họ quản lý được chất lượng hoạt động tắn dụng bởi vì họ tham gia vào quá trình xét duyệt cho vay. Nhưng trong thực tế khả năng thanh toán của khách hàng luôn thay đổi do biến động của mội trường kinh doanh. Những thay đổi này có thể tác động xấu đến tình hình tài hcắnh của khách hàng, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Hiển nhiên rằng sau khi cho vay ngân hàng phải quản lý, khi có các dấu hiệu rủi ro xảy ra ngân hàng phải kịp thời có những biện pháp thu hồi nợ.
Việc giám sát và kiểm tra sau vay vì thế là một đòi hỏi cấp thiết được đặt ra cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho các cán bộ tắn dụng nói riêng. Công tác giám sát sau khi cho vay bao gồm kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh danh của khách hàng vay theo định kỳ. Qua hoạt động này, các NHTM sẽ kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro mất vốn, từ đó sẽ có giải pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế RRTD
Trắch lập dự phòng.
việc trắch lập dự phòng giúp cho NHTM hạn chết được thiệt hại khi RRTD xảy ra. Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện trách dự phòng theo quy định tại quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN. Đối với các khoản cho vay NHTM trắch lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung, khi rủi ro xảy ra việc sử dụng dự phòng để xử lý giúp cho các ngân hàng giảm được thiệt hại do rủi ro gây ra.
Phân tán rủi ro.
Phân tán rủi ro trong hoạt động tắn dụng cũng là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro tắn dụng có hiệu quả. Theo đó, ngân hàng thực hiện các việc cấp tắn dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn khi có biến động xấu ở các lĩnh vực đó. Mặt khác, ngân hàng cũng không tập trung vốn cho vay đối với một hoặc một số khách hàng.
Bên cạnh đó, NHTM cũng phải đa dạng hóa các sản phẩm tắn dụng. Hoạt động tắn dụng của NHTM rất đa dạng và mỗi sản phẩm tắn dụng có mức độ rủi ro khác nhau. Đa dạng hóa sản phẩm tắn dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định.
Đồng thời ngân hàng cũng có thể phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa phương thức cho vay : Cho vay theo hạn mức, cho vay thấy chi, cho vay đồng tài chợẦTrong đó hình thức đồng tài trợ hiện đang được các NHTM áp dụng khá phổ biến để phân tán rủi ro mà không bị mất nguồn thu từ những phương án kinh doanh khả thi.
Mua bảo hiểm tắn dụng.
Đối với những khoản vay tắn dụng lớn, ngân hàng có thể mua bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Công ty bảo hiểm bên cạnh việc bồi thường khi rủi ro xảy ra, sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan và cùng với ngân hàng xây dựng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Như vậy việc mua bảo hiểm cho các khoản tắn dụng sẽ giúp cho ngân hàng có được những biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả đồng thời giảm được thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay nghiệp vụ bảo hiểm tắn dụng ở nước ta chỉ được ngân hàng lớn sử dụng cho những khoản vay lớn chứ không phải đối với tất cả các khoản tắn dụng cung cấp.
Ngoài những biện pháp chung trên còn có nhiều biện pháp hạn chế RRTD khác được các NHTM sử dụng. Đối với những ngân hàng khác nhau sẽ lựa chọn những biện pháp khách nhau để phù hợp với đặc thù của ngân hàng.