0
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Kiến nghị với Chắnh Phủ và các cơ quan Nhà nước, NHNN

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI (Trang 112 -112 )

- Cơ chế phân cấp uỷ quyền: Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tắn dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

3.3.1. Kiến nghị với Chắnh Phủ và các cơ quan Nhà nước, NHNN

Trong thời gian vừa qua, Chắnh phủ và các cơ quan Nhà nước, NHNN đã ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn, cung cấp các thông tin cảnh báoẦ để các NHTM có thể quản lý rủi ro tắn dụng trong hoạt động. Dưới đây, tôi cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để nhằm góp phần cho các cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý, hỗ trợ tốt hơn cho các NHTM:

- Trong quá trình hoạch định chắnh sách phát triển của Chắnh phủ, cần có sự cân đối trong phát triển từng ngành một cách hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào một ngành nào đó dẫn đến cung vượt cầu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong thị trường, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng với ngân

hàng. Nhà nước cần có sự quản lý với các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lạm phát, lãi suất để hạn chế đến mức thấp nhất những biến động bất thường của nền kinh tế.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tắn dụng ngân hàng để đáp ứng các điều kiện mới, tạo hành lang an toàn cho hoạt động, đồng thời trước khi ban hành cần duy trì việc lấy ý kiếm tham gia của các NHTM để đảm bảo việc thực thi được chắnh xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế.

- Phát triển thị trường tài chắnh, các công cụ phát sinh để các NHTM có thể sử dụng để phân tán, hạn chế rủi ro tắn dụng, tạo tắnh linh hoạt trong quản lý danh mục tắn dụng của các ngân hàng: bán nợ, hoán đổi các khoản nợẦ

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,Ầđể thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.

- Tãng cường kiểm tra giám sát đối với các thành phần kinh tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động gây tiêu cực xã hội để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: nạn buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, trốn thuếẦ

- Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, ban hành các chắnh sách cụ thể để ngân hàng hạn chế được những khó khăn trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu nợ nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay như hiện nay.

- Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Ngân hàng và các cơ quan chức năng như Toà án, Viện Kiểm sát, Bộ Tư pháp, Bộ công an, cơ quan thi hành án, thanh tra Chắnh phủ, kiểm toán Nhà nướcẦ trong việc thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm các khách hàng là con nợ của ngân hàng có những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt vốn ngân hàng. Cần có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có tắnh chất liên ngành để phối hợp, thống nhất

hoạt động giữa các cơ quan này và hệ thống ngân hàng trong quá trình xử lý hoạt động tắn dụng của ngân hàng

Đối với NHNN:

- NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin tắn dụng của Trung tâm CIC: cải thiện luồng thông tin đầu vào cung cấp các thông tin toàn diện, đầy đủ, cập nhật phục vụ nhu cầu của các NHTM. Nghiên cứu, xem xét việc áp dụng mô hình công ty xếp hạng tắn nhiệm độc lập các doanh nghiệp tại Việt Nam để có thêm 1 kênh thông tin cho quá trình đánh giá doanh nghiệp của các NHTM.

- NHNN cần áp dụng các biện pháp để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, tránh tình trạng các ngân hàng nhằm phát triển và giữ chân khách hàng đã hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn, dẫn đến nguy cơ rủi ro tắn dụng tăng cao.

- Nghiên cứu và xây dựng một hệ thống các chỉ số mang tắnh chuẩn mực để thống nhất đánh giá chất lượng tắn dụng của các NHTM, các chỉ số dự báo trước các nguy cơ rủi ro cho các NHTM để cảnh báo kịp thời cho các NHTM trong hoạt động.

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát từ phắa Ngân hàng Nhà nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả cao nhất về hoạt động kiểm soát độ an toàn của hệ thống ngân hàng. Nâng cao trình độ quản trị kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo cho toàn ngành hoạt động theo đúng pháp luật. Thường xuyên kiểm tra giám sát, bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tắn dụng. Giải quyết các tồn tại nhằm nâng cao năng lực và tắnh ổn định của các Ngân hàng.

- Tiếp tục đổi mới công nghệ Ngân hàng tạo tiền đề cho các ngân hàng thương mại trong chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hoá hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chắnh và tiền tệ quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động tắn dụng và thanh toán quốc tế.

- NHNN hỗ trợ cho các NHTM trong việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tắn dụng, thẩm định. Định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI (Trang 112 -112 )

×